Hình thức giải thể tự nguyện

Một phần của tài liệu Giải thể doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam và thực tiễn áp dụng tại công ty cổ phần JM (Trang 26)

M “U

1.2.1.Hình thức giải thể tự nguyện

Giải thể tự nguyện là việc giải thể mà do chính bản thân doanh nghiệp quyết định trong quá trình hoạt động của mình. Hình thức này bao gồm các trường hợp giải thể khi:

- Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân - Theo quyết định của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh

- Theo quyết định của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.

- Theo quyết định của chủ sở hữu đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

20

1.2.1.1 Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp [10, điều 141]. Như vậy, doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp do một chủ thể đứng ra thành lập. Chủ thể này dùng tài sản của mình đầu tư vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, không có sự tham gia của bất kỳ chủ thể nào khác. Mặc dù giống với công ty nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, doanh nghiệp tư nhân do một chủ thể đứng ra thành lập, nhưng với doanh nghiệp tư nhân chủ thể duy nhất đó là cá nhân. Cá nhân này tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp, không chỉ giới hạn trong khối tài sản người này đưa vào đầu tư kinh doanh mà bao gồm cả tài sản cá nhân khác không đưa vào hoạt động kinh doanh. Khi hoạt động của doanh nghiệp không hiệu quả, làm phát sinh các khoản nợ thì chủ doanh nghiệp có trách nhiệm lấy toàn bộ tài sản của mình, không phân biệt tài sản của doanh nghiệp hay tài sản khác thuộc sở hữu cá nhân để thanh toán nợ. Trách nhiệm của chủ doanh nghiệp tư nhân đối với doanh nghiệp tư nhân là vô hạn, do trong doanh nghiệp không có sự tách bạch giữa tài sản đầu tư kinh doanh và tài sản của chủ doanh nghiệp. Tùy thuộc vào ý chí của chủ doanh nghiệp mà chủ doanh nghiệp có quyền tăng hay giảm vốn đầu tư, có thể lấy tài sản của mình để đầu tư thêm hoặc rút tài sản trong doanh nghiệp để phục vụ lợi ích của mình. Chủ doanh nghiệp cũng có toàn quyền quyết định đối với việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật [10, khoản 3 Điều 142, 143]. Chính vì không có sự tách bạch giữa tài sản của doanh nghiệp với tài sản của chủ doanh nghiệp mà pháp luật xác lập chế độ trách nhiệm vô hạn như một cơ chế bảo đảm cho xã hội. Nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của bên thứ ba trong quan hệ kinh tế, nên mỗi cá nhân chỉ được thành lập một doanh nghiệp tư nhân.

Là chủ thể duy nhất đầu tư vốn thành lập nên chủ doanh nghiệp tư nhân cũng là chủ thể duy nhất có quyền định đoạt các vấn đề về tổ chức và quản lý sản xuất

21

kinh doanh của doanh nghiệp. Và cũng là chủ thể duy nhất quyết định vấn đề tổ chức lại hay giải thể doanh nghiệp.

1.2.1.2 Theo quyết định của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh

Công ty hợp danh là doanh nghiệp trong đó có ít nhất hai thành viên hợp danh là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung và (liên đới) chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về nghĩa vụ của công ty. Ngoài ra, có thể có thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

Cơ cấu tổ chức của công ty hợp danh: Hội đồng thành viên bao gồm tất cả các thành viên hợp lại. Hội đồng thành viên bầu một thành viên Hợp danh làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, đồng thời kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty nếu Điều lệ công ty không quy định khác.

Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh [10, khoản 3 Điều 130 ]. Đây là một điểm mới so với Luật doanh nghiệp 1999, (khi đó về mặt pháp lý công ty hợp danh không có tư cách pháp nhân) và cũng gây tranh luận trong lý luận hiện nay. Điều đó, đồng nghĩa với việc công ty hợp danh sẽ bị hạn chế rất nhiều trong một số giao dịch với ngân hàng cũng như các hoạt động trong trong một số lĩnh vực như xây dựng và đấu thầu. Quy định thừa nhận tư cách pháp nhân của công ty hợp danh có vẻ như đã tạo thuận lợi hơn rất nhiều cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động, đồng thời tạo nên sân chơi “bình đẳng”. Việc quy định này đã thể hiện sự thay đổi trong tư duy của các nhà lập pháp và có ý nghĩa tạo ra nhiều sự lựa chọn hơn về hình thức hoạt động cho các nhà đầu tư. Đồng thời, đảm bảo cho công ty hợp danh có địa vị pháp lý đầy đủ (như các công ty khác) khi tham gia các hoạt động giao dịch cũng như tham gia tố tụng. Tuy nhiên, dù được thừa nhận tư cách pháp nhân nhưng các thành viên hợp danh vẫn phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ và trách nhiệm của các thành viên là liên đới. Các nghĩa vụ của công ty hợp danh được đảm bảo không những bằng tài sản của công ty mà còn bằng tài sản của tất cả các thành viên hợp danh. Nghĩa là khi tài sản của công ty hợp danh không đủ thực hiện nghĩa vụ thì các thành

22

viên hợp danh phải lấy toàn bộ tài sản của mình để thực hiện cho đến khi xong các nghĩa vụ của công ty.

Do tính chất chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ của tất cả các thành viên hợp danh nên đối với các vấn đề quan trọng liên quan đến việc định hướng, cơ cấu tổ chức mỗi thành viên hợp danh đều có quyền biểu quyết. Quyết định giải thể công ty hợp danh chỉ được thông qua nếu được ít nhất ba phần tư tổng số thành viên hợp danh chấp thuận nếu điều lệ công ty không quy định khác.

1.2.1.3 Theo quyết định của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

Công ty trách nhiệm hữu hạn là loại hình doanh nghiệp do hai hoặc nhiều cá nhân và/hoặc tổ chức nhưng không quá năm mươi góp vốn thành lập. Các thành viên chịu trách nhiệm và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp. Như vậy, công ty trách nhiệm hữu hạn là thực thể pháp lý độc lập và tách bạch hoàn toàn đối với các chủ thể đã đưa tài sản vào để thành lập nên nó. Về bản chất, công ty trách nhiệm hữu hạn là tổ chức kinh tế độc lập có tư cách pháp nhân từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Công ty trách nhiệm hữu hạn phải tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ phát sinh trong hoạt động kinh doanh bằng toàn bộ tài sản của công ty. Các thành viên chỉ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn góp, trường hợp công ty hoạt động kinh doanh không hiệu quả, số tài sản công ty không đủ thanh toán nghĩa vụ nợ thì các thành viên của công ty cũng không phải tiếp tục chịu trách nhiệm bằng tài sản khác của mình.

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có cơ cấu tổ chức gồm: Hội đồng thành viên, chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc và Ban kiểm soát (bắt buộc đối với trường hợp trên 11 thành viên).

Trong đó, Hội đồng thành viên gồm tất cả các thành viên, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. Các thành viên của công ty chính là chủ sở hữu của công ty, có quyền quyết định những vấn đề then chốt đối với công ty, bao gồm cả các

23

quyết định về việc tổ chức lại, giải thể công ty. Quyết định giải thể công ty của Hội đồng thành viên được thông qua theo trình tự thủ tục nhất định.

1.2.1.4 Theo quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

Luật Công ty 1990 chưa thừa nhận mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, chỉ đến khi Luật doanh nghiệp 1999 ra đời thì mô hình này mới được chính thức thừa nhận nhưng một thành viên chỉ được là tổ chức; Luật doanh nghiệp 2005 đã phát triển và mở rộng cá nhân cũng có quyền thành lập công ty TNHH một thành viên.

Cơ cấu tổ chức quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên phụ thuộc vào chủ sở hữu là tổ chức hay cá nhân.

Nếu chủ sở hữu công ty là tổ chức, sẽ có hai mô hình:

- Trường hợp tổ chức ủy quyền cho một người thì người đó là Chủ tịch Công ty; mô hình là Chủ tịch công ty, Giám đốc, hoặc Tổng Giám đốc và kiểm soát viên. - Trường hợp tổ chức ủy quyền cho nhiều người thì mô hình là: Hội đồng thành viên (bao gồm những người đại diện theo ủy quyền), Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc và Kiểm soát viên.

Nếu chủ sở hữu công ty là cá nhân thì chủ sở hữu đồng thời là Chủ tịch công ty. Chủ tịch công ty hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty. Do tính chất là chủ sở hữu nên chỉ có chủ sở hữu công ty mới có quyền quyết định việc giải thể công ty.

1.2.1.5 Theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công ty cổ phần là doanh nghiệp có vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau được gọi là cổ phần, được phép phát hành các loại chứng khoán để huy động vốn. Cổ đông có thể là tổ chức hoặc cá nhân, số lượng tối thiểu là ba và không

24

hạn chế số luợng tối đa; cổ đông chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi vốn cổ phần đã góp – thể hiện tính trách nhiệm hữu hạn của công ty cổ phần.

Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc; đối với công ty cổ phần có trên mười một cổ đông là cá nhân hoặc có cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty phải có Ban kiểm soát.

Cổ đông chính là người góp vốn vào công ty, chính là đồng chủ sở hữu của công ty. Là chủ sở hữu nên cổ đông được thực hiện các quyền chủ sở hữu của mình đối với công ty. Tuy nhiên, do công ty cổ phần gồm nhiều cổ đông nên mỗi cổ đông chỉ là các đồng sở hữu, vì vậy cổ đông thực hiện quyền chủ sở hữu của mình thông qua cơ quan quyền lực cao nhất của công ty là đại hội đồng cổ đông. Đại hội đồng cổ đông sẽ quyết định những vấn đề quan trọng nhất của công ty và bầu ra người quản lý công ty.

Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, gồm cổ đông phổ thông và cổ đông ưu đãi biểu quyết là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần. Các cổ đông ưu đãi khác không thuộc Đại hội đồng cổ đông vì cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi khác bao gồm cổ phần hoàn lại và cổ phần ưu đãi cổ tức và các loại cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định. Các cổ đông sở hữu các cổ phần ưu đãi này không được quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát. Pháp luật Việt Nam chỉ thừa nhận cổ đông công ty cổ phần là nhà đầu tư chứ không phải là người quản lý doanh nghiệp. Theo đó, Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất chứ không phải là cơ quan quản lý công ty. Với tính chất là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, nên chỉ có Đại hội đồng cổ đông mới có các quyền quyết định tổ chức lại, giải thể công ty.

Một phần của tài liệu Giải thể doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam và thực tiễn áp dụng tại công ty cổ phần JM (Trang 26)