Trong Truyền kỳ mạn lục, bên cạnh ngôn ngữ văn xuôi Nguyễn Dữ dùng để kể và miêu tả người, việc thì ngôn ngữ thơ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện tâm lý, tính cách nhân vật tạo nên sức hấp dẫn riêng cho tác phẩm. Bàn về nghệ thuật của tác phẩm, GS. Bùi Duy Tân nhận định: "văn Truyền kỳ mạn lục kết
hợp một cách tự nhiên giữa văn tự sự, văn trữ tình… Lời văn cô đọng, súc tích, chặt chẽ; coi trọng nhịp điệu, âm thanh, làm cho câu vănthường cân xứng, đối lập một cách hài hoà" [66,tr.406].
Truyền kỳ mạn lục có tới 14/20 truyện sử dụng yếu tố thi ca và văn xuôi có
vần. Ở hầu hết các truyện nói về đề tài tình yêu, các bài thơ xuất hiện tương đối nhiều. Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên có 11 bài, Chuyện nghiệp oan của Đào Thị có 11
bài, Chuyện kỳ ngộ ở trại Tây 8 bài, Chuyện nàng Túy Tiêu 5 bài. Trong đó, thơ
Đường luật là phổ biến hơn cả. Thể thơ Đường luật phù hợp với việc diễn tả tâm trạng, cảm xúc của nhân vật. Hầu như các nhân vật của Truyền kỳ mạn lục đều làm thơ để trao gửi tâm sự, tình cảm, xướng hoạ, nhất là khi yêu cũng như khi chia lìa, xa cách: Trọng Quỳ đã mượn thơ ca để diễn tả niềm vui sum họp với Nhị Khanh và
87
để thể hiện tâm trạng ăn năn hối hận khi dồn vợ đến cái chết (Chuyện người nghĩa
phụ ở Khoái Châu); Chàng thư sinh Hà Nhân mượn thơ ca để ca ngợi tình yêu
(Chuyện kỳ ngộ ở trại Tây); Từ Thức làm thơ để giãi bày tâm sự (Chuyện Từ Thức
lấy vợ tiên); Vợ chồng Dư Nhuận Chi -Tuý Tiêu xướng hoạ để gửi gắm tình yêu và
nỗi nhớ mong khi chia li, cách trở (Chuyện nàng Tuý Tiêu)… Đặc biệt trong những câu chuyện viết về tình yêu thì ngôn ngữ thơ mang đầy màu sắc dục tính.
Trong Chuyện kỳ ngộ ở Trại Tây, những bài thơ của nàng Đào, Liễu làm
nhân lúc ái ân tình nồng với Hà Nhân mang đậm sắc thái dục tính và qua đó cho ta thấy được tính cách của nhân vật. Phút giây hoan lạc được nàng Liễu tả trong những dòng thơ sau:
Xạ trầm lương hãn thấp la y, Thuý đại khinh tần bát tự my. Báo đạo đông phong khoan đả lục, Tiêm yêu bãi loạn bất thăng suy. Dịch:
Mồ hôi dâm dấp áo là,
Mày xanh đôi nét tà tà như chau. Gió xuân xin nhẹ nhàng nhau
Thân non mềm chịu được đâu phũ phàng.
Nàng Đào thì cất lên những câu thơ:
Thiên cao cấm ngữ lậu thanh trì, Đăng ủng ngâm giang xuất giáng duy. Phân phó tài lang phan chiết khứ, Tân hồng nhận thủ tiểu đào chi. Dịch:
Cung sâu thưa điểm giọt rồng,
Ngọn đèn soi tỏ trướng hồng lung linh. Tài lang mặc sức vin cành,
88
…
Cung sâu thưa điểm giọt rồng
Ngọn đèn soi tỏ trướng hồng lung linh. Tài lang mặc sức vun cành,
Đào non nhận lấy những nhành thắm tươi. [11,tr.56]
Hai bài thơ không ngần ngại miêu tả quan hệ dục tính và tình trạng chốn buồng the với những từ ngữ nhắc đến thân thể, gợi liên tưởng đến quan hệ thân xác nam nữ và qua đó chúng ta thấy được tính cách của hai nàng trong quan hệ ân ái cũng thật khác nhau. Nếu nàng Liễu e dè, kín đáo bao nhiêu thì nàng Đào lại mạnh mẽ, nồng nhiệt trong gối chăn bấy nhiêu. Dù trong lúc “lửa đượm hương nồng”, nàng Liễu vẫn ý thức được “thân bồ vóc liễu”nên nhắc nhở người tình lang hãy nhẹ nhàng. Còn nàng Đào sẵn sàng đón nhận và hưởng ứng nhiệt thành những ái ân của tài lang kèm theo cả lòng biết ơn tình cảm của chàng trai đa tình dành cho thiếu nữ.
Tác giả không ngần ngại để cho Hà Nhân khen thơ của Đào, Liễu “Tình
trạng trong chốn buồng xuân, tả đến như thế thì thật là tuyệt diệu, lời hoa ý gấm tôi khó lòng theo kịp hai nàng” [11,tr.56]. Và chàng cũng hớn hở kể rõ tâm trạng của
mình khi cùng một lúc làm tình với hai người:
Quyện uyển thư trai khách mộng dung, Ngộ tuỳ vân vũ đáo Vu Phong.
Giao phi điệp lộng sâm si bạch, Liên đế hoa khai thứ đệ hồng.
Tĩnh túc nhiệm giao oanh thướng há, Phân lưu nhẫn cấm thuỷ tây đông. Tuyệt nhiên quân thị phong lưu chủng, Hứng đáo phong lưu tự bất đồng. Dịch:
Quê khách buồng văn giấc lạnh lùng, Mây mưa bỗng lạc tới Vu Phong.
89
Đua bay bướm giỡn so le trắng, Liền cuống hoa phô rực rỡ hồng. Một ổ thỏa thuê oanh ấm áp, Đôi dòng san sẻ nước tây đông. Hữu tình cùng giống phong lưu cả,
Mỗi vẻ nhưng riêng thú đượm nồng. [11,tr.57]
Vẫn là mượn những hình ảnh ước lệ để tả, nhưng lời thơ của chàng Sinh cũng diễn tả rõ cuộc ái ân của ba người, qua đó ta thấy được niềm vui của kẻ ham sắc dục được thỏa thê ân ái với hai người đẹp.
Và vì khát khao được yêu, được hưởng những phút giây ân ái mãnh liệt với chàng Sinh nên khi chàng Hà Nhân có vẻ ưu ái nàng Liễu hơn, khen “Vẻ kiều diễm
của Liễu thật là tột bậc, có thể xứng đáng với câu thơ cổ: Mỹ nhân nhan sắc đẹp như hoa” [11,tr.55] thì nàng Đào hổ thẹn, giận hờn, trách móc, ghen tuông. Những
tâm trạng đó của nàng Đào được gửi gắm trong bài thơ:
Băng sương cốt cách tuyết tinh thần, Nhị mởn cành mềm đã xứng cân. Khá trách Đông hoàng thiên vị lắm, Một cành bỏ héo một cành xuân[11,tr.55]
Lời thơ đã diễn tả thật tinh tế nỗi lòng của kẻ đang yêu tưởng mình bị bỏ rơi. Cuộc chia tay giữa Hà Nhân với hai nàng Đào, Liễu diễn ra với bao xúc cảm, được thể hiện qua những bài ca đầy lưu luyến, ngậm ngùi:
"Tin nhà gửi đến đau thương,
Càng đau thương lúc buông cương dặm ngoài. Bon bon xe ruổi trời mai,
Lòng em khô héo tiễn người đường xa. Bến Nam cỏ áy bóng tà,
Vườn Tây một rặng mai già khóc mưa. Cỏ cây rầu rĩ tiêu sơ,
90
Chàng về thiếp luống ngẩn ngơ tâm hồn. Vì chàng hát khúc nỉ non,
Biệt ly để nặng đau buồn cho ai".[,tr.]
"Trời thu nhuộm biếc chừ, lá thu chen hồng, Đập vải tiếng vang chừ, mọi nhà tây đông. Chim nhạn về nam chừ, chim hồng sang sông, Khói chiều thảm đạm chừ, sầu mới mênh mông. Tình lang chẳng ở chừ, lòng tơ trăm vòng, Tạm cắt tình xưa chừ, về lập tân phòng. Cúc Hà ủ rũ chừ, lan Sở thẹn thùng,
Nâng chén rượu quỳnh chừ, đối bóng trăng trong. Dễ khi ly biệt chừ, khó lúc trùng phùng,
Than ôi em hát một khúc chừ, nhớ thương khôn cùng. Hận không sợi tơ chừ, buộc níu chinh an,
Hận không bờ bãi chừ, gọi khách miên man. Ly biệt từ đây chừ, bao lại đoàn loan?
Hoa lưu cửa động chừ, nước xuống nhân gian. Nỡ để thân em chừ, ôm mối hờn oan,
Than ôi em hát hai khúc chừ, lệ châu lan tràn"[11,tr.60-61]
Những vần thơ tình tứ, đặc sắc của nàng Đào, Liễu, Hà Nhân... chắc hẳn phải được viết bởi một tâm hồn, một tấm lòng, một niềm say mê, một sự tán đồng trong tiềm thức của tác giả. Quyền được sống theo bản năng, được tự do yêu đương của người phụ nữ đã được nói đến ngay trong xã hội nam quyền đầy rẫy những bất công dành cho họ đã là một cái nhìn về con người thật tiến bộ của nhà văn.
Để ghi lại cảnh ái ân, Nhị Khanh (Chuyện cây gạo) cũng có những câu thơ miêu tả trực tiếp những hành động hoan lạc rất bay bổng và sảng khoái:
Cùng diêm cửu khốn ngọ miên trì, Tu đối tân lang ngữ biệt ly.
91
Ngọc duẩn chỉnh tà châu xuyến tử, Hương la thoát hoán tú hài nhi. Mộng tàn bán chuẩn mê hồ điệp, Xuân tận tam canh oán tử quy. Thử khứ vị thù đồng huyệt ước, Hảo tương nhất tử vị tâm tri. Dịch:
Giấc xuân mê mệt chốn hoang liêu, Bỗng sượng sùng thay cuộc ấp yêu. Măng ngọc vuốt ve nghiêng xuyến trạm, Dải là cởi tháo trút hài thêu.
Mộng tân gối bướm bâng khuâng lạc, Xuân hết cành quyên khắc khoải kêu. Đồng huyệt chưa tròn nguyền ước ấy, Vì nhau một thác sẵn xin liều.
II
Giai kỳ nhẫn phụ thử lương tiêu, Tuý bão ngân tranh bát phục khiêu… Ngọc yến nhiệm dung trâm truỵ kế Kim thuyền kỳ phạ thúc tiêm yêu. Yên thư đường ngạc hồng do thấp, Hãn thối mai trang bạch vị tiêu. Tào vãn kết thành loan phượng hữu, Phong thần nguyệt tịch nhiệm chiêu yêu. Dịch:
Đêm đẹp này đâu nỡ bỏ hoài, Ôm tranh nhẹ bấm một đôi bài. Đầu cài én ngọc hình nghiêng chếch, Lưng thắt ve vàng dáng oẻ oai.
92
Đường lúc nở rồi hồng đượm ướt, Mai khi rã hết trắng chưa phai. Phượng loan sớm kết nên đôi lứa Gió sớm giăng khuya thoả cợt cười." Măng ngọc vuốt ve nghiêng xuyến trạm, Dải là cởi tháo trút hài thêu.
Hoặc:
Đường lúc nở rồi hồng đượm ướt,
Mai khi rã hết trắng chưa phai. [11,tr.36-37]
Trong Tân biên Truyền kì mạn lục tăng bổ giải âm tập chú giải âm hai câu này là: “khói mờ tỏa cuống hoa đường, song màu đỏ còn đượm; mồ hôi trôi điểm
hoa mai, song thức trắng chưa phai”. Cả hai bài thơ của Nhị Khanh đã tái hiện
những cử chỉ, cảm giác của người phụ nữ khi hoan lạc chốn buồng the thật táo bạo. Lời thơ hoàn toàn không bị ràng buộc bởi chuẩn mực, khuôn phép nào, khác với các diễn ngôn đạo đức của nhân vật nữ lý tưởng và quan niệm nghiệt ngã của Nho gia về quyền hưởng thụ hạnh phúc ái ân của người phụ nữ trong xã hội nam quyền. Nhận định về điều này, Trần Nho Thìn viết: “hai bài thơ Nhị Khanh làm có thể xếp
vào loại thơ tình ái táo bạo, đặc sắc của văn học trung đại. Nếu thực sự do Nguyễn Dữ sáng tác thì vấn đề thú vị hơn nhiều: một nhà nho đạo mạo đã viết những vần thơ lãng mạn mà nếu có nói đây là thơ có sắc thái tính dục thì cũng không quá! Chúng có liên hệ nào đó với thơ Nôm Hồ Xuân Hương về sau. Nguyễn Dữ ở chừng mực nhất định đã tiến đề quan niệm về con người trần thế tự nhiên, cái con người là đối tượng kiểm soát, trói buộc của các học thuyết Nho – Phật – Đạo, báo hiệu phía chân trời xa sự xuất hiện của con người có ý thức về quyền sống thân xác”
(80,tr.398).
Trong Chuyện nghiệp oan của Đào Thị, quan niệm về tình yêu tự do trai gái vượt lễ giáo xã hội phong kiến được thể hiện gián tiếp qua mười bài thơ mà Hàn Than và Vô Kỷ xướng họa với nhau vịnh cảnh đẹp thiên nhiên. Đó là những bài thơ như Sơn vân (Mây núi):
93
Dao đễ nùng hoàng đạm Thiên biên thấp vị hy Hiển tùy sơ vũ khứ Mộ đới lạc hà quy
Ai đại nhân phong quyễn Du dương đáo xứ phi Tăng dung đồng diệc lãn Thùy vị yểm mham phi. Dịch thơ: Mây núi
Bên trời đặm nhạt không thường,
Ráng chiều mưa sớm bốn phương đi về. Sư lười tiểu cũng lười ghê,
Siêng năng khép cửa bồ đề ấy ai?[11,tr.86] Sơn vũ
Nhất vũ thiên nham minh Tiêu tiêu tác ý minh Châu cơ đôi địa sắc Tinh đẩu lạc thiên thanh Lưu đoạt toàn lưu cấp
Lương hồi khách mộng thanh Sơn phong vô cá sự
Nhập dạ kỷ tàn canh. Dich: Mưa núi
Rào rào một trận mưa rơi
Đầu non ngọc rụng, lưng trời sao sa. Nước xô hơi lạnh vào nhà,
Buồng sầu quạnh vắng đêm tà tà canh.[11,tr.87]
Lời thơ của hai người không hướng đến vịnh cảnh ái ân mà chỉ là cảnh của thiên nhiên bên ngoài với những hoa núi, gió núi, trăng núi, mây núi… Thiên nhiên
94
như là nhân chứng duy nhất cho mối tình vượt lễ giáo này.Qua những hình ảnh thiên nhiên sống động đó chúng ta thấy được tâm hồn phong phú của hai người khi được sống trong thế giới tình yêu tràn ngập hạnh phúc.
Khi gặp lại nàng Nhị Khanh sau gần chục năm hai vợ chồng xa cách, Trọng Quỳ trong “đêm hôm ấy buồng loan chung gối” [11,tr.27] cũng ngâm một bài thơ kể lại những gian truân mình từng trải qua và niềm sung sướng được ân ái này:
Nhớ từ năm hãy thơ ngây, ……….
Bút hoa mượn thảo mấy lời vân vân[11,tr.28].
Truyền kỳ mạn lục mong muốn tìm đến những "vùng sâu kín" trong tâm hồn của một nửa nhân loại. Nguyễn Dữ đã mượn thơ ca để nói về những khát vọng riêng tư, đầy bản năng của nhân vật. Những bài thơ của Nhị Khanh, hai nàng Đào - Liễu tả cảnh chăn gối chốn phòng khuê, thể hiện khát vọng ái ân đôi lứa.
Như vậy, sử dụng thơ từ là một trong những thủ pháp nghệ thuật quan trọng để Nguyễn Dữ có điều kiện đề cập đến vấn đề dục tính một cách tự nhiên, tinh tế. Trước Nguyễn Dữ, chưa có ai dám làm thơ táo bạo như vậy về tình trạng chốn buồng xuân. Những bài thơ này quả là thứ “trái lạ” trong văn học Việt Nam suốt bảy thế kỉ (thế kỉ X – XVII, trước khi Hồ Xuân Hương xuất hiện).