Phương pháp xử lý số liệu

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI: Khảo nghiệm một số giống lúa triển vọng ngắn ngày vụ Đông Xuân năm 2011 – 2012 tại Viện khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Trung Bộ, tỉnh Nghệ An (Trang 43)

Các số liệu thu thập được xử lý thống kê bằng phần mềm STATISTIX 9.0 trên máy vi tính để tính CV%, LSD0,05. Xây dựng đồ thị được thực hiện bởi chương trình excel.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Diễn biến thời tiết ở Nghệ An vụ Đông Xuân 2011 – 2012

Cây trồng nói chung cây lúa nói riêng, để sinh trưởng phát triển và cho năng suất cao đòi hỏi điều kiện ngoại cảnh nhất định, trong đó ảnh hưởng của điều kiện thời tiết là rất sâu sắc. Hiện nay biến đổi khí hậu và những tác động của nó đối với cuộc sống nhân loại đã và đang trở thành vấn đề nóng bỏng của các quốc gia trên thế giới. Báo cáo của Ngân hàng Thế giới (Dasgupta et al. 2007) đã lưu ý, Việt Nam là một trong 5 nước chịu ảnh hưởng lớn nhất của biến đổi khí hậu. Nghiên cứu kỹ diễn biến thời tiết khí hậu giúp ta xác định thời vụ hợp lý và có biện pháp kỹ thuật thích hợp để có thể lợi dụng được điều kiện thuận lợi, tránh được các yếu tố bất lợi. Diễn biến khí hậu thời tiết tại Nghệ An vụ Đông Xuân năm 2011 – 2012 diễn biến phức tạp, đặc biệt là nhuần 2 tháng 4 âm lịch, được thể hiện ở bảng 4.1. như sau:

Bảng 4.1. Diễn biến thời tiết trong vụ Đông Xuân 2011 – 2012

Các chỉ tiêu Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5

Lượng mưa

(mm) 40,6 45,5 56,7 61,0 28,7

Lượng nước bốc hơi

(mm) 21,6 23,9 26,6 47,9 76,9 Nhiệt độ (0C) Tmin 8 10 14 21,5 21,5 Tmax 30 32 35 38,3 42 Ttb 16,2 17,7 19,8 27,5 27,5 Ẩm độ (%) Umin 56 60 57 31 31 Umax 87 88 89 86 86 Số giờ nắng (giờ) 16 43,5 52,2 105,2 147,5

(Nguồn: Trạm Khí tượng Thủy văn Bắc Trung Bộ)

Qua bảng 4.1, cho thấy: Thời vụ gieo cấy lúa Đông Xuân được xây dựng để lúa trỗ vào khoảng 15-25/4. Tuy nhiên, qua vụ Đông Xuân 2011 – 2012 vừa qua cho thấy rét đậm, rét hại đã xâm nhập sâu hơn vào các tỉnh Bắc Trung Bộ, trùng vào thời điểm gieo và sau khi lúa vừa cấy.

Tháng 1: Trùng với thời điểm gieo mạ nên điều kiện thời tiết trong tháng này giữ vai trò rất quan trọng. Khu vực Bắc Trung Bộ có khả năng chịu ảnh hưởng 6-7 đợt không khí lạnh liên tục tràn về, gây ra các đợt rét đậm kéo dài. Nhiệt độ có khi xuống thấp 80C. Điều kiện thời tiết trong vụ Đông Xuân 2011 – 2012 rét đậm nhưng do các giống này gieo muộn hơn so với các trà mạ tại Viện và dân trong vùng (15/12 đến 5/1) nên cũng không ảnh hưởng lắm đến sinh trưởng của mạ. Tất cả các giống được gieo cùng một ngày (13/01) và cấy cùng 1 ngày (10/2) nên tuổi mạ của các giống là như nhau (27 ngày).

Sau khi cấy nhiệt độ khá thấp làm cho thời kỳ bén rễ hồi xanh chậm, hầu hết các giống bén rễ hồi xanh sau 10 ngày cấy, tuy nhiên sau đó thời tiết ấm dần tạo điều kiện thuận lợi cho cây lúa sinh trưởng phát triển tốt.

Tháng 2: Đây là thời kỳ rất quan trọng bởi cây lúa được chuyển tiếp từ giai đoạn mạ sang ruộng cấy nên lúc đầu cây lúa còn sinh trưởng yếu. Điều kiện thời tiết trong tháng 2 cũng diễn biến khá phức tạp, khu vực Bắc Trung Bộ chịu ảnh hưởng 5 đợt không khí lạnh, trong đó nửa đầu tháng 2 vẫn còn có những ngày rét đậm. Chúng tôi đã tiến hành tăng mực nước trong ruộng nhằm giảm rét cho lúa.

Tháng 3: Trong nửa đầu tháng 3 vẫn còn có ngày rét đậm, tuy nhiên các đợt lạnh và mức độ lạnh giảm, sau đó trời ấm dần lên với nhiệt độ cao nhất không quá cao 350C và nhiệt độ thấp nhất là 140C nằm trên ngưỡng nhiệt độ cây ngừng sinh trưởng nên rất thích hợp cho sự sinh trưởng của cây lúa.

Tháng 4: Bước sang tháng 4 nhiệt độ tăng nhanh, nửa đầu tháng 4 nhiệt độ dao động từ 15,30C đến 370C. Nửa cuối tháng 4 chịu ảnh hưởng của Áp thấp nóng phía Tây phát triển và mở rộng về phía Đông Nam.

Giai đoạn này cây lúa bắt đầu bước vào thời kỳ làm đòng, trổ. Đây là giai đoạn quan trọng nhất trong các giai đoạn sinh trưởng và phát triển vì cấy lúa không có khả năng tự bù đắp được những thiệt hại do sâu bệnh hại và cả thời tiết gây ra. Mặc dù đầu vụ rét đậm, rét hại nghiêm trọng bất thường, nhưng từ tháng

4 đến cuối vụ, thời tiết rất thuận lợi, trời nắng ấm, nước tưới đầy đủ nên lúa sinh trưởng, phát triển tốt, đặc biệt ở giai đoạn phân hóa đòng và trỗ.

Tháng 5: Tháng 5 trùng với thời điểm lúa bắt đầu trổ, thụ phấn, thụ tinh và chín, thời tiết nắng nóng, có lúc nhiệt độ lên đến 420C, ẩm độ xuống thấp, tuy nhiên do được cung cấp đủ nước nên các giống lúa thí nghiệm vẫn phát triển tốt.

Như vậy: trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 4 yếu tố nhiệt độ biến động nhiều nhất, nhất là tháng 1 đến tháng 2, vụ Đông Xuân vừa rồi đã làm ảnh hưởng đến sức sống của cây mạ. Nhưng chính cái rét đó đã làm cho cây lúa xuân bị “nén” chặt trong một thời gian phải chịu đựng khá dài và sang đầu tháng 3 trở đi nhiệt độ cao dần lên, trời ấm lại, ánh sáng mạnh dần, cây lúa lúc này như được dịp “bung” mạnh lên rất nhanh, thời tiết khắc nghiệt đẩy thời vụ kéo dài nhưng lại được trổ vào thời điểm nhiệt độ cao, ánh sáng mạnh sẽ tạo tiền đề ra năng suất lúa cao đột biến.

4.2. Kết quả khảo nghiệm vụ Đông Xuân 2011 – 2012

4.2.1. Khả năng sinh trưởng của cây mạ

Sinh trưởng của cây lúa ở giai đoạn mạ không dài, khoảng từ 20 - 25 đến 40 – 60 ngày, tùy giống, mùa vụ và điều kiện thời tiết khí hậu. Thời gian này chiếm 20% tổng thời gian sinh trưởng của cây lúa, nhưng nó có một ý nghĩa rất quan trọng trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển của cây lúa và là tiền đề để ra tạo ra năng suất lúa sau này. Cây mạ tốt là cây mạ khỏe, to cây, đanh dảnh, màu xanh lá gừng, không sâu bệnh. Cấy đúng tuổi, kết hợp với điều kiện ngoại cảnh thuận lợi, kỹ thuật canh tác tốt. Tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển khỏe ở các thời kỳ sau.

Bên cạnh đó chất lượng mạ còn tùy thuộc vào giống, điều kiện chăm sóc như: nhiệt độ, ẩm độ, dinh dưỡng cung cấp cho cây mạ vv… đây là đặc điểm quan trọng trong chu trình phát triển của cây lúa non. Bất cứ ai muốn thâm canh cây lúa đều cần nắm vững đặc điểm này nhằm tạo ra điều kiện đủ để cho cây lúa non phát triển theo quy luật, cơ sở ban đầu để áp dụng thâm canh cây lúa. Theo dõi thời kỳ mạ chúng tôi rút ra một số chỉ tiêu ở bảng 4.2. như sau:

Bảng 4.2. Một số chỉ tiêu về cây mạ trước khi nhổ cấy của thí nghiệm Chỉ tiêu Giống Tuổi mạ (ngày) Chiều cao (cm) Bề rộng gan mạ (mm) Số lá mạ (lá) Màu sắc lá mạ Số cây mạ đẻ nhánh (cây) LT 27 16,3 4,4 4,3 Xanh vừa 0 TK 27 17,1 4,7 4,3 Xanh vừa 0 TNC 27 15,2 4,7 4,2 Xanh vừa 0 MD705 27 18,0 4,6 4,4 Xanh vừa 0 PF112 27 16,4 4,3 4,4 Xanh vừa 0 HC 27 15,6 3,9 4,2 Xanh nhạt 0 BBH 27 15,7 4,1 4,1 Xanh nhạt 0 SLT 27 17,8 3,7 4,0 Xanh vừa 0 M26 27 16,9 4,6 4,3 Xanh vừa 0 M946-1 27 18,7 4,8 4,1 Xanh vừa 0 T10B 27 19,0 4,7 4,1 Xanh vừa 0 TQH 27 17,0 3,9 4,0 Xanh vừa 0 KD18(đ/c) 27 17,5 4,0 4,0 Xanh vừa 0 Nhận xét: Qua bảng ta nhận thấy:

+Tuổi mạ : Trong thời kỳ mạ, thời tiết vụ Đông Xuân khá khắc nghiệt, thời gian đầu gieo mạ nhiệt độ xuống thấp có khi xuống thấp hơn 130C, tuy nhiên ruộng mạ được che phủ nilon sau đó trời ấm dần nên không ảnh hưởng nhiều đến sức sống của mạ, tuổi mạ từ khi gieo đến khi nhổ cấy là 27 ngày. Tuổi mạ như vậy là phù hợp với các giống trung ngày và ngắn ngày.

+Số lá trên cây: Nhìn chung các giống có số lá mạ dao động không nhiều từ 4,0 – 4,4 lá. Giống có số lá lớn nhất là MD705, tiếp đến là giống PF112, sau đó là các giống HC, TK có số lá cao hơn so với giống đối chứng Khang dân 18 (4,06 lá). Các giống có số lá mạ thấp hơn giống đối chứng là : SLT, TQH

+ Chiều cao cây mạ: Cây mạ có chiều cao dao động từ 15,2 – 19,0 cm, thấp nhất là TNC tiếp theo là HC, cao nhất là giống T10B, các giống còn lại có chiều cao tương đương nhau và tương đương với giống đối chứng. Như

vậy ở giai đoạn mạ nhìn chung các giống có chiều cao chệnh lệch nhau không đáng kể. Trong cùng điều kiện chăm sóc, sự khác nhau như vậy là do đặc điểm của giống quy định.

+ Bề rộng gan mạ: Bề rộng gan mạ tùy thuộc vào giống, mật độ gieo, điều kiện khí hậu thời tiết và chế độ chăm sóc. Nó là cơ sở đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển của cây mạ. Bề rộng gan mạ lớn thì cây sinh trưởng phát triển khỏe mạnh và ngược lại. Số liệu bảng 4.1 cho thấy: Các giống bề rộng gan mạ lớn có màu xanh nhạt như các giống: TNC và HC. Bề rộng gan mạ biến động từ 3,75 – 4,78mm, lớn nhất là M946-1 tiếp đến là TNC, thấp nhất và thấp hơn giống đối chứng Khang dân là giống SLT, các giống còn lại có bề rộng gan mạ tương đương nhau trong đó có giống đối chứng Khang dân (4,0 mm).

+ Màu sắc lá mạ: Các giống thí nghiệm có màu sắc lá mạ là xanh vừa hoặc xanh đậm. Màu sắc này là màu đặc trưng của cây mạ trước khi nhổ cấy.

+ Số cây mạ đẻ nhánh: Số cây mạ đẻ nhánh thể hiện sức sinh trưởng mạnh của giống. Các giống thí nghiệm đều chưa có cây mạ nào đẻ nhánh. Đây là điều dễ hiểu khi các giống này đều là lúa thuần và tuổi mạ còn tương đối ngắn.

Nhìn chung, các số liệu trên cho chúng ta thấy rằng các giống lúa thí nghiệm đều phát triển theo đúng đặc trưng, đặc tính và quy luật sinh trưởng của cây lúa giai đoạn mạ. Trong đó hai giống TNC và M946-1 có sức sinh trưởng mạnh. Giống SLT có sức sinh trưởng yếu hơn.

4.2.2. Thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống lúa thí nghiệm

Thời gian trải qua các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của một giống do đặc tính di truyền của nó quyết định. Đặc tính di truyền đó quyết định tính chín sớm hoặc chín muộn… Tuy nhiên điều kiện ngoại cảnh cũng có sự chi phối và ảnh hưởng nhất định đến từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của chúng.

Trong cùng một điều kiện sinh thái các giống lúa khác nhau thường có thời gian sinh trưởng, phát triển khác nhau. Thời gian sinh trưởng phát triển là chỉ tiêu quan trọng để xác định thời vụ gieo trồng thích hợp cho từng giống ở từng vùng sinh thái nhất định. Nghiên cứu thời gian sinh trưởng, phát triển ở các giai đoạn là cơ sở để xác định thời vụ gieo cấy, cơ cấu giống, luân canh tăng vụ ở các vùng trồng lúa khác nhau. Biết được thời gian trải qua các giai đoạn sinh trưởng phát triển của từng giống chúng ta có thể chủ động áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật thích hợp theo hướng có lợi nhất, tạo điều kiện tốt nhất cho qua trình sinh trưởng phát triển của giống, từ đó có thể nâng cao được hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Cây lúa từ khi nảy mầm đến thu hoạch là một quá trình sinh trưởng liên tục, nhưng ở mỗi giai đoạn khác nhau có sự khác biệt nhau về nhu cầu dinh dưỡng, tốc độ ra lá, tăng chiều cao, khả năng đẻ nhánh… Dựa vào đặc điểm của quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa người ta chia làm hai thời kỳ chính:

Thời kỳ đầu tiên gọi là thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng (bắt đầu từ thời kỳ nảy mầm đến trước thời kỳ phân hóa đòng). Thời kỳ này được chia làm hai giai đoạn: giai đoạn mạ và giai đoạn sau cấy đến lúc phân hóa đòng. Đặc trưng của thời kỳ này là cây lúa tăng trưởng về chiều cao và độ lớn, ra lá và tăng trưởng số nhánh tối đa. Thời kỳ này hết sức quan trọng đặc biệt là giai đoạn đẻ nhánh, nó quyết định số bông trên một đơn vị diện tích và có ảnh hưởng lớn đến thời kỳ sinh trưởng sinh thực. Chất dinh dưỡng của thời kỳ này chủ yếu phục vụ cho sự ra rễ sinh thân, sinh lá, một phần còn lại dự trữ cho thời kỳ sau. Thời kỳ này dài hay ngắn tùy thuộc vào giống, thời vụ cấy và các biện pháp kỹ thuật canh tác. Sự sai khác về tổng thời gian sinh trưởng của các giống chủ yếu do thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng quyết định.

Thời kỳ thứ hai là thời kỳ sinh trưởng sinh thực (từ phân hóa đòng đến chín). Thời kỳ này được chia làm hai giai đoạn: giai đoạn làm đòng và giai đoạn trổ bông, phơi màu, vào chắc. Thời kỳ này cây lúa sinh trưởng cho thế hệ tiếp theo, đặc điểm của giai đoạn này là sự phân hóa, phát triển đòng và quá trình tích lũy của hạt. Ở thời kỳ này yếu tố thời tiết khí hậu như nhiệt độ và ánh sáng có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hình thành dé, hoa và chất lượng hạt phấn. Vì vậy điều khiển điều kiện ngoại cảnh cho lúa trổ hợp lý là điều kiện thuận lợi cho năng suất sau này. Đặc biệt trong những năm gần đây thời tiết thay đổi thất thường, điều này lại càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Chúng ta không chỉ dựa vào kinh nghiệm “ lúa trổ thanh minh thì vinh cả xã, lúa trổ cố vũ no đủ mọi bề” mà còn phải theo dõi chặt chẽ thời tiết của từng năm, dự đoán được thời tiết trong các giai đoạn sắp tới để bố trí mùa vụ cho thích hợp.

Theo dõi thời gian sinh trưởng của các giống lúa qua các giai đoạn chúng tôi có được kết quả thể hiện ở bảng 4.3. như sau:

Bảng 4.3. Thời gian trải qua các giai đoạn sinh trưởng

Chỉ tiêu Giống Gieo - Cấy Cấy - BRHX BRHX - BĐĐN BĐĐN - KTĐ KTĐ - BĐT BĐT - KTT KTT - CHÍN Tổng TGST KD18 (Đ/c) 27 9 6 34 30 4 22 132 SLT 27 8 7 34 28 3 22 129 BBH 27 9 4 36 27 4 21 128 LT 27 9 5 36 28 3 20 128 MD705 27 9 6 34 27 3 22 128 PF112 27 9 6 34 28 4 21 129 TK 27 9 6 34 28 3 22 129 TNC 27 8 7 34 28 4 21 129 HC 27 9 6 35 30 4 22 133 M26 27 9 6 36 30 3 22 133 M946-1 27 9 6 33 31 3 22 131 T10B 27 9 6 36 30 3 22 133 TQH 27 9 6 35 30 3 24 134 Chú thích: BRHX: Bén rễ hồi xanh BĐĐN: Bắt đầu đẻ nhánh KTĐ: Kết thúc đẻ BĐT: Bắt đầu trổ Nhận xét:

+ Thời gian cấy đến bén rễ hồi xanh: Sau cấy một thời gian lúa sẽ bén rễ hồi xanh. Trong điều kiện thuận lợi khoảng sau cấy từ 5 – 7 ngày cây lúa sẽ bén rễ hồi xanh. Quá trình bén rễ hồi xanh nhanh hay chậm chủ yếu phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh, nếu thời tiết nắng ấm, nhiệt độ khá cao thì giai đoạn này ngắn và ngược lại. Thời tiết sau cấy của các giống lúa thí nghiệm khá thấp, các đợt không khí lạnh liên tục tràn về, tuy nhiên chỉ lạnh không gây rét đậm rét hại. Quan sát trên đồng ruộng trên đồng ruộng, các giống lúa thí nghiệm bén rễ hồi xanh sau cấy 8 - 9 ngày, như vậy các giống lúa bén rễ hồi xanh tương đối chậm.

+ Thời gian từ bén rễ hồi xanh đến bắt đầu đẻ nhánh: Thời gian từ bén rễ hồi xanh đến bắt đầu đẻ nhánh càng ngắn thì lúa đẻ càng sớm và sẽ cho số nhánh hữu hiệu càng cao. Nghiên cứu quy luật này giúp chúng ta biết được đặc điểm của từng giống từ đó tác động những biện pháp kỹ thuật bón phân, tưới

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI: Khảo nghiệm một số giống lúa triển vọng ngắn ngày vụ Đông Xuân năm 2011 – 2012 tại Viện khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Trung Bộ, tỉnh Nghệ An (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w