Nghệ An là tỉnh nằm ở vùng Bắc Trung bộ của Tổ quốc, dân số khoảng trên 3 triệu người và có tổng quỹ đất đã sử dụng là 956.250 ha/tổng diện tích đất tự nhiên: 1.648.729 ha, chiếm 58%. Trong đó đất nông nghiệp gần 196.000 ha chiếm 11,9%, đất làm nghiệp trên 685.000 ha chiếm 41,8%, có tọa độ địa lý từ 18°33' đến 20°00' vĩđộ Bắc và từ 103°52' đến 105°48' kinh độ Đông. Là tỉnh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu sự tác động trực tiếp của gió mùa Tây - Nam khô và nóng (từ tháng 4 đến tháng 8) và gió mùa Đông Bắc lạnh, ẩm ướt (từ tháng 11đến tháng 3 năm sau). Điều kiện khí hậu khá thuận lợi (cường độ và thời gian chiếu sáng cao, nhiệt độ ôn hòa...) nên năng suất lúa được mới nước ở đây thuộc diện cao nhất nước. Điều kiện khí hậu và vị tri địa lý thuận lợi cho phép Nghệ An có thể sản xuất lượng gạo hàng hóa lớn đáp ứng không những cho nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh. Tuy nhiên, diện tích lúa lai vẫn chiếm một tỉ lệ lớn diện tích (khoảng 80%), chủ yếu là các giống lúa có năng suất cao như lúa lai Khải Phong số 1, Nhị ưu 986, lúa thuần BC 15... [42], tuy nhiên lúa thuần vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong cơ cấu sản xuất lúa của tỉnh nguyên nhân là do trong vụ xuân có 2 nhóm giống lúa, nhóm thứ nhất gồm các giống lúa lai và nhóm thứ 2 gồm các giống lúa thuần. Xét về mặt ưu thế cho năng suất cao thì nhóm các giống lúa lai bao giờ cũng cho năng suất cao hơn nhóm các giống lúa thuần, đó chính là ưu thế lai tạo nên. Cả lúa lai và lúa thuần có 2 loại: Một loại cho năng suất cao nhưng chất lượng cơm gạo kém, ít được người tiêu dùng trên thị trường chấp nhận như các giống lúa lai: Nhị ưu 838, Nhị ưu 986, khải phong số 1… và một số giống lúa thuần như các giống: khang dân 18, IR 17494 (13/2), Q.5… Những giống lúa thuộc loại có năng suất cao, chất lượng cơm gạo kém chỉ nên tập trung gieo cấy ở những vùng an ninh lương thực chưa đảm bảo, Loại thứ 2 là những giống lúa vừa có năng suất cao vừa có chất lượng cơm gạo khá và tốt [65]. Đến nay một bộ phận không nhỏ dân số vùng Bắc Trung Bộ vẫn là vùng kinh tế còn gặp nhiều khó khăn như: vùng trung du – miền núi, vùng đất ít người đông. Bắc trung Bộ vẫn là vùng có tỷ lệ nghèo đói tương đối cao, GDP bình quân đầu người đạt 3.483,4 nghìn đồng/người/năm (năm 2002) chỉ bằng 51,79% trung bình cả nước. Giá trị sản phẩm tính trên ha canh tác còn thấp, chỉ đạt trung bình khoảng 15-17 triệu đồng/ha. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập và đời sống của nhân dân.
Tình hình sản xuất lúa ở Nghệ An trong những năm gần đây thể hiện cụ thể ở (bảng 2.5) như sau:
Năm Diện tích (1000 ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (1000 tấn) 2000 186,8 40,3 753,6 2005 180,2 45,6 822,1 2006 182,2 50,0 911,3 2007 183,1 46,7 846,8 2008 184,7 51,0 934,3 2009 184,4 48,7 898,8 2010 183,4 46,2 846,4 2011 183,5 51,2 950
(Nguồn:Tổng cục thống kê năm 2012)
Nhận xét:
Về diện tích: diện tích lúa của tỉnh ở mức cao vào năm 2000 (186,8 ngàn ha), sau đó giảm dần do quá trình đô thị hóa.
Về năng suất: trong khi diện tích giảm thì năng suất tăng dần theo thời gian, nếu năm 2000 năng suất là 4,03 tấn/ha thì năm 2006 đã tăng lên 1 tấn. năm 2008 năng suất tăng lên 1 tấn nữa, thời gian sau đó cho đến nay năng suất tăng lên không nhiều ở mức 5,12 tấn/ha năm 2011.
Về sản lượng: sản lượng tăng lên đồng thời với năng suất, trong khi diện tích đất trồng lúa co biến động. sản lượng cao ở các năm 2006, 2008 và cao nhất vào năm 2011 (950 ngàn tấn).
Các giống lúa ngắn ngày và các vụ lúa ngắn ngày năng suất cao sẽ trở thành mục tiêu của ngành nông nghiệp phát triển của tỉnh. Các vụ lúa ngắn ngày, đặc biệt là các vụ cực ngắn ngày dưới 2 tháng sẽ có ý nghĩa chiến lược khi gieo trồng vì nông dân sẽ lựa chọn được thời điểm gieo cấy ít bị đe dọa bởi các điều kiện của thiên nhiên như nắng, gió, sương, mưa rào, bão, lũ, triều cường.
Kế hoạch cả năm toàn tỉnh phấn đấu sản xuất 900 ngàn tấn thóc, trong đó vụ Đông Xuân phải đạt 540-550 ngàn tấn [65]. Vì vậy sản xuất lúa vụ Đông Xuân chiếm một vị trí hết sức quan trọng trong kế hoạch sản xuất lương thực cả năm, định hướng chính của tỉnh vẫn là mở rộng diện tích các giống lúa có năng suất cao để đảm bảo sản lượng theo kế hoạch.
Theo tổng kết và đánh giá của Bộ NN&PTNT, những năm gần đây định hướng chung là tập trung sản xuất chủ yếu các giống lúa vừa có năng suất cao, vừa có chất lượng cơm gạo tốt và phải là những giống chịu sâu bệnh khá.
Với định hướng mục tiêu đó, 3 năm gần đây qua tổng kết cho thấy nhiều giống lúa lai đạt được những tiêu chí nói trên gồm các giống: Nghi hương 2308, Nghi hương 2309, Hương ưu 98, D.ưu 527, D.ưu 600, Thái xuyên 111, N.ưu 69, Q.ưu số 1, Q.ưu 6, BT-E1, Syn 6, TH3-3, HYT 100, HYT 108… Trong các giống lúa lai đó, nhiều giống đã và đang gieo cấy phổ biến ở Nghệ An là: Nghi hương 2308, Hương ưu 98, BT.E1, Syn 6, Q.ưu 69, Q.ưu 1, TH3-3,… [66] các giống lúa này cần đưa vào gieo cấy nhiều trong vụ xuân này ở các vùng lúa trọng điểm của tỉnh để sản xuất lúa gạo hàng hóa có giá trị kinh tế cao.
Riêng đối với lúa thuần, những giống vừa có năng suất cao, vừa có chất lượng tốt hiện nay gồm các giống: AC5, TX28, nàng xuân, Vật tư – NA2, Bắc thơm số 7, Hương thơm số 1…[66] Những giống lúa này hiện đang được người tiêu dùng, nhất là dân thành phố ưa chuộng nhất, giá bán cao nhất trên các thị trường trong và ngoài tỉnh.
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU, PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng khảo nghiệm: gồm 12 giống (giống đ/c: Khang dân 18).
Bảng 3.1. Danh sách và nguồn gốc các giống lúa thí nghiệm
TT Tên giống Nguồn gốc
1 LT Viện Di truyền nông nghiệp
2 TK Viện Di truyền nông nghiệp
3 TNC Viện Di truyền nông nghiệp
4 MD705 Viện Di truyền nông nghiệp
5 PF112 Viện Di truyền nông nghiệp
6 HC Viện Di truyền nông nghiệp
7 BBH Viện Di truyền nông nghiệp
8 SLT Viện Di truyền nông nghiệp
9 M26 Viện Di truyền nông nghiệp
10 M946-1 Viện Di truyền nông nghiệp
11 T10B Viện Di truyền nông nghiệp
12 TQH Viện Di truyền nông nghiệp
đ/c KD18 Nhập nội từ Trung Quốc
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Địa điểm thực hiện: Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Trung Bộ - Thời gian khảo nghiệm cơ bản: Vụ Đông Xuân 2011-2012
- Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển, thời gian sinh trưởng, khả năng cho năng suất và khả năng thích ứng của các giống lúa chất lượng tại Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Trung Bộ.