Phƣơng thức định giá tài sản góp vốn

Một phần của tài liệu Những quy định đối với góp vốn thành lập Công ty Cổ phần ở Việt Nam (Trang 81)

Tài sản góp vốn có thể được định giá theo các phương pháp sau: + Định giá theo thỏa thuâ ̣n của các bên : Các cổ đông của công ty cổ phần có thể thỏa thuâ ̣n th ống nhất theo nguyên tắc nhất trí giá trị của tài sản góp vốn hoặc thỏa thuận xác định công thức tính giá trị của tài sản góp vốn để tài sản chắc chắn có thể xác định được giá trị tại thời điểm góp vốn.

+ Đi ̣nh gi á bởi bên thứ ba : thông thường là các tổ chức đi ̣nh giá chuyên nghiê ̣p (các công ty tài chính , ngân hàng ) được các cổ đông thống nhất ủy quyền đi ̣nh giá tài sản góp vốn . Về nguyên tắc, tổ chức đi ̣nh giá hoa ̣t đô ̣ng đô ̣c lâ ̣p, không chi ̣u sự chi phối của bất kỳ bên góp vốn nào trong viê ̣c đi ̣nh giá.

Điều 30 của Luật Doanh nghiệp 2005 cũng đã quy định:

+ Tài sản góp vốn khi thành lập công ty cổ phần phải được các cổ đông sáng lâ ̣p đi ̣nh giá theo nguyên tắc nhất trí; nếu tài sản góp vốn được đi ̣nh giá cao hơn so với giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì các cổ đông sáng lâ ̣p liên đới chi ̣u trách nhiê ̣m đối với các khoản nợ và nghĩa vu ̣ tài sản khác của công ty bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá (khoản 2 Điều 30).

+ Tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động do công ty cổ phần và người góp vốn thỏa thuận định giá hoặc do một tổ chức định giá chuyên nghiê ̣p đi ̣nh giá. Trường hợp tổ chức đi ̣nh giá chuyên nghiê ̣p đi ̣nh giá thì giá trị tài sản góp vốn được người góp vốn và doanh nghiệp chấp thuận ; nếu tài sản góp vốn được đi ̣nh giá cao hơn giá tri ̣ thực tế ta ̣i thời điểm góp vốn thì người góp vốn hoă ̣c tổ chức đi ̣nh giá và người đa ̣i diê ̣n theo pháp luâ ̣t của công ty cổ phần cùng liên đới chi ̣u trách nhiê ̣m đối với các khoản nợ và n ghĩa vụ tài sản khác của công ty bằng số chênh lệch giữa giá trị được định và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá (khoản 3 Điều 30).

Khoản 2, khoản 3 Điều 30 chỉ ra việc định giá tài sản góp vốn trong giai đoa ̣n công ty thành lâ ̣p và giai đoa ̣n trong quá trình hoa ̣t đô ̣ng của công ty. Theo đó , khi công ty cổ phần được thành lâ ̣p, viê ̣c đi ̣nh giá tài sản góp vốn dựa trên nguyên tắc nhất trí của các cổ đông . Đây là một điều quan trọng , vì viê ̣c thành lâ ̣p công ty cổ phần cũng được dựa trên cơ sở sự thống nhất ý chí của các cổ đông , nếu các cổ đông không thống nhất được trong viê ̣c đi ̣nh giá tài sản góp vốn thì hệ quả là việc côn g ty không thể thành lâ ̣p được . Còn khi

công ty đang trong quá trình hoa ̣t đô ̣ng thì viê ̣c đi ̣nh giá có thể do doanh nghiê ̣p và người góp vốn thỏa thuâ ̣n hoă ̣c do mô ̣t tổ chức đi ̣nh giá chuyên nghiê ̣p đi ̣nh giá.

Liê ̣u có nên quy đi ̣nh v iê ̣c đi ̣nh giá tài sản góp vốn khi công ty thành lâ ̣p hoă ̣c khi công ty đang hoa ̣t đô ̣ng như Điều 30 Luật Doanh nghiê ̣p hay không? Bở i trong mô ̣t số trường hợp , khi thành lâ ̣p công ty , viê ̣c đi ̣nh giá tài sản góp vốn là một vấn đề rấ t phức ta ̣p, nhất là đối với tài sản góp vốn là giá trị quyền sở hữu trí tuệ , công nghê ̣, bí quyết kỹ thuật… Tất nhiên việc định giá tài sản góp vốn phải dựa trên sự nhất trí của các cổ đông là rất cần thiết nhưng bên ca ̣nh đó có những vấn đề đă ̣t ra , đó là: không phải tất cả các cổ đông đều có hiểu biết mô ̣t cách chính xác giá tri ̣ tài sản góp vốn , đă ̣c biê ̣t là những tài sản vô hình như nhãn hiê ̣u hàng hóa , kiểu dáng công nghiê ̣p , bí quyết kỹ thuâ ̣t… Và trong những trường hợp như vâ ̣y, vai trò của mô ̣t tổ chức đi ̣nh giá chuyên nghiê ̣p là rất quan tro ̣ng và cần thiết . Vì vậy ta thấy , không nên quy đi ̣nh sự tham gia của tổ chức đi ̣nh giá chuyên nghiê ̣p chỉ tr ong giai đoa ̣n thành lâ ̣p công ty hay trong giai đoa ̣n công ty đang hoa ̣t đô ̣ng.

Vấn đề tiếp theo ta thấy , về mă ̣t pháp lý thì cơ cấu tổ chức của hô ̣i đồng đi ̣nh giá chuyên nghiê ̣p vẫn chưa được điều chỉnh bởi mô ̣t văn bản pháp luâ ̣t nào. Điều này là mô ̣t ha ̣n chế của Luâ ̣t Doanh nghiê ̣p 2005.

Luâ ̣t Doanh nghiê ̣p 2005 còn cho phép các cổ đông sáng lập khi định giá tài sản góp vốn được tự định giá và tự chịu trách nhiệm . Điều này sẽ làm nảy sinh vấn đề là định giá cao hơn hoặc thấp hơn so với thực tế do không có cơ chế giám sát từ phía Nhà nước . Do đó, viê ̣c xác đi ̣nh trách nhiê ̣m liên đới của các cổ đông sáng lập liệu có bảo vệ được quyền lợi của các chủ nợ ? Như chúng ta thấy trên thực tế , công ty nào cũng muốn có số vốn điều lê ̣ lớn . Do vâ ̣y, các cổ đông thường tìm cách định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế, qua đó làm tăng vốn điều lê ̣ của công ty . Hành vi này làm ảnh hư ởng rất lớn tới lợi ích của chủ nợ công ty cũng như lợi ích của Nhà nước.

Kể cả trong trường hợp có sự tham gia của tổ chức đi ̣nh giá chuyên nghiê ̣p thì dường như viê ̣c đi ̣nh giá tài sản góp vốn vẫn chưa hoàn toàn chính xác; bởi Luâ ̣t Doanh nghiê ̣p vẫn chưa thực sự nâng cao tính đô ̣c lâ ̣p của tổ chức đi ̣nh giá khi quy đi ̣nh:

Trường hợp tổ chức đi ̣nh giá chuyên nghiê ̣p đi ̣nh giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được người góp vốn và doanh nghi ệp chấp thuâ ̣n; nếu tài sản góp vốn được đi ̣nh giá cao hơn giá tri ̣ thực tế ta ̣i thời điểm góp vốn thì người góp vốn hoă ̣c tổ chức đi ̣nh giá và người đa ̣i diê ̣n theo pháp luâ ̣t của doanh nghiê ̣p cùng liên đới chi ̣u trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vu ̣ tài sản khác của công ty bằng số chênh lê ̣nh giữa giá tri ̣ được đi ̣nh và giá tri ̣ thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá [34, khoản 3 Điều 30]. Viê ̣c quy đi ̣nh tổ c hức đi ̣nh giá phải chi ̣u trách nhiê ̣m khi đi ̣nh giá tài sản góp vốn là rất phù hợp . Tuy nhiên, nếu luâ ̣t không làm rõ hơn sự đô ̣c lâ ̣p của tổ chức định giá trong hoạt động định giá tài sản góp vốn thì quy định trên sẽ chỉ là mang tính hình thức, không đảm bảo tính hiê ̣u quả.

Trong trường hợp có sự tham gia của tổ chức đi ̣nh giá , có lẽ luật nên quy đi ̣nh trách nhiê ̣m tuyê ̣t đối của tổ chức đi ̣nh giá chuyên nghiê ̣p khi đi ̣nh giá tài sản góp vốn k hông đúng để nâng cao hơn nữa vai trò của tổ chức này . Ngoài ra , Luâ ̣t Doanh nghiê ̣p vẫn chưa xác đi ̣nh rõ ràng những trường hợp phải có sự tham gia của tổ chức định giá chuyên nghiệp và ai có quyền quyết đi ̣nh sự tham gia của các tổ chức đi ̣nh giá chuyên nghiê ̣p.

Ngoài ra, theo quy đi ̣nh của Điều 30 Luâ ̣t Doanh nghiê ̣p về viê ̣c đi ̣nh giá tài sản góp vốn phải được các cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc nhất trí. Tuy nhiên, khoản 2 Điều 23 Nghị đi ̣nh 102/2010/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành mô ̣t số điều của Luâ ̣t Doanh nghiê ̣p thì không nhất thiết các cổ đông tham gia thành lâ ̣p công ty phải là cổ đông sáng lâ ̣p mà chỉ cần tối thiểu có 3 cổ đông sáng lâ ̣p. Vì vậy, có lẽ cần phải có một sự thống nhất trong các văn bản pháp luật khi điều chỉnh vấn đề này.

Một phần của tài liệu Những quy định đối với góp vốn thành lập Công ty Cổ phần ở Việt Nam (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)