Những nhân tố thúc đẩy và kìm hãm mối quan hệ giữa đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình:

Một phần của tài liệu thảo luận môn kinh tế đầu tư đề tài NỘI DUNG VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ VÀO TÀI SẢN HỮU HÌNH VÀ ĐẦU TƯ VÀO TÀI SẢN VÔ HÌNH.DOC (Trang 38)

II. MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ VÀO TÀI SẢN HỮU HÌNH VÀ ĐẦU TƯ VÀO TÀI SẢN VÔ HÌNH

3. Những nhân tố thúc đẩy và kìm hãm mối quan hệ giữa đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình:

tài sản hữu hình và tài sản vô hình:

hình và tài sản vô hình phát triển:

Tính mới là yếu tố mang lại giá trị to lớn về tài sản vô hình cho công ty. Tính mới là những công dụng, hình dáng hay mẫu mã mà do chính công ty đó phát hiện sáng tạo ra, được thị trường chấp nhận và thực sự mang lại sự tiện dụng, tiện ích nhất định cho khách hàng. Điều đó khẳng định tính mới gắn liền với sáng tạo, khoa học, tri thức…

Càng có nền tảng tri thức vững chắc, xã hội càng tạo ra được nguồn cung lớn về tài sản vô hình. Những người không được đào tạo bài bản, không được tiếp xúc với tri thức khoa học thì không thể lập trình phần mềm hay tạo những công nghệ, bí quyết mới trong sản xuất.

Vai trò của tri thức ngày một to lớn hơn, làm cho mối quan hệ giữa tài sản vô hình và tài sản hữu hình thêm khăng khít và vai trò của việc đầu tư vào tài sản vô hình và tài sản hữu hình ngày càng được nhận thức một cách thấu đáo, đúng đắn và khách quan hơn.

Yếu tố tâm lý quyết định nhu cầu của con người trong việc nhìn nhận giá trị của tài sản vô hình và tài sản hữu hình. Tuỳ thuộc vào thu nhập ở từng thời điểm, tâm sinh lý từng độ tuổi và văn hoá của từng khu vực mà cầu về giá trị vô hình và giá trị hữu hình của khách hàng có những khác biệt. Không ai bán hàng hoá xa xỉ ở những trại tế bần và cũng không ai mang quần áo lỗi mốt đến những khu biệt thự sang trọng. Nắm được tâm lý khách hàng, phân nhóm khách hàng ta sẽ có những hướng đi đúng trong việc thiết lập một cơ cấu đầu tư vào tài sản vô hình và tài sản hữu hình một cách hợp lý.

3.2. Những nhân tố kìm hãm mối quan hệ giữa đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình: hình và tài sản vô hình:

Những nhân tố làm giảm mức sống sẽ làm cho nhu cầu về những hàng hoá thiết yếu và thông thường tăng, hàng hoá xa xỉ giảm. Điều này làm cho giá trị phần tài sản vô hình bị sụt giảm.

Lạm phát ngày càng tăng, lưọng thu nhập của người dân giảm và họ sẽ trở nên nghèo đi. Mối quan hệ giữa tài sản vô hình và tài sản hữu hình sẽ thay đổi theo chiều hướng xấu đi.

Lối sống bề ngoài chạy theo những giá trị phù hợp một cách thái quá cũng làm cho mối quan hệ này không phản ánh đúng thực chất của nó. Mặc dù đóng vai trị rất to lớn đối với giá trị của công ty nhưng nó không phải là chìa khóa vạn năng, là mỏ vàng vô tận. Tự thổi phồng mình lên đến một mức nào đó vỏ bọc sẽ bị vỡ và lúc đó sẽ đẩy công ty vào tình huống không thể cứu vãn.

Quảng cáo cũng là tác nhân gây nên những tổn hại làm phá vỡ mối quan hệ giữa tài sản vô hình và tài sản hữu hình. Quảng cáo thực sự đủ mang sản phẩm tiếp cận với người sử dụng một cách dễ dàng hơn. Trong nền kinh tế Việt Nam , quảng cáo có một vai trò khá quan trọng nhưng không phải tất cả các công ty đều có khả năng sử dụng khéo léo, hiệu quả công cụ này. Những hình ảnh phản cảm, những câu nói sáo rỗng, lừa bịp đã làm mất đi giá trị thực sự của quảng cáo, ngược lại còn tạo tâm lý ghét quảng cáo với một số người, nhất là tầng lớp trung tuổi. Trong một số trường hợp, quảng cáo có thể gây ra tình trạng nhiễu thông tin, làm cho người tiêu dùng không xác định được giá trị thực sự của sản phẩm.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu thảo luận môn kinh tế đầu tư đề tài NỘI DUNG VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ VÀO TÀI SẢN HỮU HÌNH VÀ ĐẦU TƯ VÀO TÀI SẢN VÔ HÌNH.DOC (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w