Góp vốn bằng giá trị quyền sở hữu công nghiệp

Một phần của tài liệu Những quy định đối với góp vốn thành lập Công ty Cổ phần ở Việt Nam (Trang 75)

Trong xu thế phát triển kinh tế hiê ̣n nay , người ta không chỉ góp vốn thành lập công ty bằng những tài sản thông thường như tiền , máy móc thiết bị… mà còn bằng cả giá tri ̣ quyền sở hữu trí tuê ̣ , nhất là giá tri ̣ quyền sở hữu công nghiê ̣p . Nếu như trước đây , tài sản hữu hình vẫn được coi là yếu tố chính tạo nên giá trị doanh nghiệp thì ngày nay có thể nói rằng ph ần lớn giá trị doanh nghiệp nằm ở tài sản vô hình . Nhãn hiệu , thương hiê ̣u, bằng sáng chế, nhân lực là những yếu tố quyết đi ̣nh sự sống còn của mô ̣t doanh nghiê ̣p . Thâ ̣t vâ ̣y, giá trị quyền sở hữu công nghiệp đã và đang trở thành tài sản có giá trị lớn trong kinh doanh. Ta có thể thấy rõ điều này khi xem xét danh sách 100 nhãn hiệu mạnh nhất thế giới do tuần báo Business Week công bố : nhãn hiệu Coca-Cola được đi ̣nh giá gần 70 tỷ USD , Microsoft 65 tỷ USD… Ở Việt Nam, nhãn hiệu kem đánh răng P /S được chuyển nhượng với giá 7,5 tỷ USD, kem đánh răng Da ̣ Lan 2,5 tỷ USD [20, tr. 12].

Ở Việt Nam , viê ̣c góp vốn đầu tư và liên doanh bằng nhãn hiê ̣u và quyền sử du ̣ng nhãn hiê ̣u d iễn ra khá sôi đô ̣ng . Nhiều tâ ̣p đoàn, tổng công ty nhà nước đã sử dụng nhãn hiệu để góp vốn liên doanh như VINACONEX , CONTREXIM, VIGLACERA… Nhãn hiê ̣u được các doanh nghiê ̣p ở Viê ̣t Nam coi là tài sản trí tuê ̣ quan tro ̣ng nhất , do đó khi các doanh nghiê ̣p mang góp vốn đầu tư hoặc liên doanh thì nhãn hiệu được định giá khá cao . Ví dụ như nhãn hiê ̣u VINACONEX hoă ̣c CONTREXIM được áp đă ̣t tỷ lê ̣ góp vốn là 5% vốn điều lê ̣; thâ ̣m chí có doanh nghiê ̣p còn chấp nhâ ̣n 30% vốn điều lê ̣ để được sử dụng nhãn hiệu và ghép tên VINASHIN… [48, tr. 12].

Về viê ̣c góp vốn vào doanh nghiê ̣p bằng giá tri ̣ quyền sở hữu công nghiê ̣p đã được quy đi ̣nh ở mô ̣t số văn bản , cụ thể là tại khoản 4 Điều 4 Luâ ̣t Doanh nghiê ̣p năm 2005, khoản 1 Điều 3 Luâ ̣t Đầu tư năm 2005 và mới đây là tại Điều 5 Nghị định 102/2010/NĐ-CP hướng dẫn mô ̣t số điều của Luâ ̣t Doanh nghiê ̣p. Theo đó, chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu của quyền sở hữu công nghiệp mới có quyền sử du ̣ng các tài sản đó để góp vốn . Tuy nhiên, cho đến nay thì chưa có một văn bản nào riêng biệt quy định cụ thể về việc góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuê ̣ nói chung và quyền sở hữu công nghiê ̣p nói riêng. Các quy định đã được ban hành chưa được cụ thể hóa , còn mang tính hình thức, do đó ha ̣n chế khả năng sử du ̣ng đối tượng sở hữu công nghiê ̣p của các chủ thể quyền sở hữu công nghiệp. Đây đang là mô ̣t khó khăn cho các nhà đầu tư và các cơ quan có thẩm quyền. Do vâ ̣y mà hình thức góp vốn này ở nước ta chưa thực hiê ̣n nhiều và đúng quy đi ̣nh. Đơn cử ví du ̣ đối với mô ̣t đối tượng được bảo hô ̣ dưới da ̣ng quyền sở hữu công nghiê ̣p là nhãn hiê ̣u hàng hóa, ta thấy để tạo ra một nhãn hiệu hàng hóa, nhất là nhãn hiê ̣u hàng hóa nổi tiếng phải mất rất nhiều thời gian và chi phí đầu tư . Tuy vâ ̣y, khi mang nhãn hiê ̣u hàng hóa để góp vốn thì không ít doanh nghiệp phải chịu thiệt thòi. Do chưa có văn bản nào hướng dẫn cụ thể về vấn đề góp vốn bằng giá trị quyền sở hữu công nghiê ̣p nên các bên thường lâ ̣p hợp đồng góp vốn thông thường ; các bên sẽ lâ ̣p hợp đồng góp vốn , tự thỏa thuâ ̣n để xác định giá trị của nhãn hiệu hàng hóa, quy đi ̣nh tỷ lê ̣ cổ phần mà bên có nhãn hiê ̣u hàng hóa được nắm giữ , quyền và nghĩa vu ̣ tương ứng… Điều đáng nói ở đây là các doanh nghiê ̣p thực hiê ̣n góp vốn bằng nhãn hiê ̣u hàng hóa , vốn chưa được đi ̣nh giá nhưng la ̣i được ghi trong giấy chứng nhâ ̣n đăng ký kinh doanh là "góp vốn bằng tiền " (nhưng lại không có tiền). Chính điều này gây rắc rối cho hệ thống kế toán… Hoă ̣c cũng có trường hợp các d oanh nghiê ̣p phải dùng cách chuyển nhượng nhãn hiệu hàng hóa thay vì làm thủ tục góp vốn bằng nhãn hiệu hàng hóa để tránh những phiền toái do chưa có hướng dẫn cụ thể của pháp luật . Việc góp vốn bằng thương hiệu là một hiện tượng đã và đang diễn ra, nhưng đến nay

vẫn chưa có quy định nào hướng dẫn cụ thể việc định giá và ghi nhận giá trị này. Có lẽ vì thế mà mỗi doanh nghiệp, mỗi công ty kiểm toán có cách nhìn, cách "ứng xử" khác nhau, tạo sự thiếu đồng bộ trong hoạt động này. Cùng ghi nhận phần giá trị thương hiệu vào vốn góp của chủ sở hữu, nhưng với mỗi doanh nghiệp lại ghi nhận một kiểu, mỗi công ty kiểm toán lại nhận định một cách.

Cho tới thời điểm này , mới chỉ có các văn bản pháp lý sau đây quy đi ̣nh về giá trị thương hiệu:

+ Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bô ̣ Tài chính về viê ̣c ban hành chuẩn mực kế toán Viê ̣t Nam. Theo công bố ta ̣i quyết đi ̣nh này , thương hiê ̣u không được coi là mô ̣t tài sản cố đi ̣nh v ô hình của doanh nghiệp . Lợi thế thương ma ̣i của doanh nghiê ̣p là chỉ tiêu gắn với thương hiê ̣u. Chuẩn mực cũng quy đi ̣nh : Lợi thế thương ma ̣i được ta ̣o ra từ nô ̣i bô ̣ doanh nghiê ̣p không được ghi nhâ ̣n là tài sản vì nó không phải n guồn lực có thể xác đi ̣nh , không đánh giá được mô ̣t cách đáng tin câ ̣y và doanh nghiê ̣p không kiểm soát được.

+ Nghị định số 109/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ về chuyển doanh nghiê ̣p 100% vốn Nhà nước thành công ty cổ phần quy đi ̣nh : Giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp cổ phần hóa gồm giá trị lợi thế về vị trí địa lý, giá trị thương hiệu, tiềm năng phát triển.

+ Thông tư số 146/2007/TT-BTC ngày 06/12/2007 của Bộ Tài chính hướng d ẫn thực hiện một số vấn đề tài chính khi thực hiện chuyển doanh nghiê ̣p 100% vốn Nhà nước thành công ty cổ phần theo Nghi ̣ đi ̣nh số

109/2007/NĐ-CP đã quy đi ̣nh lợi thế kinh doanh xác đi ̣nh trên cơ sở lợi thế về vị trí địa lý và giá trị thương hiệu. Theo đó, giá trị thương hiệu (bao gồm nhãn hiê ̣u, tên thương ma ̣i ) được xác đi ̣nh dựa trên cơ sở các chi phí thực tế cho viê ̣c sáng chế , xây dựng và bảo vê ̣ nhãn mác , tên thương ma ̣i của doanh nghiê ̣p trong 10 năm trước thời điểm xác đi ̣nh giá tri ̣ doanh nghiê ̣p hoă ̣c kể từ ngày thành lập đối với các doanh nghiệp có thời gian hoạt động ít hơn 10 năm

(bao gồm cả chi phí quảng cáo , tuyên truyền trong và ngoài nước để quảng bá, giới thiệu sản phẩm , công ty , xây dựng trang web… ). Tuy nhiên, Nghị đi ̣nh số 109/2007/NĐ-CP và Thông tư số 146/2007/TT-BTC chỉ có ý nghĩa đối với viê ̣c cổ phần hóa doanh nghiê ̣p nhà nước. Do đó, viê ̣c xác đi ̣nh giá tri ̣, nhượng quyền sử du ̣ng thương hiê ̣u , góp vốn liên doanh bằng giá trị thương hiê ̣u đối với các doanh nghiê ̣p vẫn chưa được pháp luâ ̣t hướng dẫn cu ̣ thể.

Viê ̣c xây dựng mô ̣t hành lang pháp lý đầy đủ đối với vấn đề góp vốn bằng quyền sở hữu công nghiê ̣p nói chung và nhãn hiê ̣u hàng hóa nói riêng đang được các doanh nghiê ̣p và cả các cơ quan thi hành pháp luâ ̣t quan tâm . Nhà nước cần ban hành một văn bản pháp luật hướng dẫn cụ thể cách xác đi ̣nh giá tri ̣ quyền sở hữu công nghiê ̣p để các doanh nghiê ̣p ghi nhâ ̣n giá tri ̣ quyền sở hữu công nghiê ̣p vào bảng cân đối kế toán của mình . Có như vậy mới tạo cho các doanh nghiệp cơ hội nắm trong tay những giải pháp hữu ích, nâng tầm giá trị và vị thế của mình, mà còn là "liều thuốc" kích thích sự sáng tạo của các tổ chức, cá nhân khi sản phẩm trí tuệ của họ được "quy" thành tiền, tạo cơ sở pháp lý để các hoạt động góp vốn bằng giá trị quyền sở hữu công nghiê ̣p trở thành phổ biến và phát triển ở nước ta.

Theo kinh nghiê ̣m của pháp luâ ̣t Cô ̣ng hòa Pháp , viê ̣c góp vốn vào doanh nghiê ̣p bằng giá tri ̣ quyền sở hữu công nghiê ̣p có hai da ̣ng : góp vốn bằng quyền sở hữu đối tượng sở hữu công nghiê ̣p và góp vốn bằng quy ền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp (Điều 1843 Bô ̣ luâ ̣t Dân sự Pháp).

+ Góp vốn bằng quyền sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp là trường hợp người góp vốn sẽ bi ̣ mất quyền sở hữu đối với đối tượng sở hữu công nghiệp và doanh nghiê ̣p được góp vốn sẽ trở thành chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiê ̣p, có quyền độc quyền đối với đối tượng sở hữu công nghiệp . Khi doanh nghiê ̣p giải thể, người góp vốn không thể lấy la ̣i được đối tượng sở hữu công nghiê ̣p đã góp vốn vào doanh nghiê ̣p.

Hợp đồng góp vốn vào doanh nghiê ̣p bằng quyền sở hữu đối tượng sở hữu công nghiê ̣p giống như hợp đồng chuyển nhượng các đối tượng sở hữu

công nghiê ̣p, do đó giống như hợp đồng mua bán hàng hóa. Điểm giống nhau giữa hai hợp đồng này là : chủ sở hữu "bán đứt" quyền sở hữu công nghiê ̣p của mình. Tuy nhiên, trong hợp đồng chuyển nhượng các đối tượng sở hữu công nghiê ̣p, bên chuyển nhượng bán quyề n sở hữu công nghiê ̣p để đổi lấy mô ̣t khoản tiền còn trong hợp đồng góp vốn bằng quyền sở hữu đối tượng sở hữu công nghiê ̣p thì người góp vốn sẽ được sở hữu số cổ phần tương ứng , được hưởng các quyền lợi của mô ̣t cổ đông trong công ty cổ phần.

+ Góp vốn bằng quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp : là trường hợp người góp vốn vẫn giữ quyền sở hữu đối với đối tượng sở hữu công nghiê ̣p và doanh nghiê ̣p nhâ ̣n góp vốn chỉ có quyền kha i thác đối tượng sở hữu công nghiê ̣p trong mô ̣t thời ha ̣n xác đi ̣nh . Khi doanh nghiê ̣p giải thể , người góp vốn có thể lấy la ̣i đối tượng sở hữu công nghiê ̣p đã góp vào doanh nghiê ̣p (Điều 1844-9 Bô ̣ luâ ̣t Dân sự Pháp).

Theo quy đi ̣nh của pháp luâ ̣t , người góp vốn bằng quyền sử du ̣ng đối tượng sở hữu công nghiê ̣p phải dành cho doanh nghiê ̣p sự đảm bảo về đối tượng sở hữu công nghiê ̣p , điều này giống như nghĩa vu ̣ bảo đảm của người cho thuê trong hợp đồ ng thuê tài sản . Tuy nhiên, hai loa ̣i hợp đồng này cũng có điểm khác, đó là: trong hợp đồng thuê tài sản , quyền sử du ̣ng tài sản được chuyển cho người thuê , bên cho thuê được nhâ ̣n la ̣i mô ̣t khoản tiền còn trong hợp đồng góp vố n bằng quyền sử du ̣ng đối tượng sở hữu công nghiê ̣p thì quyền sử du ̣ng đối tượng sở hữu công nghiê ̣p được chuyển cho công ty và người góp vốn nhâ ̣n la ̣i quyền sở hữu mô ̣t số lượng cổ phần tương ứng với giá trị quyền sử dụ ng đối tượng sở hữu công nghiê ̣p và đương nhiên trở thành cổ đông của công ty đó.

Hy vo ̣ng rằng , qua trao đổi kinh nghiê ̣m với các nước ba ̣n - những nước mà ở đó pháp luâ ̣t về quyền sở hữu công nghiê ̣p phát triển , các nhà lập pháp của chúng ta sẽ chọn lọc và tiếp thu những điểm phù hợp , từ đó sáng ta ̣o nên các quy đi ̣nh hướng dẫn viê ̣c góp vốn bằng quyền sở hữu công nghiê ̣p , tạo nền tảng cho các vấn đề pháp lý đang còn gặp vướng mắc ở nước ta.

Một phần của tài liệu Những quy định đối với góp vốn thành lập Công ty Cổ phần ở Việt Nam (Trang 75)