Viê ̣c góp vốn bằng giá tri ̣ quyền sử du ̣ng đất vào công ty cổ phần phải được lâ ̣p thành hợp đồng góp vốn. Theo quy đi ̣nh ta ̣i Điều 727 Bô ̣ luâ ̣t Dân sự năm 2005 thì:
Hợp đồng góp vốn bằng giá tri ̣ quyền sử du ̣ng đất là sự thỏa thuận giữa các bên , theo đó người sử du ̣ng đất (sau đây go ̣i là bên góp vốn ) góp phần vốn của mình bằng giá trị quyền sử dụng
đất để hợp tác sản xuất , kinh doanh với cá nhân , pháp nhân, hô ̣ gia đình, chủ thể khác theo quy định của Bộ luật Dân sự và pháp luật về đất đai [35].
Khoản 4 Điều 4 Luâ ̣t Đất đai năm 2003 quy đi ̣nh:
Nhâ ̣n chuyển quyền sử du ̣ng đất là viê ̣c xác lâ ̣p quyền sử dụng đất do được người khác chuyển quyền sử dụng đất theo quy đi ̣nh của pháp luâ ̣t thông qua các hình thức chuyển đổi , chuyển nhượng, thừa kế , tă ̣ng cho quyề n sử du ̣ng đất hoă ̣c góp vốn bằng quyền sử du ̣ng đất mà hình thành nên pháp nhân mới [33].
Ta thấy pháp luâ ̣t đã thừa nhâ ̣n tư cách người nhâ ̣n chuyển quyền sử dụng đất cho công ty có tư cách pháp nhân , người góp vốn là ngườ i chuyển quyền sử du ̣ng đất.
Cũng theo quy định của Luật Đất đai (khoản 19 Điều 4), quyền sử dụng đất là tài sản phải đăng ký , qua viê ̣c đăng ký người sử du ̣ng đất xác lâ ̣p quyền và nghĩa vu ̣ trước Nhà nước và người thứ b a. Khi cổ đông góp vốn bằng giá tri ̣ quyền sử du ̣ng đất vào công ty cổ phần thì công ty là bên nhâ ̣n chuyển quyền sử du ̣ng đất, do đó công ty phải đăng ký quyền sử du ̣ng đất đó . Điều này cũng đồng nghĩa với viê ̣c công ty cổ p hần xác lâ ̣p tư cách người sử dụng đất trước Nhà nước và người thứ ba . Và công ty cổ phần được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (điểm b khoản 1 Điều 131 Luâ ̣t Đất đai 2003).
Khi cổ đông góp vốn vào công ty cổ phần , tài sản góp vốn không còn thuô ̣c quyền sở hữu của cổ đông nữa, quyền sở hữu tài sản đó đã được chuyển cho công ty. Vớ i tư cách là chủ sở hữu, công ty có quyền khai thác công du ̣ng và định đo ạt đối với tài sản đó . Thế nhưng, đối với tài sản góp vốn là giá tri ̣ quyền sử du ̣ng đất thì nguyên tắc này dường như không được sử du ̣ng mô ̣t cách thống nhất giữa Luật Doanh nghiệp, Bô ̣ luâ ̣t Dân sự và Luâ ̣t Đất đai.
Khoản 3 Điều 730 Bô ̣ luâ ̣t Dân sự năm 2005 quy đi ̣nh: "Bên góp vốn bằng giá tri ̣ quyền sử du ̣ng đất được nhâ ̣n la ̣i quyền sử du ̣ng đất đã góp vốn theo thỏa thuâ ̣n hoă ̣c khi thời ha ̣n góp vốn đã hết" [35].
Còn tại khoản 2 Điều 131 Luâ ̣t Đất đai 2003 quy đi ̣nh về các trường hợp chấm dứt viê ̣c góp vốn bằng giá tri ̣ quyền sử du ̣ng đất , trong đó có các trường hợp:
+ Hết thờ i ha ̣n góp vốn bằng quyền sử du ̣ng đất;
+ Bên góp vốn bằng quyền sử du ̣ng đất bi ̣ tuyên bố phá sản, giải thể; + Cá nhân tham gia hợp đồng góp vốn chết;
Và việc xử lý quyền sử dụng đất khi chấm dứt việc góp vốn như sau: + Trườ ng hợp hết thời ha ̣n góp vốn thì bên góp vốn bằng quyền sử dụng đất được tiếp tu ̣c sử du ̣ng đất đó trong thời ha ̣n còn la ̣i.
+ Trườ ng hợp bên góp vốn bi ̣ phá sản thì quyền sử du ̣ng đất đã góp vốn được xử lý theo quyết đi ̣nh tuyên bố phá sản của Tòa án.
+ Trườ ng hợp cá nhân tham gia hợp đồng góp v ốn chết thì quyền sử dụng đất đã góp vốn được để thừa kế theo quy định của pháp luật về dân sự (khoản 4 Điều 131 Luật Đất đai 2003).
Ở đây, pháp luật dân sự và pháp luật đất đai có sự không phù hợp với pháp luật doanh nghiê ̣p khi vẫn gắn tài sản đem góp vốn với người góp vốn vào công ty cổ phần, không có sự tách ba ̣ch giữa tài sản công ty và tài sản của cổ đông.
Theo quan điểm của Luâ ̣t Doanh nghiê ̣p thì cổ đông (bên góp vốn) và công ty cổ phần là hai chủ thể hoàn toàn tách biệt ; mỗi chủ thể đều có tài sản riêng biê ̣t. Khi cổ đông góp vốn bằng giá tri ̣ quyền sử du ̣ng đất vào công ty cổ phần thì ho ̣ đã chấm dứt tư cách là chủ thể của quyền sử du ̣ng đất đó, đổi la ̣i họ nhận được quyền sở hữu một số lượng cổ phần của công ty tương ứng với
giá trị của quyền sử dụng đất đã góp . Đồng thời với việc này , quyền sử du ̣ng đất trở thành tài sản của công ty . Theo quy đi ̣nh của pháp luật, khi được cấp Giấy chứng nhâ ̣n quyền sử du ̣ng đất , công ty cổ phần hoàn toàn có quyền chiếm hữu, sử du ̣ng, đi ̣nh đoa ̣t đối với quyền sử du ̣ng đất đó (ví dụ công ty có thể chuyển nhượng quyền sử du ̣ng đất đó cho người khác).
Tuy nhiên, ta thấy Bộ luâ ̣t Dân sự và Luâ ̣t Đất đai có quy đi ̣nh về thời hạn góp vốn đối với quyền sử dụng đất , quyền sử du ̣ng đất - tài sản đã góp vốn vẫn thuô ̣c di sản thừa kế khi người góp vốn chết , vẫn bị xử lý theo quyết đi ̣nh tuyên bố phá sản của Tòa án khi bên góp vốn phá sản . Sở dĩ như vâ ̣y là vì theo quan điểm của Bô ̣ luâ ̣t Dân sự và Luâ ̣t Đất đai thì góp vốn bằng giá tri ̣ quyền sử du ̣ng đất không có nghĩa là chuyển quyền sở hữu hoàn toàn mà có thể cho góp vốn dưới da ̣ng cho phép sử du ̣ng quyền sử du ̣ng đất theo thời ha ̣n và không cho phép công ty có quyền đi ̣nh đoa ̣t đối với tài sản góp vốn là giá trị quyền sử dụng đất . Sau khi hết thời ha ̣n góp vốn hoă ̣c xảy ra sự kiê ̣n theo thỏa thuận làm chấm dứt việc góp vốn thì người góp vốn có quyền nhận lại quyền sử du ̣ng đất . Đây là trường hợp góp vốn mà pháp luâ ̣t doanh nghiê ̣p chưa dự liê ̣u được.
2.6.2. Đối vớ i trƣờng hơ ̣p góp vốn bằng giá tri ̣ quyền sở hƣ̃u trí tuê ̣
Pháp luật về sở hữu trí tuệ quy định : "Quyền sở hữu trí tuê ̣ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ bao gồm quyền tác giả , quyền liên quan đến quyền tác giả , quyền sở hữu công nghiê ̣p và quyền liên quan đến giống cây trồng" [37, khoản 1 Điều 4]. Cũng theo Luật Sở hữu trí tuệ thì việc chuyển quyền sở hữu hoă ̣c quyền sử du ̣ng đối với quyền sở hữu trí tuê ̣ là quyền sở hữu công nghiê ̣p và quyền liên quan đến giống cây trồng phải được thực hiê ̣n dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản và chỉ có hiê ̣u lực khi được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền (đối với trường hợp các loa ̣i quyền sở hữu công nghiê ̣p được xác lâ ̣p trên cơ sở đăng ký) - (khoản 1 Điều 148, khoản 3 Điều 192). Do đó, viê ̣c góp vốn vào công ty cổ phần đối với tài sản là giá tri ̣
quyền sở hữu trí tuê ̣ như giá tri ̣ quyền sở hữu công nghiê ̣p, quyền liên quan đến giống cây trồng phải thực hiê ̣n thủ tu ̣c đăng ký theo quy đi ̣nh của pháp luâ ̣t.
Pháp luật về sở hữu trí tuệ không chỉ cho phép chuyển nhượng quyền sở hữu mà còn cho phép chuyển giao quyền sử du ̣ng đối với sản phẩm trí tuê ̣. Tuy nhiên, pháp luật doanh nghiệp mới chỉ quy định một cách chung chung về góp vốn bằng giá trị quyền sở hữu trí tuệ (Điều 5 Nghị định 102/2010/NĐ-CP) mà vẫn chưa quy đi ̣nh rõ về trường hợp góp vốn bằng giá tri ̣ qu yền sử du ̣ng đối với tài sản trí tuê ̣. Điều 29 của Luật Doanh nghiệp quy định hành vi góp vốn vào doanh nghiê ̣p được coi là hành vi chuyển giao quyền sở hữu tài sản . Như vâ ̣y, nếu góp vốn vào doanh nghiê ̣p bằng giá tri ̣ quyề n sở hữu trí tuê ̣ thì viê ̣c góp vốn đó được hiểu là góp vốn bằng quyền sở hữu đối tượng sở hữu trí tuê ̣. Điều này có nghĩa là Điều 29 Luâ ̣t Doanh nghiê ̣p 2005 đã ha ̣n chế khả năng góp vốn bằng giá trị quyền sử du ̣ng đối tượng sở hữu trí tuê ̣ của người góp vốn.
Điều 29 Luâ ̣t Doanh nghiê ̣p 2005 đã quy đi ̣nh loa ̣i tài sản góp vốn là giá trị quyền sở hữu trí tuệ mà không đề cập tới sự khác nhau giữa hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu trí tuê ̣ với hợp đồng chuyển giao quyền sử du ̣ng đối tượng sở hữu trí tuê ̣ . Dưới góc đô ̣ tài sản , hai loa ̣i hợp đồng này có sự khác nhau về đối tượng chuyển giao . Đối với hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu các đối tượng sở hữu trí tuệ là hợp đồng "bán đứt", trong khi đó , hợp đồng chuyển giao quyền sử du ̣ng đối tượng quyền sở hữu trí tuê ̣ chỉ là chuyển giao quyền sử du ̣ng trong mô ̣t thời gian nhất đi ̣nh được thỏa thuâ ̣n trong hợp đồng.