Không gian nghệthuật

Một phần của tài liệu Tìm hiều sắc thái dục tính trong Truyền kỳ mạn lục (Trang 94)

Không gian nghệ thuật chỉ: "Hình thức bên trong của hình tượng nghệthuật

thể hiện tính chỉnh thể của nó. Sự miêu tả trần thuật trong nghệ thuậtbao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn, diễn ra trong trường nhìn nhấtđịnh, qua đó thế giới nghệ thuật cụ thể, cảm tính bộc lộ toàn bộ quảng tính của nó: cái này bên cạnh cái kia, liên tục, cách quãng, tiếp nối, cao, thấp, xa, gần, rộng, dài, tạo thành viễn cảnh nghệ thuật" [2,tr.160]. Không gian là một hình thức tồn tại của con người. Không

thể hiểu một cách sâu sắc và toàn diện về con người nếu không tìm hiểu về không gian tồn tại của nó. Bên cạnh không gian hiện thực: “cảnh làng quê với ao cá, vườn

mía, bến sông, những cô gái bán rượu, nhà trọ, cảnh hát múa của các ca nhi, cảnh phố phường Thăng Long, cảnh núi rừng âm u, hùng vĩ…”[80,tr.402], do đặc trưng

95

của truyện truyền kỳ là những câu chuyện hoang đường kỳ lạ nên chúng ta còn bắt gặp không gian nghệ thuật là những không gian hư cấu, hoang đường, kỳ ảo. Đó là không gian kỳ vĩ của cõi bồng lai tiên cảnh; không gian nguy nga,ở chốn thuỷ cung; không gian ghê rợn của cõi âm… Ranh giới không gian bị xóa nhòa, các nhân vật có thể đi về, hoạt động ởmọi không gian. Không gian ảo và thực nhiều khi đan xen. Không gian kỳ ảo được tạo ra ngay trong không gian hiện thực. Những hồn ma, tiên nữ như Nhị Khanh, Đào Hồng Nương, Liễu Nhu Nương,Thị Nghi, Giáng Hương

có thể xuất hiện ở mọi nơi trên trần thế, giao tiếp… Đặc biệt trong Truyền kỳ mạn lục, Nguyễn Dữ đã dựng nên không gian nghệ thuật mang đầy sắc thái dục tính.

Trong nhóm tác phẩm viết về chuyện tình giữa người và hồn ma, không gian để nhân vật hồn ma giao thiệp, quan hệ với con người là nơi bến sông, đền miếu, bãi tha ma, chốn non cao, biển thẳm vắng vẻ, hoang vu.

Trong Chuyện cây gạo, không gian để Trình Trung Ngộ và Nhị Khanh giao hoan là thuyền của Trung Ngộ với cảnh trên bến dưới thuyền vắng vẻ: “Hai người

bèn đưa nhau xuống thuyền…cùng nhau ân ái hết sức thỏa mãn” [11,tr.35]. Không

gian hoang vắng đó là nơi thuận lợi để những cuộc tình vụng trộm giao hoan.

Trong Chuyện kỳ ngộ ở Trại Tây, cuộc gặp gỡ giữa chàng thư sinh Hà Nhân với hai hồn hoa Liễu Nhu Nương và Đào Hồng Nương là ở Trại Tây hoang vắng. Chàng thư sinh lên kinh sư theo học cụ Ức Trai (Nguyễn Trãi) “Mỗi buổi đi học,

phải qua phường Khúc Giang. Trong phường có cái trại, gọi là trại Tây, dinh cơ cũ của quan Thái sư triều Trần. Ngày ngày đi qua, Sinh thường thấy hai người con gái đứng ở bên trong bức tường đổ cười đùa, hoặc hái những quả ngon, bẻ bông hoa đẹp mà ném cho Sinh” [11,tr.54]. Và cuộc giao hoan giữa ba người là ở phòng trọ

của Hà Nhân: “Sinh rủ hai ả đến chơi nhà trọ của mình, chuyện trò đằm thắm.

Chàng lả lơi đùa cợt…”[11,tr.54]. Đặc biệt, khu trại Tây hoang vắng đó lại hiện lên

rất kỳ lạ. Trong đêm Nguyên Tiêu khi Hà Nhân được hai hồn hoa mời đến dự tiệc:

"Khi đến trại Tây, qua mấy lần rào, quanh một đoạn tường, đi ước mấy chục trượng thì đến một cái ao sen; hết ao thì là một khu vườn, cây cối xanh tươi, mùi hoa thơm ngát, nhưng ở dưới bóng đêm lờ mờ, không nhận rõ được cây gì cả. Hai nàng nhìn

96

nhau nói: "Nhà chúng ta chật chội túi múi, chi bằng bày tiệc vui ngay ở trong

vườn". Rồi đó trải chiếu giát trúc, đốt đèn nhựa thông, bóc bánh lá hoè, rót rượu

hạt hạnh, các món ăn trong tiệc đều là những món quý trọng cả. Kế rồi thấy những mỹ nhân tựxưng là họ Vi, họ Lý, họ Mai, họ Dương, này chị họ Kim, kia cô họ Thạch lục tục đến mừng và dự tiệc. Trời gần sáng, mọi người giải tán, hai nàng cũng đưa sinh ra đến ngoài tường. Sinh về đến thư phòng thì mặt trời đằng đông đã rạng" [11,tr.58-59]. Khi Hà Nhân kể lại câu chuyện đó, ông cụ láng giềng lại khẳng

định: "Cái dinh cơ ấy từ khi quan Thái sư mất đi, trải hơn hai mươi năm nay, đã

thànhmột nơi hoang quạnh. Mấy gian đền mốc một người quét dọn cũng không có"[11,tr.60]. Sáng hôm sau, ông già cùng Sinh đến tận nơi thì "chỉ thấy nếp nhà quạnh hiu, vài ba cây đào, liễu xơ xác tơi bời, lá trút đầy vườn, tơ vương khắp giậu"[11,tr.70]. Lúc đó Hà Nhân mới giật mình tỉnh ngộ. Cuộc gặp gỡ của Hoàng

với hồn ma Thị Nghi trong Chuyện yêu quái ở Xương Giang cũng diễn ra trên một bến sông quạnh vắng, ghê rợn: "Triều Lê sau khi hỗn nhất, có một viên quan họ

Hoàng người Lạng Giang đi xuống Trường An (kinh đô) lĩnh chức, đỗ thuyền ở bên cạnhsông. Bấy giờ trăng tỏ sao thưa, bốn bề im lặng, chợt nghe thấy ở mỏm bãicát đàng phía đông nam có tiếng khóc rất ai oán. Chèo thuyền đến xem, thấymột người con gái tuổi 17, 18, mặc một cái áo lụa đỏ, đương ngồi trên đệm cỏ" [11,tr.130].

Không gian hoang vắng là nơi thích hợp cho trai gái tìm đến nhau để giao hoan và hơn nữa trong quan niệm dân gian, ma thường sợ và không xuất hiện ở những nơi đông người. Những không gian gặp gỡ của hồn ma và người này cũng chỉ là ở những nơi hoang vắng ở trần gian chứ không phải ở cõi âm tăm tối hay ở một thế giới khác vì thế nó rất trần tục như chính quan hệ ái ân thuộc về bản năng của con người.

Trong chuyện tình giữa người và tiên thì cõi tiên xuất hiện cũng đầy bất ngờ, ngay trước mắt Từ Thức (Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên): "Một hôm Từ Thức dậy sớm

trông ra bể Thần Phù ở phía ngoài xa vài chục dặm, thấy có đám mây ngũ sắc đùn đùn kết lại như một đoá hoa sen mọc lên, vội chèo thuyền ra thì thấy một trái núi rất đẹp" [11,tr109]. Từ Thức đã vô cùng kinh ngạc trước những điều kỳ lạ đó: "Ta đã từng lênh đênh trên áng giang hồ, các thắng cảnh miền đông nam, không còn

97

chỗ nào sót mà không đi đến. Nay không biết trái núi này từ đâu lại mọc ra trước mắt, vì trước kia vốn không từng có: ý giả là non tiên rụng xuống, vết thần hiện ra đây chăng?" [11,tr109]. Tiếp tục khám phá, chàng thấy hiện nên một thế giới như

trong mơ: "Lên đến ngọn núi thì bầu trời sáng sủa. Chung quanh toàn là những lâu

đài nguy nga, mây xanh ráng đỏ, bám ở lan can, cỏ lạ hoa kỳ, nở đầy trước cửa";

"Sinh theo họ đi vào, vòng quanh một bức tường gấm, vào trong một khung cửa

son, thấy những toà cung điện bằng bạc đứng sững, có những tấm biển đề: "Điện

Quỳnh hư", "Gác Dao Quang". Trên gác có bà tiên áo trắng, ngồi trên một cái

giường thất bảo bên cạnh đặt một chiếc giường nhỏ bằng gỗ đàn hương"[11,tr110].

Và trong không gian thần tiên mang một không khí trang trọng, xa hoa, quyền quý, chàng đã được thưởng thức tiệc mừng kết duyên cùng tiên nữ Giáng Hương nên vợ thành chồng: "Bèn ngay đêm ấy đốt đèn mỡ phượng, rải đệm vằn rồng, để hai người

làm lễ giao bái. Ngày hôm sau quần tiên đến mừng, có người mặc áo gấm cưỡi con ly từ đàng bắc xuống, có người bận xiêm lụa cưỡi rồng từ phía nam lên, có người đi kiệu ngọc, có người cưỡi xe gió, đồng thời lại họp. Tiệc yến đặt ở từng thượng trên gác Dao quang, buông rèm câu ngọc, rủ trướngmóc vàng, phía trước đặt một cái ghế bành bằng ngọc lưu ly mà để không. Quần tiên vái chào nhau cùng ngồi ở những ghế bên tả; Từ Thức thì ngồi ở cái giường bên hữu. Ngồi xong, có tiếng truyền hô là Kim tiên đã đến, mọi người đều bước xuống đón cúi lạy chào. Đoạn rồi lên gác tấu nhạc. Tiệc bày mâm bằng mã não, đĩa bằng ngọc thạch, các món ăn đều rất kỳ lạ, lại có những thứ rượu kim tương, ngọc lễ, mùi hương đưa lên thơm nức, dưới trần không bao giờ có được cái của quý như vậy” [11,tr.111]. Ở thế giới kỳ ảo

này, con người được thoả mãn dục vọng của mình một cách đầy đủ nhất: Từ Thức có vợ đẹp, lúc nào cũng sẵn rượu nồng, hoa thắm, hàng ngày được dạo chơi ngắm cảnh. Còn nàng tiên Giáng Hương, tình yêu đã đem lại sức sống cho nàng, đã khiến tiên nữ đẹp hơn, rạng rỡ hơn: "Nương tử hôm nay hồng hào, chứ không khô gầy như

trước nữa" (Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên) [11,tr111]. Nguyễn Dữ xây dựng những

98

giới hiện thực và là nơi tác giả gửi gắm thông điệp về những ước mơ, khát vọng chân thực nhất của con người.

Một phần của tài liệu Tìm hiều sắc thái dục tính trong Truyền kỳ mạn lục (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)