NHU CẦU HOÀN THIỆN NHỮNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ GÓP VỐN THÀNH LẬP CÔNG TY CỔ PHẦN TRONG LUẬT DOANH NGHIỆP NĂM

Một phần của tài liệu Những quy định đối với góp vốn thành lập Công ty Cổ phần ở Việt Nam (Trang 94)

THÀNH LẬP CÔNG TY CỔ PHẦN TRONG LUẬT DOANH NGHIỆP NĂM 2005

Luật Doanh nghiệp năm 2005 ra đời đánh dấu thêm một bước phát triển, hoàn thiện hệ thống pháp luật doanh nghiệp của nước ta. Luật Doanh nghiệp năm 2005 là luật chung về việc thành lập, quản lý và điều hành doanh nghiệp, đã góp phần tạo ra sự thông thoáng, đơn giản hóa thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp, tạo ra sân chơi chung cho doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, hạn chế sự can thiệp tùy tiện của các cơ quan chức năng vào các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp… Có học giả đã ví Luật Doanh nghiệp năm 2005 có vai trò như một "bà đỡ" với sự ra đời của hàng trăm ngàn doanh nghiệp, góp phần làm cho nền kinh tế Việt Nam thêm sôi động.

Tuy nhiên, trước đòi hỏi, yêu cầu của thực tiễn, trong quá trình thi hành Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã cho thấy một số những khiếm khuyết, bất cập, trong đó có các quy định về góp vốn thành lập công ty cổ phần.

Một số quy định về góp vốn thành lập công ty cổ phần chưa cụ thể, rõ ràng. Ví dụ, Điều 30 Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn vẫn chưa xác định rõ trường hợp nào thì có sự tham gia của tổ chức định giá chuyên nghiệp và ai có thẩm quyền quyết định sự tham gia của tổ chức định giá. Hoặc định nghĩa về tài sản góp vốn theo phương pháp liệt kê làm cho một số trường hợp đặc biệt bị bỏ qua mà khi xảy ra trên thực tế dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau, gây bất lợi cho nhà đầu tư trong việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực vào sản xuất kinh doanh.

Nhiều quy định về góp vốn thành lập công ty cổ phần còn thiếu tính lôgic, thống nhất. Khi tìm hiểu ta thấy, có sự "vênh" nhau giữa các quy định

của Luật Doanh nghiệp năm 2005, Luật Đất đai 2003 và Bộ luật Dân sự 2005. Cụ thể là trong cách sử dụng thuật ngữ "góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất" (Luật Doanh nghiệp, Bộ luật Dân sự) và thuật ngữ "góp vốn bằng quyền sử dụng đất" (Luật Đất đai). Hoặc khi quy định về thủ tục chuyển quyền sở hữu đối với trường hợp góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất, ba đạo luật này có sự không đồng nhất…

Pháp luật về doanh nghiệp còn thiếu các quy định điều chỉnh những vấn đề quan trọng như quy chế về cơ cấu tổ chức của hội đồng định giá chuyên nghiệp, quy định về tỷ lệ cổ phần nắm giữ trong công ty cổ phần của cán bộ, công chức, viên chức khi các đối tượng này tham gia mua cổ phần.

Công tác thi hành, áp dụng luật còn chưa được tốt, phần lớn là do các quy định pháp luật thiếu rõ ràng, chưa phù hợp thực tế, nhưng phần không nhỏ cũng do ý thức và trình độ của người dân cũng như của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức có thẩm quyền thực thi luật còn nhiều hạn chế. Đôi khi trong nhiều trường hợp, pháp luật chưa có quy định cụ thể làm cho các cơ quan thi hành luật lúng túng không biết áp dụng văn bản nào để giải quyết. Đa số các chủ thể góp vốn là người dân bình thường, trình độ hiểu biết pháp luật nói chung cũng như pháp luật doanh nghiệp nói riêng chưa cao. Khi có ý định thành lập doanh nghiệp, họ chưa có ý thức đến các văn phòng luật sư hoặc các công ty luật để được tư vấn về các thủ tục pháp lý cũng như các kiến thức cơ bản của pháp luật về doanh nghiệp như quyền và nghĩa vụ của cổ đông, nghĩa vụ nộp thuế, chuyển giao quyền sở hữu tài sản… mọi điều đối với họ chỉ đơn giản là có tiền, rồi giao vốn cho một người thực hiện mọi việc, đôi khi chỉ dựa vào mối quan hệ thân thích để thành lập công ty.

Để một công ty cổ phần được thành lập, hoạt động kinh doanh hiệu quả, đóng góp tích cực vào đời sống kinh tế - xã hội thì một trong những việc làm cần thiết đó là phải hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp nói chung và pháp luật về góp vốn thành lập công ty cổ phần nói riêng. Việc hoàn thiện

Một phần của tài liệu Những quy định đối với góp vốn thành lập Công ty Cổ phần ở Việt Nam (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)