Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm vụ

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI: Khảo nghiệm một số giống lúa triển vọng ngắn ngày vụ Đông Xuân năm 2011 – 2012 tại Viện khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Trung Bộ, tỉnh Nghệ An (Trang 67)

thí nghiệm vụ Đông Xuân 2011 – 2012

Năng suất lúa được hình thành và chịu ảnh hưởng trực tiếp của 4 yếu tố, gọi là 4 thành phần năng suất lúa: Số bông/đơn vị diện tích, số hạt/bông, tỉ lệ hạt chắc, trọng lượng hạt. Các thành phần năng suất có liên quan chặt chẽ với nhau. 4 thành phần này càng gia tăng thì năng suất lúa càng cao, cho đến lúc 4 thành phần này đạt được cân bằng tối hảo thì năng suất lúa sẽ tối đa. Vượt lên mức cân bằng này, nếu 1 trong 4 thành phần năng suất tăng lên nữa sẽ ảnh hưởng xấu đến các thành phần còn lại, làm giảm năng suất. Mức cân bằng tối hảo giữa các thành phần năng suất để đạt năng suất cao thay đổi tùy theo giống lúa, điều kiện đất đai, thời tiết và kỹ thuật canh tác. Số hạt trên m2 là thành phần năng suất quan trọng nhất. Trong điều kiện thời tiết bất ổn định, phần trăm hạt chắc lại đóng vai trò quan trọng giới hạn năng suất lúa hơn là số hạt trên m2. Cần nắm vững các yếu tố các yếu tố ảnh hưởng đến từng thành phần trong từng thời kỳ và điều kiện nhất định, từ đó có thể tác động các biện pháp tích cực nhằm phát huy đầy đủ và tốt nhất các thành phần năng suất. Nghiên cứu các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí nghiệm thu được kết quả ở bảng 4.11 như sau:

thí nghiệm vụ Đông Xuân 2011 - 2012

Chỉ tiêu Số bông/m2 Số hạt/bông Số hạt chắc/bông

(bông) Cv (%) (hạt) Cv (%) (hạt) Cv (%) LT 310abcd 6,8 229b 3,8 188a 3,1 TK 240f 9,4 158f 4,3 139,4e 4,4 TNC 300bcde 9,8 190,2d 3,7 169,2c 3,6 MD705 270def 9,2 206,2c 5,3 178,6b 3,1 PF112 290cde 8,3 237,6a 3,3 170,2c 3,3 HC 280cdef 9,1 184,6d 3,1 129f 3,1 BBH 290cde 5,2 110,8h 6,5 95,8i 6,6 SLT 320abc 7,8 137,8g 7,7 124,2fg 7,5 M26 340ab 9,4 105,6h 4,2 88,6j 4,2 M946-1 350a 2,8 141,2g 6,1 104,6h 6,1 T10B 270def 9,1 161,6f 2,0 134,8e 2,1 TQH 270def 8,6 159,4f 4,3 122,8g 4,3 KD18 260ef 4,8 172,8e 2,8 156,4d 2,8 LSD0,05 8,91 6,5 4,9 Nhận xét:

Số bông và khối lượng 1000 hạt tương quan nghịch (Đào Thế Tuấn, 1970) [58]. Số bông ảnh hưởng nhiều đến năng suất, trong đó số hạt và khối lượng hạt chỉ đóng góp 26% [36]. Theo Đinh Văn Lữ, 1978 [37], thời kỳ quyết định số bông là giai đoạn đẻ nhánh cao nhất về trước.

+ Số bông/m2: số bông/bụi là yếu tố rất quan trọng và có thể điều chỉnh để làm tăng năng suất lúa. Được quyết định vào giai đoạn sinh trưởng ban đầu của cây lúa (giai đoạn tăng trưởng), nhưng chủ yếu vào giai đoạn từ khi cấy đến khoảng 10 ngày trước khi có chồi tối đa. Số bông trên đơn vị diện tích tùy thuộc vào: mật độ sạ cấy, khả năng nở bụi của lúa. Trong vụ Đông Xuân chỉ số bông/m2 của các giống biến động trong khoảng từ 240 bông/m2 (giống TK) đến 350 bông/m2 (Giống M946-1). Số bông/m2 KD 18 (đối chứng) là 260 bông/m2. Hệ số biến động (CV%) về số bông/m2 của hầu hết các giống khác nhau và nhỏ hơn 10%, với sự sai khác có ý nghĩa ở mức LSD0,05: 8,91 bông.

+ Tổng số hạt/bông và số hạt chắc/bông: Qua bảng 4.11 ta thấy tổng số hạt/bông của các dòng, giống biến động từ 105,6 hạt/bông (giống M26) đến 237,6 hạt/bông (giống LT). Giống có số hạt chắc/bông thấp nhất cũng là M26 (88,6 hạt

chắc/bông) thấp hơn KD 18 đối chứng 67,8 hạt và cao nhất vẫn là LT (188 hạt chắc/bông) cao hơn KD 18 đối chứng 31,6 hạt.

Bảng 4.12: Khối lượng 1000 hạt, năng suất lý thuyết

và năng suất thực thu các giống lúa thí nghiệm vụ Đông Xuân 2011

Chỉ tiêu P1000 hạt NSLT NSTT (g) Cv (%) (Tạ/ha) Cv (%) (Tạ/ha) Cv (%) LT 22,8d 1,1 121,4a 1,1 79a 1,2 TK 18,3gh 1,6 61,3j 1,6 52,7i 0,9 TNC 20,2e 3,2 102,3b 1,2 75b 0,4 MD705 17,4i 2,3 84def 1,3 63c 1,9 PF112 17,4i 1,8 85,7de 1,9 61,3d 0,7

HC 19,9ef 2,3 72i 1,3 53,7i 0,8

BBH 33a 1,4 91,8c 1,5 58,7ef 1,3 SLT 19,1fg 3,2 76hi 1,2 59e 0,5 M26 26,1b 3,4 78,6gh 1,4 57,7f 1,0 M946-1 24,1c 1,7 88,1cd 1,7 56,3g 0,1 T10B 23d 2,0 83,6ef 2,0 55h 1,7 TQH 17,9hi 2,6 59,3j 2,6 46,3j 0,7 KD18 (đ/c) 20ef 1,9 81,3fg 4,9 58,7ef 1,8 LSD0,05 0,88 5,2 7,6

+ Khối lượng 1000 hạt (g): khối lượng 1000 hạt của các giống biến động từ 17,37 g (giống PF112) đến 33,02 g (giống BBH).

+ Năng suất lý thuyết (tạ/ha): Năng suất lý thuyết của các giống biến động từ 59,28 tạ/ha đến 121,4 tạ/ha. Trong đó giống TQH có năng suất lý thuyết thấp nhất 59,28 tạ/ha thấp hơn KD18 đối chứng 22,01 tạ/ha và Giống LT có năng suất lý thuyết cao nhất 121,4 tạ/ha cao hơn KD18 đối chứng 40,1 tạ/ha.

+ Năng suất thực thu (tạ/ha): Giống có năng suất thực thu thấp nhất cũng là Giống TQH (46,33 tạ/ha) thấp hơn KD18 đối chứng 12,34 tạ/ha và giống có năng suất thực thu cao nhất vẫn là giống LT (79,0 tạ/ha) cao hơn KD18 đối chứng 20,3 tạ/ha.

4.2.6. Khả năng chịu lạnh, chống đổ và sâu, bệnh hại của các giống lúa thí nghiệm

Năng suất bao giờ cũng là kết quả tổng hợp của tất cả các quá trình sinh trưởng và phát triển cũng như mức độ kháng sâu bệnh của cây lúa. Việc đánh

giá khả năng chịu lạnh, chống đổ và sâu, bệnh hại của các giống lúa thí nghiệm có ý nghĩa quan trọng trong việc khảo nghiệm để bình tuyển các giống lúa triển vọng nhằm thay thế giống lúa KD18.

Thời kỳ mạ, thời tiết rét đậm rét hại kéo dài đã làm cho sâu bệnh không phát sinh đáng kể, nên vụ Đông Xuân năm 2011 - 2012 gần như không phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, cây lúa khỏe, bộ lá bền đẹp. Bắt đầu từ tháng 3 thời tiết ấm dần, lại có mưa phùn xen kẽ các cơn mưa rào khiến sâu bệnh phát triển khá nhanh.

Bảng 4.13. Khả năng chống đổ và các loại sâu bệnh hại chính của các

giống lúa thí nghiệm vụ Đông Xuân 2011-2012

Giống Khả năng chịu lạnh Tính chống đổ Sâu đục thân Sâu cuốn lá nhỏ Đạo ôn hại lúa Bệnh khô vằn LT 1 1 1 1 1 0 TK 1 1 1 1 3 1 TNC 1 1 1 1 3 0 MD705 1 1 0 1 1 0 PF112 1 1 0 1 1 1 HC 3 1 1 1 3 1 BBH 3 1 0 1 5 1 SLT 1 1 0 1 0 1 M26 3 1 0 1 3 1 M946-1 1 1 1 1 3 0 T10B 1 1 0 1 0 0 TQH 1 1 0 1 3 1 KD18 1 1 1 1 1 1 Nhận xét:

+ Bệnh đạo ôn (điểm): Bệnh đạo ôn là một trong những bệnh phổ biến và gây hại có ý nghĩa kinh tế lớn nhất ở các nước trồng lúa trên thế giới. Nấm bệnh có thể tấn công và gây hại trên lá, nếu nặng thì cả lá đều bị cháy khô nên chúng ta hay gọi là bệnh cháy lá. Giai đoạn lúa trỗ, nấm bệnh có thể tấn công trên cổ bông hoặc trên bông lúa làm cho bông lúa bị gãy xuống và cả bông bị lửng, lép. Thiệt hại trên cổ bông sẽ nặng hơn, nghiêm trọng hơn so với thiệt hại trên lá. Trên lá, khi bệnh đã gây hại và tiến hành phun thuốc trừ bệnh thì cây lúa có thể phục hồi và thiệt hại về năng suất sẽ không đáng kể. Nhưng ngược lại, nếu đã

thấy vết bệnh gây hại trên cổ bông thì phun bất cứ loại thuốc nào cũng không khắc phục được, thiệt hại về năng suất là không thể tránh khỏi. Do đó, cần phải phun thuốc ngừa bệnh đạo ôn cổ bông trước khi bệnh xảy ra.. [18].

Qua kiểm tra đánh giá sơ bộ mức độ nhiễm bệnh đạo ôn của các giống thí nghiệm thì thấy các giống thí nghiệm nhiễm bệnh đạo ôn ở mức độ thấp ở các điểm 1, 3, 5. Trong đó có 2 giống là không bị nhiễm, bị nhiễm ở điểm 1 (có 4 giống), có 6 giống bị nhiễm ở điểm 3 và chỉ có 1 giống bị nhiễm bệnh đạo ôn ở điểm 5.

+Sâu đục thân (điểm): Qua kiểm tra đánh giá mức độ gây hại của sâu đục thân trên các giống thí nghiệm thì cho thấy các giống thí nghiệm bị sâu hại ở mức độ thấp chủ yếu các giống không bị sâu đục thân hại (7 giống) và có 6 giống bị hại ở điểm 1.

+Khô vằn (điểm: Khô vằn (đốm vằn) là đối tượng bệnh hại quan trọng trên cây lúa. Bệnh gây hại làm giảm năng suất và chất lượng lúa gạo; hạt lúa bị lép lửng, gạo xay bị nát, chất lượng gạo thấp, biểu hiện bẹ lá bị bệnh biến màu, trên bẹ lá xuất hiện các vệt to, hình bầu dục, đầu tiên là có các đốm màu xanh xẫm, sau chuyển màu bạc nâu có viền màu nâu tím. Các vết bệnh ban đầu dài khoảng 1 cm, có hình ô-van hay hình e-líp, sau các vết bệnh lớn dần, kéo dài ra khoảng 2-3 cm và hoà lẫn vào nhau vằn vèo ở bất kỳ chỗ nào trên bẹ lá lúa. Trong điều kiện ẩm độ phù hợp, những lá tiếp giáp với thân lúa bị bệnh có thể bị lây bệnh. Bệnh này phát sinh, phát triển quanh năm, nhưng phát triển nặng nhất là vào mùa thu và mùa hè. Trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ cao, biên độ nhiệt độ ngày đêm cao cũng là điều kiện thuận lợi cho bệnh khô vằn phát sinh, phát triển. Vụ xuân giai đoạn lúa có đòng và trỗ chín thường bị bệnh nặng, vết bệnh leo lên phiến lá đòng làm bông lúa có thể bị lép lửng từ 30-50% [18]. Qua kết quả theo dởi bảng 4.10 cho thấy trừ các giống LT, TNC, MD705, M946-1, T10B thì các giống còn lại nhiễm khô vằn nhẹ (đạt điểm 1).

+Sâu cuốn lá nhỏ: Sâu cuốn lá phá hầu hết các giống ở giai đoạn làm đòng nhưng chỉ ở mức độ nhẹ. Do được phát hiện sớm phun phòng và trị kịp thời nên lúa ít bị ảnh hưởng.

+Khả năng chịu lạnh: Quan sát sự thay đổi mầu sắc lá và sự sinh trưởng khi nhiệt độ xuống dưới 15 0C sau các đợt lạnh 3 ngày cho thấy các giống lúa thí nghiệm chịu lạnh tốt, lá vẫn xanh, sinh trưởng và trỗ bình thường (đạt điểm 1).

+Tính chống đổ: Quan sát tư thế của cây trước khi thu hoạch, các giống thí nghiệm có độ cứng cây ở mức khá (đạt điểm 1).

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua quá trình tiến hành đánh giá 12 giống triển vọng mới được thu thập về trong vụ Đông Xuân 2011-2012 tại viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Trung Bộ chúng tôi rút ra một kết luận như sau:

- Các giống có tổng thời gian sinh trưởng từ 128 – 134 ngày, là các giống thuộc nhóm ngắn ngày, phù hợp với sản xuất vụ Đông Xuân tại tỉnh Nghệ An.

- Các giống đều có dạng cao cây trung bình, thân gọn, lá thẳng. Màu sắc lá từ xanh nhạt đến xanh đậm là những đặc tính tốt cho đầu tư thâm canh tăng năng suất.

- Các giống đều có khả năng sinh trưởng mạnh, sự biến động về một số tính trạng ở mức cho phép (dưới 10%), chứng tỏ các giống tính ổn định về mặt di truyền cao.

- Khả năng chống đổ của các giống tốt, khả năng chống chịu với các loại sâu bệnh hại chính tương đối tốt. Hầu hết các giống nhiễm các bệnh hại chính ở mức nhẹ.

- Kết quả khảo nghiệm chọn được 2 giống có năng suất thực thu cao hơn so với giống đối chứng KD 18 (58,67 tạ/ha), đó là các giống LT, TNC.

5.2. Khuyến nghị

- Nên đưa giống LT và TNC vào khảo khảo nghiệm tiếp các vụ sau để có kết chính xác hơn về khả năng thích nghi và cho năng suất của mỗi giống. Từ đó có thể chọn ra các giống có phẩm chất tốt, năng suất cao và ổn định, thích ứng với điều kiện ngoại cảnh các vùng của tỉnh Nghệ An để đưa vào sản xuất.

- Với thời gian có hạn nên chỉ mới nghiên cứu được một số chỉ tiêu của giống, vì vậy đề nghị địa phương tiếp tục khảo nghiệm về các chỉ tiêu khác như: phân bón, mật độ vv… trong các vụ tiếp theo. Trên cơ sở đó mới có thể đánh giá và kết luận chính xác về các mặt ưu, nhược điểm của mỗi giống, nhằm khai thác và sử dụng một cách phù hợp với điều kiện của địa phương.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. TIẾNG VIỆT

[1]. Bộ Nông nghiệp & PTNT, 575 giống cây trồng nông nghiệp mới, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 2005

[2]. Bộ Nông nghiệp & PTNT, Lúa thuần – quy trình sản xuất hạt giống, 10 TCN 395-2006

[3]. Bộ Nông nghiệp & PTNT, Quy phạm khảo nghiệm giống lúa QCVN 01- 55: 2011 của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống lúa.

[4]. Bộ Nông nghiệp & PTNT, Báo cáo kế hoạch Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Nghệ An năm 2012

[5]. Bộ Nông nghiệp và PTNN, Báo cáo Chiến lược về an ninh lương thực Quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, 2008

[6]. TS. Lê Tiến Dũng, Bài giảng chọn giống cây trồng chuyên khoa, Đại học Huế

[7]. TS. Lê Tiến Dũng, Bài giảng Công nghệ sản xuất giống, Trường Đại học Nông Lâm Huế

[8]. Bùi Huy Đáp, Một số vấn đề cây lúa, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 1999

[9]. Bùi Huy Đáp, nông nghiệp Việt Nam bước vào thế kỷ 21, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000.

[10]. Trần Văn Đạt, Tiến trình phát triển sản xuất lúa gạo ở Việt Nam: Từ thời nguyên thuỷ đến hiện đại, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 2004

[11]. Nguyễn Đình Giao, Cây lương thực, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 2001.

[12]. TS.Phan Hiếu Hiền, Phương pháp bố trí thí nghiệm và xử lý số liệu (thống kê thực nghiệm), NXB Nông nghiệp, TPHCM, 2001.

[13]. PGS.TS.Nguyễn Văn Hoan, Cẩm nang cây lúa, quyển 1, thâm canh lúa cao sản, NXB Lao động, 2006

[14]. Nguyễn Thị Lẫm, Dương Văn Sơn, Nguyễn Đức Thạnh, Giáo trình cây lương thực, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 2003

[15]. Trần Đình Long, Likhopkinq, Nghiên cứu sử dụng quỹ đen cây trồng từ nguồn gen nhập nội, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 1992

[16]. Nguyễn Văn Luật, Cây lúa Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 2009 [17]. Manila-Philipines, IRRI, Hệ thống tiêu chuẩn đánh giá nguồn gen cây lúa, Xuất bản lần thứ tư, 1996.

[18]. Nguyễn Đức Minh, “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn đảm bảo an ninh lương thực trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế làm giảm diện tích đất ruộng lúa”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Trung tâm Điều tra quy hoạch đất đai, Hà Nội, 2004

[19]. Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5 tháng 8 năm 2008 Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Hà Nội

[20]. Oatabê Tađaiô, Con đường lúa gạo, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1988 [21]. Hoàng Trọng Phán (chủ biên), Trương Thị Bích Phượng, Cơ sở di truyền chọn giống thực vật, Đại học Huế, 2009

[22]. Mai Văn Quyền, Thâm canh lúa ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 1996

[23]. GS.TS. Mai Văn Quyền, 186 câu Hỏi - Đáp về cây lúa và kỹ thuật trồng lúa, NXB Nông nghiệp.

[24]. Suichi Yosida - Mai Văn Huyền dịch, những kiến thức cơ bản của khoa học trồng lúa, NXB Hà Nội, 1985.

[25]. Sổ tay nghiên cứu khoa học nghành trồng trọt, trường Đại học Nông lâm - Đại học Huế, 1998.

[26]. Tỉnh uỷ Nghệ An, Nghị quyết 03 NQ/TU về phát triển nông nghiệp nông thôn và nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2006 - 2010, định hướng đến năm 2020, 2006.

[27]. Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê các năm 1980, 1985, 1990, 1995, 2000, 2005, 2008, NXB thống kê, Hà Nội.

[28]. TS. Nguyễn Công Thành, Báo khoa học, chiến lược nghiên cứu tăng năng suất lúa trong thế kỷ 21, Viện Lúa ĐBSCL, 2012.

[29]. Trần Ngọc Trang, Sản xuất hạt giống nguyên chủng và F1 của lúa lai 3 dòng và 2 dòng , NXB Nông nghiệp.

[30]. PGS.TS Nguyễn Thị Trâm, Chọn giống lúa lai (tái bản lần 1 có bổ sung), NXB Nông nghiệp.

[31]. Lưu Ngọc Trình, Đào Thế Tuấn, Phân loại quỹ gen và công tác chọn tạo giống lúa, Kết quả nghiên cứu ở KHNN, NXB Nông nghiệp Hà Nội, 1995.

[32]. Lưu Ngọc Trình, Những nguồn gen quý và hướng bảo tồn sử dụng bền vững tài nguyên di truyền lúa Việt Nam, Di truyền học và ứng dụng tháng 4, 1996.

[33]. Nguyễn Danh Vàn, Hỏi đáp về phòng trừ dịch hại cây trồng, quyển 1, cây lúa, NXB Tổng hợp, thành phố Hồ Chí Minh.

[34]. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng Cộng sản Việt Nam,

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI: Khảo nghiệm một số giống lúa triển vọng ngắn ngày vụ Đông Xuân năm 2011 – 2012 tại Viện khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Trung Bộ, tỉnh Nghệ An (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w