Về trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Giải thể doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam và thực tiễn áp dụng tại công ty cổ phần JM (Trang 65)

M “U

2.2.3.Về trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp

Luật pháp nước ta quy định việc giải thể doanh nghiệp được tiến hành khi có những nguyên nhân nhất định và phải thông qua một trình tự thủ tục nhất định. Việc quy định về trình tự, thủ tục nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp chủ

59

động tiến hành giải thể khi rơi vào các trường hợp giải thể. Đồng thời để nhà nước có quyết sách đúng đắn trong việc điều chỉnh kinh tế vĩ mô.

2.2.3.1 Về quyết định giải thể doanh nghiệp

Quyết định giải thể của Công ty thể hiện ý chí trực tiếp của các chủ sở hữu doanh nghiệp thông qua cơ quan đại diện là Đại hội đồng cổ đông, thể hiện mong muốn chấm dứt sự tồn tại của Công ty. Khi nó được thông qua cũng là tuyên bố của doanh nghiệp tới các bên liên quan như các cổ đông, đối tác, cơ quan quản lý rằng doanh nghiệp sẽ chấm dứt sự tồn tại của mình trong một thời hạn nhất định.

Theo quy định tại khoản 3 điều 158 Luật doanh nghiệp: “Trong thời hạn bảy ngày kể từ ngày thông qua, quyết định giải thể phải được gửi đến cơ quan đăng ký kinh doanh, các chủ nợ, người lao động, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan và phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính và chi nhánh của Công ty. Đối với trường hợp pháp luật yêu cầu đăng báo thì quyết định giải thể doanh nghiệp phải được đăng ít nhất trên một tờ báo viết hoặc báo điện tử trong ba số liên tiếp. Quyết định giải thể được gửi kèm với thông báo về phương án giải quyết nợ. Thông báo này phải ghi rõ tên, địa chỉ của chủ nợ, số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó, cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ.

Thực tế tiến trình giải thể tại công ty cổ phần JM cho thấy, nhiều vấn đề cần xem xét đối với quy định về quyết định giải thể khi áp dụng vào thực tế:

Thứ nhất, về nghĩa vụ thông báo tới cơ quan đăng ký kinh doanh, tất cả các chủ nợ, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người lao động trong doanh nghiệp. Quy định nghĩa vụ của doanh nghiệp khi tiến hành giải thể phải thông báo tới các bên liên quan nhằm mục đích các chủ thể liên quan tự bảo vệ quyền và lợi ích của mình trong các mối liên hệ với doanh nghiệp chuẩn bị tiến hành giải thể. Quy định này là cần thiết và có ý nghĩa quan trọng. Bởi đứng từ phía doanh nghiệp chuẩn bị giải thể, lợi ích của các bên liên quan sẽ ít được quan tâm. Các doanh nghiệp mong muốn rút gọn các thủ tục giải thể, để có thể nhanh chóng “biến mất‟‟ trên thị trường trong trường hợp, và có thể tránh được các nghĩa vụ nợ, nghĩa vụ tài chính nhiều nhất có thể. Vì vậy, việc yêu cầu gửi quyết định giải thể thì các bên liên quan mới

60

biết và thực hiện các quyền của mình, cũng như cơ quan đăng ký kinh doanh có thể giám sát việc thực hiện các thủ tục giải thể tiếp theo của doanh nghiệp. Dù vậy, trên thực tế, khi công ty cổ phần JM cũng như nhiều doanh nghiệp khác gửi thông báo về việc giải thể doanh nghiệp tới cơ quan đăng ký kinh doanh thì cơ quan đăng ký kinh doanh không tiếp nhận và yêu cầu các doanh nghiệp phải hoàn tất một bộ hồ sơ đầy đủ thì lúc đó mới tiếp nhận hồ sơ giải thể của doanh nghiệp. Điều này, khiến cho các doanh nghiệp không khỏi băn khỏi băn khoăn: pháp luật quy định phải thực hiện mà doanh nghiệp không thể thực hiện được, liệu có ảnh hưởng tới việc giải thể doanh nghiệp sau này không và phải thực hiện các thủ tục giải thể theo trình tự như thế nào là đúng. Quy định thông báo tới cơ quan đăng ký kinh doanh có còn đảm bảo được ý nghĩa của nó, khi chính cơ quan có thẩm quyền lại không tiếp nhận.

Bên cạnh đó, pháp luật đặt ra nghĩa vụ gửi quyết định giải thể cũng như thông báo về phương án giải quyết nợ cho các chủ nợ nhưng lại không đưa ra các chế tài kèm theo. Hậu quả tất yếu là, nhiều doanh nghiệp đã không thực hiện nghĩa vụ này theo quy định cũng không thể xử lý vì không có cơ sở pháp lý. Các doanh nghiệp nghiêm chỉnh tuân thủ pháp luật, thực hiện nghĩa vụ thông báo tới các chủ nợ thì lại phát sinh thêm nghiều nghĩa vụ. Các doanh nghiệp không thực hiện theo yêu cầu của pháp luật thì lại rút ngắn được nhiều thời gian khi giải thể, hạn chế được nghĩa vụ thanh toán nợ. Quy định mang tính hình thức không có chế tài kèm theo khiến cho việc thực hiện pháp luật ở các doanh nghiệp cũng khác nhau.

Thứ hai, về nghĩa vụ đăng báo bố cáo việc giải thể của doanh nghiệp. Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2005, thì việc đăng báo chỉ bắt buộc khi pháp luật có yêu cầu, điều này thể hiện quan điểm hướng về doanh nghiệp giảm thiểu những chi phí không cần thiết trong quá trình giải thể. Tuy nhiên, luật doanh nghiệp 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành lại không quy định cụ thể các trường hợp buộc phải đăng báo. Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp không biết mình có rơi vào trường hợp phải đăng báo giải thể hay không. Và thực tế áp dụng, thì yêu cầu về ba số báo liên tiếp bố cáo về việc giải thể doanh nghiệp là một trong những đầu hồ sơ bắt buộc phải có để doanh nghiệp có thể thực hiện thủ tục giải thể tại cơ quan đăng ký

61

kinh doanh. Mục đích của việc đăng báo là nhằm thông báo công khai cho các chủ nợ và các bên liên quan biết doanh nghiệp đang trong quá trình giải thể, tạo điều kiện để các bên có liên quan thực hiện các quyền của mình đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp nào thực sự không muốn công khai việc giải thể doanh nghiệp thì hoàn toàn có thể đăng bố cáo việc giải thể doanh nghiệp tại những tờ báo ít phổ biến hay trên báo địa phương thì các bên liên quan cũng khó có cơ hội mà biết được thông tin về tình trạng giải thể của doanh nghiệp. Như vậy, mục đích của việc đăng báo cũng khó có thể mà đạt được. Theo ý kiến của tác giả, có thể yêu cầu việc đăng báo buộc phải thực hiện đăng trên các báo trung ương. Bởi mối quan hệ của một doanh nghiệp với các bên liên quan không chỉ bó hẹp trong phạm vi một tỉnh, thành phố mà trải rộng ở phạm vi kháp các tỉnh thành phố. Mặt khác, nên quy định về một số loại báo phổ thông để các bên liên quan có điều kiện tiếp cận thông tin doanh nghiệp giải thể.

Hiện nay, Cục Quản lý đăng ký kinh doanh đang triển khai các hoạt động hướng tới mục tiêu trọng tâm là đưa toàn bộ các pháp nhân hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế tập trung vào một hệ thống thông tin duy nhất là hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia. Trên cơ sở hệ thống này, một cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia cũng đang được xây dựng, nhằm cung cấp cho cộng đồng một trang thông tin điện tử với đầy đủ các tính năng về đăng ký doanh nghiệp trực tuyến, kiểm tra tên doanh nghiệp, rà soát, hiệu đính thông tin đăng ký kinh doanh và các dịch vụ cung cấp thông tin doanh nghiệp và đăng bố cáo doanh nghiệp. Cần bổ sung thêm chỉ tiêu quản lý của cơ quan đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp giải thể. Cụ thể, khi cơ quan đăng ký kinh doanh nhận được thông báo về quyết định giải thể doanh nghiệp, thông tin này sẽ được cật nhập trên hệ thống thông tin quốc gia về doanh nghiệp. Điều này là hoàn toàn hợp lý nếu đó là yêu cầu bắt buộc thì: Thông tin doanh nghiệp giải thể sẽ được cập nhật tập trung tại cùng một hệ thống; Thông tin theo chuyên đề nên các bên liên quan có thể dễ dàng sàng lọc thông tin; Mạng thông tin được cung cấp trong phạm vi toàn quốc nên các bên có thể dễ dàng tiếp cận. Khi hệ thống thông tin doanh nghiệp quốc gia chính

62

thức đi vào hoạt động, thiết nghĩ, việc quy định đăng đăng bố cáo giải thể doanh nghiệp trên ba số báo liên tiếp là không còn cần thiết.

Thứ ba, về việc gửi thông báo giải thể kèm theo quyết định giải thể; thông báo giải thể phải nêu rõ phương án giải quyết nợ; thông báo phải có tên, địa chỉ của chủ nợ, số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán nợ. Cũng như quyết định giải thể, pháp luật đưa ra yêu cầu này nhưng lại không đưa ra chế tài cụ thể, dẫn đến việc áp dụng tùy tiện tại các doanh nghiệp. Chưa kể đến, việc thông báo cũng như quyết định giải thể không được gửi đến địa chỉ chính xác của các chủ nợ. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, việc các doanh nghiệp có trụ sở tại một nơi, nhưng thực tế lại hoạt động tại một nơi khác không phải là ít. Do vậy, để các chủ nợ, các bên liên quan có thể nhận được các thông tin về doanh nghiệp giải thể cũng còn chứa đựng nhiều rủi ro. Hơn nữa, các doanh nghiệp giải thể thường tự mình ấn định một khoảng thời gian cụ thể, thông thường thời gian này thường ngắn, khoảng từ 15 ngày đến 2 tháng để các bên liên quan có thể thực hiện các quyền đòi nợ của mình. Doanh nghiệp giải thể sẽ không chịu bất kỳ trách nhiệm nào về các vấn đề phát sinh sau thời hạn nêu trên. Khoảng thời gian về việc thực hiện quyền đòi nợ cũng có nhiều vấn đề khiến nhiều bên có liên quan không thể biết được thông tin về việc giải thể của doanh nghiệp, đặc biệt là khi một số doanh nghiệp cố tình thực hiện điều này, nên chủ nợ không thể thực hiện được quyền đòi nợ chính đáng của mình trong giai đoạn này. Câu hỏi đặt ra là, việc tuyên bố như trên của doanh nghiệp có được coi là hợp pháp không? Và trong khoảng thời gian nêu trên bên liên quan không thực hiện đòi nợ và cũng không tuyên bố từ bỏ quyền đòi nợ thì có được quyền tiếp tục truy đòi khoản nợ này hay không? Doanh nghiệp giải thể có quyền từ chối không? Và trường hợp sau khi doanh nghiệp đă hoàn tất thủ tục giải thể, các chủ nợ có được đòi nợ không, theo thủ tục nào, ai sẽ là người chịu trách nhiệm giải quyết các khoản nợ này khi doanh nghiệp không còn tồn tại? Vấn đề này chưa được giải quyết trong Luật doanh nghiệp 2005 cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành. Quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 40 Nghị định 102/2010/NĐ-CP cũng có hướng dẫn trường hợp này như sau: “Thành viên Hội đồng quản trị công ty

63

cổ phần, thành viên Hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, chủ sở hữu công ty, chủ doanh nghiệp tư nhân, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, thành viên hợp danh chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của hồ sơ giải thể doanh nghiệp.

Trường hợp hồ sơ giải thể không chính xác, giả mạo, những người quy định tại khoản 4 Điều 40 này phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán số nợ chưa thanh toán, số thuế chưa nộp và quyền lợi của người lao động chưa được giải quyết và chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về những hệ quả phát sinh trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày nộp hồ sơ giải thể doanh nghiệp đến cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý về đầu tư.” Mặc dù quy định nêu trên đã đưa ra ràng buộc về về trách nhiệm của các thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty, chủ doanh nghiệp tư nhân, giám đốc hoặc Tổng giám đốc, thành viên hợp danh về việc liên đới chịu trách nhiệm đối với số nợ chưa thanh toán nhưng chỉ trong trường hợp chứng minh được có sự giả mạo, không chính xác. Nhiều trường hợp, doanh nghiệp giải thể đã thực hiện nghĩa vụ gửi thông báo giải thể đến các chủ nợ nhưng vì nhiều lý do như chuyển trụ sở, tạm ngừng hoạt động …nên chủ nợ không thể biết được thông tin về sự giải thể doanh nghiệp, nên không thể thực hiện quyền đòi nợ. Rõ ràng không thể xác định được hồ sơ giải thể là không chính xác, giả mạo bởi thực tế doanh nghiệp có thông báo và chủ nợ không thực hiện quyền đòi nợ. Do vậy, khoản nợ không được thanh toán nên đã được chia cho các cổ đông. Vậy, trường hợp này sẽ được giải quyết như thế nào? Các đối tượng nêu trên có phải liên đới chịu trách nhiệm hay không? Nếu không xác định trách nhiệm thanh toán số nợ chưa thanh toán thì quyền lợi của chủ nợ lại không đảm bảo. Nếu buộc thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân, Giám đốc, Tổng giám đốc là không hợp lý. Bởi lẽ không chỉ mình họ là người hưởng lợi từ các khoản nợ không đòi nêu trên. Đối với công ty đại chúng thì liệu có khả năng đòi lại không khi khoản nợ đă được chia cho tất cả các cổ đông ở khắp mọi nơi.

64

Hơn nữa, quy định còn quá chung chung, khi không nêu rõ cụ thể ai sẽ là người bị kiện trong trường hợp này và với tư cách như thế nào khi doanh nghiệp không còn tồn tại: Giám đốc hay tổng giám đốc hay người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp giải thể. Giám đốc hay tổng giám đốc trong trường hợp là người làm công ăn lương, được thuê bởi doanh nghiệp và việc họ thực hiện quyết định giải thể doanh nghiệp theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông thì liệu họ có phải liên đới chịu trách nhiệm hay không? Điều 148 Bộ luật dân sự 2005 quy định: “Đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền của pháp nhân cũng chấm dứt khi pháp nhân đó chấm dứt”. Ở đây, quy định được nêu ra mà không có sự tương thích với các quy định của Luật tố tụng dân sự. Do vậy, các chủ nợ hay người lao động cũng khó có điều kiện thực hiện quyền đòi nợ, đòi lại quyền lợi của mình.

2.2.3.2. Thanh lý tài sản của doanh nghiệp

Khi doanh nghiệp giải thể, có nghĩa là không còn tồn tại nữa thì chủ sở hữu doanh nghiệp có quyền nhận lại các tài sản của mình đã đầu tư vào doanh nghiệp. Tuy nhiên, trước khi nhận lại các tài sản của mình, doanh nghiệp cần phải hoàn tất các nghĩa vụ nợ, các nghĩa vụ tài chính. Nguồn tài sản để thực hiện nghĩa vụ này chính là nguồn tài sản từ việc thanh lý tài sản của doanh nghiệp trên cơ sở xác định toàn bộ giá trị của doanh nghiệp. Việc thanh toán các khoản nợ thường phức tạp vì liên quan đến quyền lợi của nhiều người, do đó phải tiến hành theo trình tự, thủ tục nhất định. Một trong các khoản nợ của công ty bao gồm nợ khách hàng, nợ thuế, đối tác, ...

Đặc biệt, là đối với các khoản nợ thuế. Để xác định được chính xác các khoản nợ của doanh nghiệp đối với cơ quan thuế, đòi hỏi doanh nghiệp phải làm thủ tục quyết toán thuế tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Tuy vậy, khi doanh nghiệp gửi hồ sơ xin giải thể tới cơ quan thuế thường phải đợi rất lâu mới được cơ quan thuế quyết toán. Mặc dù thông tư 80/2012/TT-BTC, đã quy định cụ thể về thời hạn cơ quan thuế buộc phải thực hiện quyết toán thuế cho doanh nghiệp: “... Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế nhận được Thông báo của cơ quan có thẩm quyền cấp đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư, giấy phép

65

hoạt động hoặc người nộp thuế về việc giải thể, chấm dứt hoạt động, sắp xếp lại doanh nghiệp, cơ quan thuế phải thực hiện thông báo doanh nghiệp ngừng hoạt

Một phần của tài liệu Giải thể doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam và thực tiễn áp dụng tại công ty cổ phần JM (Trang 65)