Tiến trình giải thể Công ty cổ phần JM

Một phần của tài liệu Giải thể doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam và thực tiễn áp dụng tại công ty cổ phần JM (Trang 55)

M “U

2.1.2. Tiến trình giải thể Công ty cổ phần JM

2.1.2.1 Quyết định giải thể Công ty

Ngày 25/10/2011, chủ tịch Hội đồng quản trị đã mời họp Đại hội đồng cổ đông tới các cổ đông của công ty với nội dung thông báo tình trạng hoạt động của doanh nghiệp và tiến hành giải thể doanh nghiệp. Tuy nhiên, đại diện Công ty BaoHann SDN BHD đã không tham dự họp trong cuộc họp lần 01.

Ngày 20/12/2011, Cuộc họp lần thứ 2 đã được tiến hành với sự tham dự đầy đủ của các cổ đông chiếm 100% vốn điều lệ. Theo đó, quyết định giải thể được thông qua với tỷ lệ biểu quyết tán thành 64% tổng số phiếu có quyền biểu quyết.

Công ty cổ phần JM là công ty có vốn đầu tư nước ngoài và thuộc loại hình công ty cổ phần. Do vậy, đại hội đồng cổ đông là cơ quan có quyền quyết định cao nhất đối với các vấn đề về tổ chức lại, giải thể công ty. Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2005, để thông qua quyết định giải thể công ty của Đại hội đồng cổ đông thì phải đảm bảo tỷ lệ cổ đông dự cuộc họp và tỷ lệ biểu quyết.

Điều kiện về tỷ lệ số cổ đông dự họp: Đối với cuộc họp Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất, được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 65% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định; Đối với cuộc triệu tập họp lần thứ 2 được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 51% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết; tỷ lệ cụ thể do điều lệ công ty quy định; trường hợp cuộc họp triệu tập lần thứ hai không đủ điều kiện tiến hành theo quy định thì được triệu tập lần thứ ba, cuộc họp lần thứ ba được tiến hành không phụ thuộc vào số cổ đông dự họp và tỷ lệ số cố phần có quyền biểu quyết của các cổ đông dự họp.

Quyết định giải thể được thông qua, có hiệu lực bắt buộc đối với mọi cổ đông trong doanh nghiệp.

49 Nội dung của quyết định giải thể:

- Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp.

- Lý do giải thể

- Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp không được vượt quá 06 tháng.

- Đình chỉ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty kể từ thời điểm quyết định giải thể có hiệu lực trừ các hoạt động liên quan tới việc thực hiện giải thể công ty.

- Giám đốc và các phòng ban chịu trách nhiệm hoàn tất thủ tục giải thể dưới sự hướng dẫn và giám sát của Hội đồng quản trị.

- Quyết định giải thể có hiệu lực kể từ ngày thông qua.

Ngày 25/12/2011, công ty đã tiến hành nghĩa vụ công khai thông tin giải thể công ty:

- Niêm yết công khai quyết định giải thể công ty tại trụ sở công ty

- Gửi quyết định giải thể tới danh sách các chủ nợ theo địa chỉ trên hợp đồng.

- Gửi thông báo, quyết định giải thể tới phòng đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, không được tiếp nhận hồ sơ.

- Đăng bố cáo giải thể doanh nghiệp trên 01 tờ báo viết trong 03 số liên tiếp.

2.1.2.2 Thanh lý tài sản và các khoản nợ doanh nghiệp

Trên cơ sở quyết định giải thể của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị ủy quyền cho Giám đốc công ty thành lập Ban thanh lý tài sản. Theo đó, Giám đốc Trần Thị Bích Ngọc chịu trách nhiệm thành lập tổ thanh lý tài sản để tiến hành tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp.

Nhiệm vụ của tổ thanh lý tài sản:

- Theo ủy quyền của Hội đồng quản trị, tổ thanh lý tài sản thực hiện việc kiểm kê toàn bộ tài sản cố định và tài sản lưu động hiện có ở doanh nghiệp, kể cả các tài sản thuê ngoài hoặc cho thuê về mặt hiện vật và giá trị và nguồn hình thành, tiền gửi ngân hàng, các khoản nợ phải thu, phải trả, các khoản nghĩa vụ nộp vào ngân sách.

50

- Lập bảng tổng kết tài sản của doanh nghiệp đến thời điểm tuyên bố giải thể và đình chỉ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, trừ các hoạt động phục vụ việc giải thể doanh nghiệp.

- Lập báo cáo về tình hình tài chính và khả năng thu hồi nợ và trả nợ. Báo cáo các hợp đồng chưa kết thúc,…

- Xuất trình trung thực các tài liệu, hóa đơn, chứng từ, sổ sách kế toán và thực hiện niêm phong tài sản nếu cần…

1. Thanh và xử lý tài sản cố định và tài sản lưu động

2. Thanh và xử lý các nguồn vốn khác, nợ phải trả, nợ phải đòi

3. Giá trị thu được từ việc bán tài sản công ty sau khi trừ đi những tài sản thế chấp đã được bán trả cho chủ nợ, các khoản nợ phải đòi được tập hợp lại thành vốn thanh toán và được sử dụng theo thứ tự ưu tiên thanh toán như sau:

- Chi phí giải thể công ty

- Chi trả lương, trợ cấp thôi việc và bảo hiểm xã hội cho người lao động

- Thanh toán nợ thuế và các khoản nợ khác (bao gồm nợ của các cổ đông). Để thực hiện việc thanh toán nợ chính xác và cụ thể, công ty phải làm việc với rất nhiều cơ quan: Hải quan, bảo hiểm xã hội, ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài khoản, chi cục thuế quản lý trực tiếp. Cụ thể, công ty tiến hành thủ tục xin xác nhận đóng tài khoản tại ngân hàng, thực hiện xác nhận không nợ bảo hiểm tại cơ quan bảo hiểm, không nợ thuế xuất nhập khẩu tại cơ quan hải quan, quyết toán thuế tại Chi cục thuế để đóng mă số thuế hay chấm dứt hiệu lực mă số thuế tại Chi cục thuế. Tiếp đến, sau khi hoàn thành thủ tục đóng mã số thuế, doanh nghiệp thực hiện thủ tục xin xác nhận đã hủy dấu và mẫu dấu tại cơ quan công an. Trong đó, thời gian tiến hành đóng mã số thuế là kéo dài nhất.

Ngày 7/1/2012, doanh nghiệp gửi thông báo đóng mã số thuế tới chi cục thuế quản lý. Ngày 2/2/2012, nhân viên của công ty được yêu cầu đem các tài liệu, hồ sơ liên quan đến việc quyết toán tới cơ quan thuế tiến hành kiểm tra quyết toán thuế.

Đối với các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội cũng như các quyền lợi khác của người lao động, các khoản nợ đối với khách hàng, nợ cổ đông

51

công ty, công ty chủ động trong việc thực hiện, nên thời hạn tiến hành thanh toán các khoản nợ liên quan đến các lĩnh vực này được thanh toán nhanh chóng. Riêng đối với các khoản nợ thuế, công ty phải thực hiện quyết toán thuế tại chi cục thuế trực tiếp quản lý. Trên cơ sở quyết toán thuế, doanh nghiệp hoàn thành các nghĩa vụ thuế, tài chính đối với nhà nước, mới được đóng mã số thuế. Mặc dù, doanh nghiệp đã rất nhiều lần liên hệ với cơ quan thuế, để thực hiện quyết toán thuế tại doanh nghiệp, nhưng phải gần 1 tháng sau kể từ ngày doanh nghiệp nộp thông báo tới cơ quan thuế, doanh nghiệp mới bắt đầu được xem xét hồ sơ quyết toán thuế. Với không dưới 15 lần làm việc cơ quan thuế để có thể hoàn tất việc quyết toán thuế.

Một điểm cần lƣu ý là, công ty đă gặp nhiều khăn khi thực hiện các nghiệp vụ kế toán khi tiến hành giải thể. Mặc dù Bộ Tài chính và các ban ngành chức năng liên quan đă ban hành nhiều văn bản pháp lý liên quan đến giải thể doanh nghiệp nhưng những vấn đề cụ thể về kế toán, về phương pháp kế toán vẫn chưa được đề cập trong chế độ kế toán cũng như các quyết định, thông tư liên quan. Bởi tại thời điểm này đòi hỏi kế toán hoạch toán đúng, đầy đủ, chính xác các nghiệp vụ cần giải quyết và điều chỉnh tư cách pháp nhân của doanh nghiệp không còn tồn tại.

2.1.2.3 Hoàn tất thủ tục giải thể

Sau khi thực hiện đầy đủ các thủ tục tại các cơ quan Hải quan, thuế, bảo hiểm, công an. Công ty đã gửi hồ sơ giải thể tới cơ quan đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, hồ sơ đã được cơ quan đăng ký doanh nghiệp trả lại với lý do yêu cầu doanh nghiệp không thực hiện đúng quy định tại khoản 3 và khoản 5 Điều 158 Luật doanh nghiệp. Cụ thể:

“3. Trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày thông qua, quyết định giải thể phải được gửi đến cơ quan đăng ký kinh doanh, tất cả các chủ nợ, người có quyền, nghĩa vụ và lợi ích liên quan, người lao động trong doanh nghiệp và phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính và chi nhánh của doanh nghiệp.

5.Trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp đến cơ quan đăng ký kinh doanh. Trong thời hạn bảy ngày

52

làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh xoá tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh.”

Như vậy, theo cách quy định của Luật thì doanh nghiệp thì toàn bộ các quyết định, biên bản về việc giải thể công ty phải được tới cơ quan đăng ký kinh doanh trong vòng bảy ngày. Tuy nhiên, tại thời điểm này, khi công ty vừa tiến hành họp cổ đông, ra quyết định thông báo giải thể thì doanh nghiệp chưa thể hoàn thành các thủ tục thanh lý về tài sản. Trong khi đó, cơ quan đăng ký kinh doanh chỉ nhận hồ sơ giải thể doanh nghiệp khi doanh nghiệp đă hoàn tất nghĩa vụ tại các cơ quan hữu quan như Hải quan, ngân hàng, thuế, bảo hiểm và không nhận thông báo của doanh nghiệp về việc giải thể đang được tiến hành.

Một phần của tài liệu Giải thể doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam và thực tiễn áp dụng tại công ty cổ phần JM (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)