Những gì có thể trở thành tài sản góp vốn ? Và tài sản muốn trở thành vốn góp phải thỏa mãn những điều kiê ̣n như thế nào ? Đây là những câu hỏi tưởng như đơn giản nhưng la ̣i là vấn đề không nhỏ đối với chúng ta , nhất là trong điều kiê ̣n nền kinh tế tri thức đang phát triển ma ̣nh mẽ như hiê ̣n nay . Như chúng ta đã biết , nền kinh tế hiê ̣n nay không còn quá p hụ thuộc vào những tài sản mang hình thái vâ ̣t chất như nhà cửa , công xưởng, máy móc mà mô ̣t yếu tố đóng vai trò quan tro ̣ng , có tính chất quyết định đó là sự sáng tạo của trí óc con người.
Về cơ bản , tài sản góp vốn là tất cả mọi tài sản theo quy định pháp luâ ̣t. Vì vậy, viê ̣c đưa ra khái niê ̣m tài sản là mô ̣t viê ̣c rất quan tro ̣ng , mang tính nền tảng. Nếu khái niê ̣m tài sản đủ rô ̣ng , mang tính khái quát thì dẫn đến sự tồn ta ̣i của nhiề u hình thức góp vốn . Ngược la ̣i, nếu khái niê ̣m tài sản quá hẹp thì sẽ không bao quát được hết các loại tài sản và cũng sẽ hạn chế một số hình thức góp vốn.
Theo quy đi ̣nh ta ̣i Điều 163 Bô ̣ luâ ̣t Dân sự 2005 thì: "Tài s ản bao gồm: vâ ̣t, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản khác " [35]. Tiếp thu quan điểm này, Điều 181 Bô ̣ luâ ̣t Dân sự la ̣i đưa ra khái niê ̣m về quyền tài sản là "quyền có thể tri ̣ giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao di ̣ch dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuê ̣" [35]. Với cách đi ̣nh nghĩa tài sản bằng phương pháp liệt kê như trên, Bô ̣ luâ ̣t Dân sự 2005 đã có những ha ̣n chế lớn, đó là chỉ liê ̣t kê mà không đưa ra được bản chất củ a tài sản; tư duy coi nă ̣ng tài sản là vâ ̣t hữu hình và chưa đưa ra được mô ̣t cách phân loa ̣i tài sản mô ̣t cách hợp lý . Cách định nghĩa tài sản bằng cách liệt kê một số loại tài sản không bao giờ có thể thỏa đáng khi tài s ản là một khái niệm không cố định , luôn thay đổi tùy vào các điều kiện của xã hội. Dù cho có liệt kê chi tiết các loại tài sản đến đâu thì khái niệm đó cũng chỉ đúng trong một thời gian nhất định vì trong tương lai có thể xuất hiê ̣n những da ̣ng tài sản mới mà hiê ̣n ta ̣i chưa tiên liê ̣u được hết, do đó khái niê ̣m ấy không có tính cố đi ̣nh, quá hẹp và chưa chính xác.
Vì chưa có một khái niệm tài sản chuẩn xác nên kéo theo rắc rối liên quan đến định nghĩa về tài sản góp vốn . Theo quy định ta ̣i khoản 4 Điều 4 Luâ ̣t Doanh nghiê ̣p 2005 thì:
Góp vốn là việc đưa tài sản vào công ty để trở thành chủ sở hữu hoă ̣c các chủ sở hữu chung của công ty . Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam , ngoại tệ tự do chuyển đổi , vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ , công nghê ̣, bí quyết kỹ thuật , các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty do thành viên góp để tạo thành vốn của công ty [34].
Qua đi ̣nh nghĩa trên ta có thể xác đi ̣nh hình thức góp vốn bằng tài sản vào công ty cổ phần . Các cổ đông có thể thỏa thuận với nhau về tài sản góp vốn, đó có thể là tiền, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuê ̣ hay là các loa ̣i tài sản khác…
Đi ̣nh nghĩa trên của Luâ ̣t Doanh nghiê ̣p cũng la ̣i sử du ̣ng phương pháp liê ̣t kê các loa ̣i tài sản góp vốn, đây là mô ̣t sự kế thừa khái niê ̣m về tài sản củ a Bô ̣ luâ ̣t Dân sự 2005. Mă ̣c dù Luâ ̣t Doanh nghiê ̣p 2005 đã mở rô ̣ng hơn về các loại tài sản góp vốn bằng quy định "các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty do các thành viên góp để ta ̣o thành vốn của công ty… " nhưng ta thấy quy đi ̣nh về tài sản góp vốn thiếu tính khái quát , điều này mâu thuẫn với sự sáng tạo và phát triển của lực lượng sản xuất , tính đa dạng của vật chất . Như vâ ̣y, quy đi ̣nh này không mang tính ổn đi ̣nh và dễ gây ra nhiều cách hiểu khác nhau trong thực tế, làm cho người dân lúng túng , khó khăn trong quá trình áp dụng luật. Ví dụ: trong trường hợp các cổ đông thỏa thuâ ̣n góp vốn bằng tri thức (như khả năng nghiên cứu thi ̣ trường , tổ chức sản xuấ t kinh doanh) hay góp vốn bằng công việc (như dùng lợi thế về các quan hê ̣ xã hô ̣i để hoàn tất các thủ tục thành lập công ty nhanh chóng… ) thì có được luật cho phép không? Ta thấy đây là hai hình thức góp vốn rất khó xác đ ịnh giá trị nên các nhà làm luật Việt Nam dường như tránh nhắc tới . Luật quy đi ̣nh không rõ ràng nên làm cho các nhà đầu tư và thậm chí là cả những người thi hành pháp luâ ̣t trong các cơ quan nhà nước không có cách hiểu th ống nhất, làm mất tính công bằng của pháp luâ ̣t.
Có rất nhiều cách phân loại tài sản theo các căn cứ khác nhau , do đó cũng tồn tại rất nhiều các hình thức góp vốn . Ở luận văn này , tôi xin đưa ra mô ̣t căn cứ để phân loa ̣i h ình thức góp vốn , đó là căn cứ vào viê ̣c chuyển giao tài sản . Tài sản góp vốn có thể là bất kỳ dạng nào , tuy nhiên hành vi góp vốn là một hành vi chuyển giao tài sản , do đó tài sản góp vốn phải là tài sản được phép chuyển giao trong giao lưu dân sự . Căn cứ vào viê ̣c chuyển giao, ngườ i ta có thể chia hình thức góp vốn bằng tài sản thành các loa ̣i : góp
vốn bằng tiền , góp vốn bằng vật , góp vốn bằng quyền tài sản , góp vốn bằng các tài sản khác.
+ Góp vốn bằng tiền: Góp vốn bằng tiền là việc đưa tiền mặt vào công ty nhằm đổi lấy mô ̣t quyền lợi đối với công ty . Viê ̣c góp vốn bằng tiền có tính chất giống như bỏ tiền ra mua cổ phần của công ty cổ phần đ ể hưởng quyền lợi của cổ đông trong công ty. Góp vốn bằng tiền có vai trò rất quan trọng, bởi tiền có thể đem vào lưu thông ngay mà không phải qua khâu trao đổi khác ; trong trường hợp này không phải tiến hành đi ̣nh giá tài sả n góp vốn , không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản, đây chính là lợi thế lớn.
+ Góp vốn bằng vật : Vật ở đây có thể là đô ̣ng sản hoă ̣c bất đô ̣ng sản , ví dụ như máy móc , nhà xưởng, ô tô… Viê ̣c góp vốn theo hì nh thức này gần giống với viê ̣c bán hay đổi vâ ̣t lấy quyền lợi trong công ty : Người góp vốn chuyển quyền sở hữu hay quyền sử du ̣ng đối với tài sản góp vốn cho công ty , thu được quyền lợi ; còn công ty có được quyền đối với tài sản đó . Khi góp vốn bằng vâ ̣t thì viê ̣c đi ̣nh giá thường không quá khó khăn như các loa ̣i tài sản vô hình khác ví dụ như quyền sở hữu trí tuê ̣.
+ Góp vốn bằng quyền tài sản : thườ ng thấy trong hình thức góp vốn này là góp vốn bằng giá trị quyền sở hữu trí tuệ (bao gồm quyền sở hữu công nghiê ̣p, quyền tác giả, quyền liên quan đến giống cây trồng).
+ Góp vốn bằng các tài sản khác như góp vốn bằng các giấy tờ có giá như hối phiếu, hoă ̣c góp vốn bằng trái phiếu…
Dưới đây, tôi xin tâ ̣p trung vào hai hình thức góp vốn rất quan tro ̣ng và phổ biến trong giai đoạn hiện nay , đó là góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất và giá trị quyền sở hữu công nghiê ̣p.