Đại thi hào văn học Nga Maxim Gorky đã từng nói: “Yếu tố đầu tiên của văn
học là ngôn ngữ, công cụ chủ yếu của nó và cùng với các sự kiện, các hiện tượng của cuộc sống là chất liệu của văn học”. Thật vậy, ngôn ngữ chính là hình thức biểu
hiện của văn học, là phương tiện để nhà văn viết tác phẩm và cũng là yếu tố đầu tiên để người đọc tiếp xúc với tác phẩm.
Ngôn ngữ trong tác phẩm văn học được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác
nhau như ngôn ngữ người kể chuyện, ngôn ngữ nhân vật… Trong Truyền kỳ mạn
lục chúng ta thấy ngôn ngữ biểu hiện dục tính cũng được thể hiện ở hình thức ngôn
ngữ nhân vật. Tìm hiểu ngôn ngữ nhân vật nữ thuộc thế giới siêu nhiên, những cung nữ, ca nhi và ngôn ngữ một số nhân vật nam nhân ta sẽ thấy điều đó.
Người phụ nữ trong xã hội phong kiến luôn phải sống trong sự ràng buộc của những quy định nghiêm ngặt của Nho gia. Thân phận của họ là thân phận bị phụ thuộc, bị thiệt thòi. Những quan điểm của thuyết tam tòng, những quy định “Cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy” khiến cho người phụ nữ, nhất là trong tình yêu, tình dục không bao giờ được chủ động. Đối với những người phụ nữ đoan chính, ngay cả trong suy nghĩ của mình họcũng không dám nghĩ đến chuyện trăng hoa nói chi là những phát ngôn táo bạo về dục tính. Vậy mà ở Truyền kỳ mạn lục, tình dục lại là nhu cầu thiết yếu của nhân vật và được phát ngôn thật táo bạo ở những nhân vật ma nữ. Nguyễn Dữ để cho các nhân vật này dùng ngôn ngữ đầy sắc thái hoan lạc gợi ham muốn nhục dục. Ngôn ngữ của nhân vật Nhị Khanh, nàng Đào, nàng Liễu
84
trong Chuyện cây gạo và Chuyện kỳ ngộ ở Trại Tây ta cũng thấy đầy dục tính với
khao khát được yêu đương, hoan lạc. Nàng Nhị Khanh đã hơn một lần nói lên những suy nghĩ của mình về khát vọng ái ân: “Nghĩ đời người ta, thật chẳng khác gì
giấc chiêm bao. Chi bằng trời để sống ngày nào, nên tìm lấy những thú vui. Kẻo một sớm chết đi, sẽ thành người của suối vàng, dù có muốn tìm cuộc hoan lạc ái ân, cũng không thể được nữa”(...)“Thân tàn một mảnh với cái chết cũng chẳng bao xa. Ngày tháng quạnh hiu, không người chăm sóc. Nay dám mong quân tử quạt hơi dương vào hang tối, thả khí nóng tới mầm khô, khiến cho tía rụng hồng rơi, được trộm bén xuân quang đôi chút, đời sống của thiếp như thế sẽ không phải phàn nàn gì nữa”(…) “ Người ta sinh ra ở đời, cốt được thỏa chí, chứ văn chương thời có làm gì, chẳng qua rồi cũng một nấm đát vàng là hết chuyện… Sao bằng ngay trước mắt, tìm thú vui say để khỏi phụ mất một thời xuân tươi tốt” [11,tr.36]. Không đề cập
đến những luân lý đạo đức của Nho gia, diễn ngôn của Nhị Khanh đưa ra những đòi hỏi thỏa mãn nhu cầu ái ân. Không chờ một hạnh phúc ái ân ở thế giới bên kia mà đòi hỏi ngay khi còn trên dương thế. Đặt vào bối cảnh văn hóa, văn họctruyền thống, chủ thể của những diễn ngôn về dục tính hầu như thuộc về nam giới, người phụ nữ không có quyền đặt ra vấn đề dục tính thìphát ngôn của nàng thật táo bạo biết bao! Khi Trung Ngộ biết nàng là ma sợ quá định bỏ chạy, một lần nữa Nhị khanh lại thể hiện sự táo bạo, mạnh mẽ của mình trong tình yêu thể hiện qua câu nói: Chàng đã từ xa lại đây, quyết không có lý nào còn trở về
nữa. Phương chi trong bài thơ bữa nọ, thiếp chả đã từng lấy cái chết mà hẹn hò nhau! Xin sớm theo nhau đi cho được thỏa nguyền đồng huyệt. Nằm vò võ một mình như vậy, lẽ đâu nay thiếp lại để cho chàng về”[11,tr.39]. Câu nói của Nhị khanh đã thể hiện sự chủ động,
quyết liệt để giành hạnh phúc cá nhân của mình.
Hai nàng Đào Hồng Nương và Liễu Nhu Nương trong Chuyện kỳ ngộ ở Trại Tây thì ngay từ buổi đầu gặp gỡ Hà Nhân đã chủ động nói lên những triết lý hưởng thụ của mình “nay gặp tiết xuân tươi đẹp, chúng em muốn làm những bông hoa hướng
dương, để khỏi hoài phí mất xuân quang” [11,tr.54]. Những lời nói đó thể hiện
niềm khao khát hoan lạc ân ái.Với họ, hạnh phúc là được yêu đương dù chỉ là giây lát ngay trong cuộc sống trần thế này. Khi Hà Nhân lả lơi cợt ghẹo, hai nàng cũng
85
đáp lại bằng ngôn ngữ tuy hàm ẩn nhưng chứa đựng màu sắc nhục dục: “Chúng em
việc xuân chưa trải, nhụy thắm còn phong, chỉn e mưa gió nặng nề, hoặc không kham nổi cho những tấm thân hoa mềm yếu” [11,tr.54]. Hai nàng còn cho rằng: “ Ham vui ân ái, ai ai chẳng lòng” [11,tr.54] . Đó là khát vọng sống, khát vọng yêu theo
đúng nghĩa của một con người. Không còn là thứ tình yêu thuần túy tinh thần mà là tình yêu gắn với tình dục. Ý thức giới của người phụ nữ phải chăng được thể hiện ở đây.
Để trả công ơn viên quan họ Hoàng đã giúp mình hoàn thành tâm nguyện, hồn ma Thị Nghi trong Chuyện yêu quái ở Xương Giang đã chủ động bày tỏ việc kết duyên với Hoàng: “ Thiếp cùng chàng vốn chẳng hẹn hò, bỗng nên gặp gỡ. Nhưng trước kia vì
cha mẹ chưa được mồ yên mả đẹp, cho nên phải chống lại những sự đùa cợt của chàng. Nay việc đã viên thành, vậy xin được đem mình hầu hạ khăn lược, vả lại chàng đi làm quan xa, giúp trong thiếu kẻ, vậy thiếp xin đương những công việc tảo tần” [11,tr.187].
Ngôn ngữ của Hàn Than trong Chuyện nghiệp oan của Đào Thị cũng là ngôn ngữ táo bạo và không bị bó buộc bởi những phép tắc ngặt nghèo của Nho gia. Khi chết rồi, hồn ma nàng hiện về muốn lôi kéo Vô Kỷ trở thành ma giống mình, thẳng thắn nói lên vấn đề muốn được tự do yêu đương ngay cả khi chỉ là những hồn ma:“sống còn
chưa được thỏa yêu đương, chết sẽ cùng nhau quấn quýt” [11,tr.89]. Để rồi đến văn
học hiện đại Việt Nam, chúng ta lại bắt gặp những phát ngôn thể hiện quan niệm táo
bạo này trong những câu thơ trong bài Đa tình của nhà thơ tình nổi tiếng Xuân
Diệu: Khi chết rồi thì tôi sẽ yêu ma.
Rồi ngay cả sư Vô Kỷ là tăng nhân cũng có những phát ngôn thể hiện sự tự do luyến ái thật rõ. Không nghe theo lời sư cụ Pháp Vân cảnh báo, sư cho Hàn Than ở chùa. Trước sắc đẹp lả lơi của người con gái này, Vô Kỷ đã say lòng và cùng Hàn Than ân ái. Khi Hàn Than chết, Vô Kỷ đã nói lời chân thành: Em ơi, em vì anh mà
chết một cách oan uổng. Nếu anh được theo em cùng chết anh rất sẵn lòng, khỏi để em vò võ một mình ở nơi chín suối. Huống chi em bình sinh vốn thông tuệ, khác hẳn với mọi người thường, nếu có linh thiêng, sớm cho anh được theo về dưới đất, anh không muốn lại trông thấy sư cụ Pháp Vân nữa” [11,tr.89]. Yêu đến độ sống chưa
86
mà có đến hai lần Vô Kỷ đòi được đi theo Hàn Than về nơi chín suối để thỏa mãn lòng dục. Đó là lời khóc chân tình bộc lộ tâm trạng đau đớn của vị sư “chưa quên mùi tục” tuy đã “bén hơi thiền”.
Tóm lại, nếu như trong văn học trung đại nói chung, ngôn ngữ nhân vật thường bị lẫn với ngôn ngữ tác giả thì ngôn ngữ của nhân vật trong Truyền kỳ mạn
lục bước đầu đã có nét riêng. Ngôn ngữ của họ là thứ ngôn ngữ mang tính chất táo
bạo, chủ động đề cập đến dục tính, điều bị coi là cấm kị trong xã hội phong kiến. Tuy nhiên ở đây Nguyễn Dữ đã mượn lời của những hồn ma, những nhân vật phản diện mà nói hộ, phát ngôn hộ tư tưởng tự do yêu đương. Khó có thể nói tác giả đã hoàn toàn đồng tình và dám bảo vệ cho những diễn ngôn đầy tính nhục dục này nhưng phần nào chúng ta thấy được tinh thần nhân đạo đáng trân trọng ở nhà Nho Nguyễn Dữ khi đề cập đến khát vọng tự nhiên, khẳng định trực tiếp quyền sống thân xác của con người đặc biệt là người phụ nữ.