Đầu tư vào tài sản hữu hình – Cơ sở, tiền đề để phát triển tài sản vô hình:

Một phần của tài liệu thảo luận môn kinh tế đầu tư đề tài NỘI DUNG VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ VÀO TÀI SẢN HỮU HÌNH VÀ ĐẦU TƯ VÀO TÀI SẢN VÔ HÌNH.DOC (Trang 35)

II. MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ VÀO TÀI SẢN HỮU HÌNH VÀ ĐẦU TƯ VÀO TÀI SẢN VÔ HÌNH

1.Đầu tư vào tài sản hữu hình – Cơ sở, tiền đề để phát triển tài sản vô hình:

ĐẦU TƯ VÀO TÀI SẢN VÔ HÌNH

1. Đầu tư vào tài sản hữu hình – Cơ sở, tiền đề để phát triển tài sản vô hình: vô hình:

1.1. Tài sản hữu hình là nền móng, nguồn gốc tạo ra tài sản vô hình:

Quá trình đầu tư vào tài sản hữu hình luôn đi kèm với sự tăng lên về năng suất, sản lượng. Khi sản lượng hàng hoá của xã hội tăng thì xu hướng về thu nhập xã hội cũng tăng. Cùng với sự tăng lên của thu nhập sẽ gây ra sự tăng về lượng cầu đối với hàng hoá xa xỉ. Khi thu nhập tăng thêm 1% thì lượng cầu về hàng hoá thứ cấp giảm, lượng cầu về hàng hoá thông thường tăng ít hơn 1%, còn hàng hoá xa xỉ lại có lượng cầu tăng cao hơn 1%. Điều này có nghĩa là khi tốc độ tăng trưởng ở mức cao, mặt bằng chung về đời sống của người dân được đảm bảo thì việc doanh nghiệp đầu tư hướng vào loại hàng hoá thông thường và hàng hoá xa xỉ là một hành động mang lại lợi nhuận cao và nhanh chóng. Như vậy, khi ta đầu tư vào tài sản hữu hình, chính là ta đã tạo điều kiện cần để nâng cao mức sống toàn xã hội.

Những sản phẩm được quan tâm, chú trọng phát triển công nghệ sản xuất, máy móc hiện đại là những sản phẩm hi-tech. Nếu như chất lượng của sản phẩm do công ty sản xuất vượt trội so với những sản phẩm cùng loại khác thì nó sẽ trở thành sản phẩm số 1. Chính vị trí số 1 đó đã mang lại cho công ty cả về lợi ích do thị trường mở rộng ra, bên cạnh đó, sự cạnh tranh từ phía tổng cung của khách hàng với mong muốn được sở hữu một sản phẩm tốt nhất đã “bật đèn xanh” cho các công ty có cơ hội đẩy giá nó lên. Như vậy, có thể nói vị thế của sản phẩm không được tính bằng tiền nhưng nó lại có khả năng mang về rất nhiều tiền cho công ty và tạo thế đứng vững chắc trên thị trường đầy sóng gió.

1.2. Giá trị vô hình ẩn chứa trong phần hữu hình của sản phẩm chứa nó:

Dự một tập đoàn lớn như Microsolf có giá trị vô hình được định giá tới 90% nhưng nó cũng phải dựa trên một cơ sở về tài sản hữu hình vững chắc, có chất lượng thực sự trước những đối thủ trên thị trường. không có một sản phẩm nào là không có phần hình hài mang tính vật chất cụ thể. Dù cho giá trị tài sản vô hình thực sự vượt lên trên phần hữu hình nhưng nó không bao giờ có khả năng thoát ly ra khỏi phần vật chất tạo ra nó

Một phần của tài liệu thảo luận môn kinh tế đầu tư đề tài NỘI DUNG VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ VÀO TÀI SẢN HỮU HÌNH VÀ ĐẦU TƯ VÀO TÀI SẢN VÔ HÌNH.DOC (Trang 35)