Một số chỉ tiêu về khả năng chống chịu sâu bệnh và điềukiện ngoạ

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI: Khảo nghiệm một số giống lúa triển vọng ngắn ngày vụ Đông Xuân năm 2011 – 2012 tại Viện khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Trung Bộ, tỉnh Nghệ An (Trang 41)

ngoại cảnh bất lợi

* Về khả năng chống chịu bệnh:

Nghiên cứu các loại sâu bệnh hại chính: Sâu đục thân, rầy nâu, bệnh đạo ôn và bệnh bạc lá (theo thang điểm của Quy phạm khảo nghiệm giống lúa).

- Bệnh đạo ôn hại lá (Piricularia orizae)

Đối với bệnh đạo ôn là tiến hành đánh giá theo thang điểm + Điểm 0: không thấy có vết bệnh

+ Điểm 1: Các vết bệnh màu nâu hình kim châm ở giữa chưa xuất hiện vùng sản sinh bảo tử.

+ Điểm 2: Vết bệnh nhỏ, tròn hoặc hơi dài, đường kính 1-2mm có viền nâu rõ rệt, hầu hết các lá dưới đều có vết bệnh.

+ Điểm 3: Dạng hình vết bệnh như ở điểm 2 nhưng vết bệnh xuất hiện đáng kể ở các lá trên

+ Điểm 4: Vết bệnh điển hình cho các giống nhiễm, dài 3mm hoặc hơn, diện tích vết bệnh trên lá dưới 4% diện tích lá.

+ Điểm 6: Vết bệnh điển hình chiếm 11 - 25% diện tích lá + Điểm 7: Vết bệnh điển hình chiếm 26 - 50% diện tích lá + Điểm 8: Vết bệnh điển hình chiếm 51 - 75% diện tích lá + Điểm 9: Hơn 75% diện tích lá bị bệnh

- Bệnh đạo ôn hại bông

+ Điểm 0: Không thấy vết bệnh hoặc chỉ có vết bệnh trên vài cuống bông + Điểm 1: Vết bệnh có trên một vài cuống bông hoặc trên giá cấp 2

+ Điểm 3: Vết bệnh trên một vài giá cấp 1 hoặc phần giữa của trục bông + Điểm 5: Vết bệnh bao quanh một phần gốc bông hoặc ở phần thân ra ở phía dưới trục bông.

+ Điểm 7: Vết bệnh bao quanh toàn bộ cổ bông hoặc phần trục gần cổ bông, có hơn 30% hạt chắc.

+ Điểm 9: Vết bệnh bao quanh cổ trong bông hoặc phần thân rạ cao nhất hoặc phần trục gần gốc bông, số hạt chắc thấp hơn 30%.

- Bệnh bạc lá (Xanthomonas oryzae)

Đánh giá trên diện tích lá bị hại tính theo thang điểm + Điểm 1: 1 - 5% diện tích lá bị hại

+ Điểm 3: 6 - 12% diện tích lá bị hại + Điểm 5: 13 - 25% diện tích lá bị hại + Điểm 7: 26 - 5% diện tích lá bị hại + Điểm 9: 51 - 100% diện tích lá bị hại

* Về khả năng chống chịu các loài sâu hại nguy hiểm:

- Sâu đục thân (Schoenobius incertellus)

Theo dõi tỷ lệ dảnh chết ở giai đoạn đẻ nhánh - làm đòng và bông bạc ở giai đoạn vào chắc đến chín ở 10 khóm điều tra, với 3 lần nhắc lại, đánh giá theo thang điểm.

+ Điểm 0: không bị hại

+ Điểm 1: 1 - 10% dảnh hoặc bông bị hại + Điểm 3: 11 - 20% dảnh hoặc bông bị hại

3.5.4. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất

Số bông/m2, số hạt trên bông, số hạt chắc trên bông, khối lượng 1000 hạt, năng suất lý thuyết, năng suất thực thu cụ thể như sau:

- Số bông/khóm: đếm số bông ở 5 khóm đã định

- Số hạt/bông và số hạt chắc/bông: đếm 5 khóm đã định và tính trung bình - Khối lượng hạt: Cân 8 mẫu 100 hạt đã phơi khô quạt sạch rồi đem cân ở độ ẩm hạt 14%, sau đó lấy năng suất trung bình, đơn vị tính: gam

- NSLT = Số bông/m2 * số hạt chắc/bông * P1000/10.000 (tạ/ha) - NSTT: thu riêng từng ô thí nghiệm của từng giống, quy đổi tạ/ha.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI: Khảo nghiệm một số giống lúa triển vọng ngắn ngày vụ Đông Xuân năm 2011 – 2012 tại Viện khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Trung Bộ, tỉnh Nghệ An (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w