Đẻ nhánh là một đặc điểm sinh học của cây lúa. Khả năng đẻ nhánh phụ thuộc vào các yếu tố như giống, phân bón, mật độ gieo cấy, số nhánh trên khóm, độ sâu gieo cấy và mực nước trên ruộng ở thời gian đẻ nhánh. Khả năng đẻ nhánh liên quan đến số nhánh hữu hiệu và số bông/m2. Những giống có khả năng đẻ nhánh sớm, đẻ khỏe và đẻ tập trung thường cho số nhánh hữu hiệu cao, đây cũng là một trong những điều kiện quyết định đến năng suất của giống. Ngược lại những giống có khả năng đẻ nhánh kéo dài thường cho số nhánh hữu hiệu thấp. Số nhánh hữu hiệu thường tương quan tỷ lệ thuận với số nhánh tối đa.
Thời gian từ 10 ngày đến 38 ngày sau cấy, đây chính là giai đoạn đẻ nhánh của cây lúa. Nghiên cứu khả năng đẻ nhánh của các giống lúa thí nghiệm chúng tôi thu được kết quả ở bảng 4.9. bảng 4.10, biểu đồ 4.4 và biểu đồ 4.5. như sau:
của các giống lúa thí nghiệm vụ Đông Xuân năm 2011 - 2012
Đơn vị tính: nhánh
Sau ngày cấy
Giống 17 24 31 38 45 52 59 66 73 80 87 LT 1,3 3,00 4,60 5,83 6,70 7,20 7,50 7,5 7,43 7,1 6,20 TK 1,4 3,07 4,33 5,43 6,13 6,67 7,0 7,0 6,9 6,65 4,8 TNC 1,30 2,93 4,27 5,30 6,00 6,50 7,2 7,2 7,1 6,8 6,00 MD705 1,7 3,23 4,90 6,03 6,70 7,30 7,58 7,58 7,64 7,20 5,4 PF112 1,23 3,1 4,47 5,17 6,03 6,77 7,23 7,23 7,16 7,03 5,80 HC 1,2 2,93 4,46 5,63 6,50 7,1 7,4 7,4 7,3 6,9 5,60 BBH 1,67 3,10 4,37 5,3 6,17 6,8 7,26 7,26 7,2 6,9 5,8 SLT 1,57 3,17 4,23 5,43 6,23 6,87 7,68 7,64 7,64 7,26 6,8 M26 1,27 3,13 4,43 5,33 6,13 6,8 7,2 7,2 7,1 7,03 6,80 M946-1 1,63 3,37 4,40 5,67 6,70 7,30 7,96 7,96 7,93 7,46 7,00 T10B 1,43 2,76 3,9 5,0 5,6 6,0 6,3 6,3 6,23 6,0 5,40 TQH 1,17 2,70 4,10 5,20 6,03 6,70 7,2 7,2 7,1 6,65 5,40 KD18 1,67 2,83 4,30 5,46 6,00 6,40 6,6 6,6 6,5 6,2 5,20 Nhận xét:
Động thái tăng trưởng nhánh biểu hiện khả năng đẻ nhánh sớm hay muộn, tập trung hay kéo dài của các giống. Qua bảng 4.10. Cho thấy các giống đều tăng trưởng nhánh nhanh nhất từ sau khi cấy 17 ngày đến 21 ngày. Ở giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng nhánh của các giống thí nghiệm tương đương giống đối chứng KD18. Các nhánh đạt cao nhất ở giai đoạn sau 59 ngày cấy thì chững lại, sau đó lại giảm dần. Các giống lúa thí nghiệm đều tập trung đẻ trong vòng 24-31 ngày.
Bảng 4.10. Khả năng đẻ nhánh
của các giống lúa thí nghiệm vụ Đông Xuân 2011 - 2012
Chỉ tiêu Số nhánh tối đa Số nhánh hữu hiệu Tỷ lệ nhánh hữu hiệu Nhánh/khóm Cv% Nhánh/khóm Cv% LT 7,5ab 8,32 6,2abcd 9,4 83,06 TK 7bcd 12,37 4,8f 11,90 68,57 TNC 7,2abc 7,34 6,0bcde 8,33 83,3 MD705 7,53ab 13,56 5,4def 9,79 71,71 PF112 7,23abc 10,37 5,8cde 10,48 80,22 HC 7,4ab 8,43 5,6cdef 13,48 75,67 BBH 7,26abc 10,14 5,8cde 9,12 79,89 SLT 7,56ab 10,76 6,4abc 6,8 84,56 M26 7,23abc 13,42 6,8ab 7,78 94,05 M946-1 7,96a 9,36 7,0a 9,36 87,93 T10B 6,3d 8,39 5,4def 9,80 85,71 TQH 7,23abc 8,1 5,4def 9,80 74,68 KD 18 (đc) 6,56cd 7,8 5,2ef 8,61 79,26 LSD 0,05 0,81 0,89
(Ghi chú: các ký tự a, b, c… thể hiện kết quả so sánh trong xử lý thống kê. Những giống có trùng một ký tự ở từng chỉ tiêu, cho biết sự sai khác giữa các giống này không có ý nghĩa. Ngược lại không có ký tự trùng nhau thì sai khác này có ý nghĩa. Trung bình các chữ cái khác nhau trong cùng một cột (hàng) có sự sai khác có ý nghĩa mức 95%).
Nghiên cứu khả năng đẻ nhánh của các giống lúa thí nghiệm chúng tôi thu được kết quả ở biểu đồ 4.5. thể hiện kết quả so sánh tỷ lệ nhánh hữu hiệu và nhánh tối đa của các giống lúa thí nghiệm vụ Đông Xuân 2011 – 2012 như sau:
+ Số nhánh tối đa:
Số nhánh tối đa là tổng số nhánh cao nhất mà cây lúa đạt được trong suốt thời kỳ sinh trưởng phát triển của cây. Có giống có số nhánh tối đa cao nhưng số nhánh hữu hiệu lại không cao và ngược lại, số nhánh tối đa ngoài yếu tố giống thì điều kiện canh tác, kỹ thuât chăm sóc, yếu tố thổ nhưỡng hết sức quan trọng. Có nhiều giống có nhiều nhánh tối đa nhưng chưa hẳn năng suất đã cao.
Các giống có số nhánh tối đa khá cao, cao hơn giống đối chứng ở vụ Đông Xuân là: M946-1, SLT, LT,MD705. Các giống có nhánh tối đa tương đương đối chứng là: TK, TNC, PF112, BBH, M26, TQH, HC. Giống có số nhánh tối đa thấp nhất và thấp hơn giống đối chứng là T10B (6,3 nhánh).
+ Số nhánh hữu hiệu:
Tỷ lệ nhánh hữu hiệu được quyết định bởi số nhánh hữu hiệu trên số nhánh tối đa, là một trong những yếu tố quan trọng quyết định năng suất. Nhằm nâng cao số nhánh hữu hiệu chúng ta cần tác động các biện pháp canh tác dựa trên những nắm bắt tình hình sinh trưởng phát triển của cây, từ đó xác định thời điểm bắt đầu và kết thúc đẻ nhánh để tác động các biện pháp kỹ thuật như làm cỏ sục bùn, bón phân, tưới nước, nhằm tạo điều kiện cho lúa đẻ nhánh
sớm, đẻ tập trung, hạn chế đẻ nhánh lai rai tạo nhiều nhánh vô hiệu. Qua kết quả theo dõi ở bảng 4.10 ta thấy, tỷ lệ nhánh hữu hiệu khá cao dao động từ 68,57- 94,05%, giống có tỷ lệ nhánh hữu hiệu cao nhất là M26, thấp nhất là TK. Số nhánh hữu hiệu của các giống dao động từ 4,8 - 7,0 nhánh/khóm. Giống có số nhánh hữu hiệu cao nhất là giống M946-1 (7 nhánh/khóm) cao hơn KD 18 đối chứng 1,8 nhánh/khóm và giống có số nhánh hữu hiệu thấp nhất là TK (4,8 nhánh/khóm) thấp hơn KD18 đối chứng 0,4 nhánh/khóm. Như vậy, các giống có số nhánh hữu hiệu từ thấp (5-9 nhánh) đến rất thấp (<5 nhánh) và giống đẻ khỏe nhưng chưa hẳn có số nhánh hữu hiệu cao và ngược lại.