Vài nét về Truyền kỳ mạn lục

Một phần của tài liệu Tìm hiều sắc thái dục tính trong Truyền kỳ mạn lục (Trang 41)

Truyền kỳ mạn lục là tác phẩm còn lại duy nhất của Nguyễn Dữ và là tác

phẩm truyền kì đặc sắc bậc nhất trong lịch sử văn học Việt Nam, được đánh giá là

“thiên cổ kỳ bút”. Từ các công trình nghiên cứu về Truyền kỳ mạn lục, chúng tôi

thấy hiện đang có nhiều văn bản Truyền kỳ mạn lục. Ngoài bản được khắc in sớm nhất năm 1712 “Cựu biên Truyền kỳ mạn lục” (có bài tựa của Hà Thiện Hán viết năm Vĩnh Định sơ niên 1547) còn có một số bản chép tay. Các bản này ngoài phần nguyên văn chữ Hán của Nguyễn Dữ còn có phần tăng bổ giải âm tập chú có chú thích điển cố và chữ khó.

Nói đến thời điểm ra đời của Truyền kỳ mạn lục, nhiều tư liệu đã đề cập đến vấn đề này và đều khẳng định Nguyễn Dữ viết tác phẩm vào khoảng những năm đầu thế kỷ XVI vào thời nhà Mạc (1527-1592) trong thời gian cáo quan về ở ẩn.

Trong lời tựa của Hà Thiện Hán viết: “… Ông từ quan về nuôi mẹ cho tròn đạo

hiếu, đến mấy năm không đặt chân đến chốn thị thành, thế rồi ông viết tập lục này để ngụ ý” [4,tr.69]. Lê Quý Đôn trong Kiến văn tiểu lục cho rằng Nguyễn Dữ: "Sau vì nhà Mạc thoán đoạt, thề không đi làm quan, ở nhà dạy học, không đặt chân đến chốn thị thành, viết Truyền kỳ mạn lục bốn quyển" [16]. Trần Ích Nguyên trong

42

nó nằm trong khoảng từ năm 1509 đến năm 1547. Đó là thời kỳ nhà Lê đã suy vong và nhà Mạc cướp ngôi trị vì. Nhà nghiên cứu Nguyễn Phạm Hùng khẳng định "Nguyễn Dữ làm quan và cáo quan về ởẩn rồi viết Truyền kỳ mạn lục trong khoảng

thời gian trước năm 1527, dưới triều Lê" [25].

Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ được viết theo thể loại tiểu thuyết truyền

kỳ. Truyện truyền kỳ có nguồn gốc từ truyện kể dân gian Trung Quốc. Có nhiều ý kiến cho rằng Truyền kỳ mạn lục được sáng tạo lại trên cơ sở của truyện truyền kỳ Trung Quốc, tác phẩm của Cù Hựu có tên “Tiễn đăng tân thoại”, một tác phẩm có sức lan tỏa mạnh nhất, rõ rệt nhất, thúc đẩy sự ra đời các tập truyện truyền kì ở ba

nước Đông Á còn lại như Kim Ngao tân thoại của Kim Thời Tập (1435 - 1493,

Triều Tiên), Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ (đầu thế kỉ XVI, Việt Nam), Già tỳ

tử của Asai Ryohi (1612 - 1691, Nhật Bản). Nói về thời điểm Tiễn đăng tân thoại

du nhập vào Việt Nam, Nguyễn Nam…tldd, tr212 đã đưa thông tin trên tập san Trung Quốc văn hóa tập 12, 1995, 2 tác giả Xu Shuofang và Suzuki Yoichi: “đã có

phát hiện về mối quan hệ gần gũi giữa Cù Hựu và Trương Phụ (tướng nhà minh có tham giá xâm lược Việt Nam). Căn cứ vào các tài liệu sách báo có thể nghĩ cuốn sách được phổ biến ở nước ta hồi Minh thuộc nằm trong chủ trương văn hóa của nhà Minh. Một mặt họ tịch thu đốt phá tiêu hủy nhiều sách vở, bia đá của người Việt sáng tác nên mặt khác chủ động đưa sách Trung Quốc vào nước ta: [80,tr.

212]. Trong lời tựa của Hà Thiện Hán chỉ rõ Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ có

chịu ảnh hưởng của Tiễn đăng tân thoại của Cù Hựu song mục đích sáng tác của

Nguyễn Dữ lại khác: “Thế rồi ông viết sách (Truyền kỳ mạn lục) này để gửi gắm

tâm sự. Xem lời văn, thấy không ra ngoài phiên giậu Tông Cát (Cù Tông Cát có soạn cuốn Tiễn đăng tân thoại). Tuy nhiên sách cựu biên nhiều chỗ có nhắc nhở, văn khuyên, tác dụng giáo dục đối với xã hội hẳn không phải là nhỏ” [4,tr. 69].

Hai công trình nghiên cứu so sánh của học giả Đài Loan Trần Ích Nguyên và của Tiến sỹ Nguyên Nam đã tiến hành đối chiếu, so sánh tỉ nữ tất cả các truyện của

Tiến đăng tân thoại và của Truyền kỳ mạn lục và nhận thấy: “văn từ của Truyền kỳ mạn lục quả thực có quan hệ trực tiếp với Tiễn đăng tân thoại” (55,tr. 197). Bên

43

cạnh đó, giới nghiên cứu cũng cho rằng Truyền kỳ mạn lục không chỉ ảnh hưởng

bởi Tiễn đăng tân thoại mà còn ảnh hưởng của các nguồn văn bản khác. Theo nhà phê bình văn học người Nga, M.Tkachov các nguồn văn bản như sử học, văn học,

văn hóa Việt Nam trung đại đã ảnh hưởng đến việc sáng tác Truyền kỳ mạn lục.

Ông cho rằng: Việc những nhân vật có thật, những triều thần như Nguyễn Dục và

Lương Đắc Bằng vạch mặt vua Lê Uy Mục đã khiến Nguyễn Dữ dựng lên đối thoại giữa các nhân vật hư cấu.Tkachov nhận đinh: “những sự kiện lịch sử trước hết đối với Nguyễn Dữ là có cơ sở để trình bày, đánh giá riêng của mình, những đánh giá không giả dối và nghiêm khắc về con người và sự biến “trong chuyện bữa tiệc đêm ở Đà Giang”. Tkachov so sánh tư tưởng Nguyễn Dữ với thơ của Nguyễn Bỉnh

Khiêm cho rằng hình ảnh Nguyễn Bỉnh Khiêm giống với Từ Thức; từ chất liệu về số phận của nhiều người đương thời, Nguyễn Dữ “truyền đạt được bi kịch ảm đạm

của thời đại mình”. Ông viết: “Có lẽ vì Nguyễn Dữ luôn lựa chọn trong quá khứ những sự kiện phù hợp với những tháng ngày khó khan và căng thẳng mà chính ông đã sống”. Tkachov cho rằng: “Nguyễn Dữ không vay mượn đơn giản về chủ đề và hình tượng. Ảnh hưởng của các đề tài Trung Quốc có thể thấy trong chuyện người con gái Nam Xương nhưng không gian câu chuyện và câu chuyện là có thật ở nước ta. Nguyễn Dữ tự hào về truyền thống văn hóa văn học dân tộc. Cuộc nói chuyện thơ ở Kim Hoa tôn vinh Nguyễn Trãi và Lê Thánh Tông. Sáng tạo của Nguyễn Dữ còn thể hiện ở 19 lời bình cuối truyện – điều không thấy ở các tác phẩm Trung Quốc” [80,tr.370].Trong công trình nghiên cứu của mình Trần Ích Nguyên đã tổng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hợp các nguồn văn bản ảnh hưởng đến Truyền kỳ mạn lục: chịu ảnh hưởng của Tiễn

đăng tân thoại, cải biến từ thần thoại và chí quái Việt Nam, chép lại truyền thuyết

dân gian địa phương. Đặc biệt Trần Ích Nguyên cho rằng ngay cả Tiễn đăng tân

thoại cũng mô phỏng chí quái truyền kỳ và ghi chép truyền thuyết dân gian địa

phương, một quy trình tương tự như sự sáng tạo Truyền kỳ mạn lục. Đến đây chúng

ta có thể khẳng định Truyền kỳ mạn lục là một tác phẩm thành công của Nguyễn

Dữ, một tác phẩm sáng tạo đích thực dựa trên sự tiếp thu tác phẩm nước ngoài và văn học dân gian [80,tr.376].

44

Nguyễn Dữ đặt tên tác phẩm là Truyền kỳ mạn lục nghĩa là sự ghi chép tản

mạn những câu chuyện truyền kỳ nhưng thực sự đó là một tác phẩm văn chương đích thực. Truyền kỳ mạn lục gồm 20 truyện, chia làm 4 quyển, mỗi quyển 5 truyện, các truyện lấy tên là “lục” “kí”. Truyền kỳ mạn lục gồm 20 truyện, chia làm 4 quyển. Chia theo thể loại thì trong số 20 truyện có 6 truyện (Khoái châu nghĩa phụ truyện, Lý tướng quân truyện, Lê Nương truyện, Thúy Tiêu truyện); 9 lục (Trà đồng giáng đản lục, Long tiên hôn lục, Tản viên từ phán sự lục, Từ thức tiên hôn lục, Phạm Tử Hư du thiện tào lục, Xưng Giang yêu quái lục, Na Sơn tiều đối lục, Nam Xương nữ tử lục, Dạ xoa bộ soái lục); 5 ký (Hạng Vương từ ký, Tây viên kỳ ngộ ký, Đào thị nghiệp oan ký, Đà Giang dạ ẩm ký, Kim Hoa thi thoái ký). PGS.TS Trần Nho Thìn nhận định: “Nhìn từ góc độ thể loại, việc phân biệt giữa truyện ký

lục trong sách này rất ít ý nghĩa. Trong văn học trung đại, tên gọi tác phẩm thường chỉ báo đặc trưng thể loại nhưng đây không phải là quy tắc bất di bất dịch như có một số nhà nghiên cứu khẳng định” [80,tr.373]. Truyện được viết bằng văn xuôi

chữ Hán có xen những bài thơ, ca, từ, biền văn, cuối mỗi truyện (trừ truyện 19 Cuộc

nói chuyện thơ ở Kim Hoa) đều có lời bình của tác giả. Nội dung cơ bản của Truyền kỳ mạn lục là tập trung phản ánh những số phận con người trong xã hội đó. Đằng

sau những yếu tố hoang đường kỳ ảo là một bức tranh xã hội hiện lên trong tác phẩm. Đó là một xã hội mà giai cấp thống trị giả dối, tham lam, độc ác, tranh giành quyền lực, chém giết lẫn nhau. Kết cục, tất cả những kẻ độc ác, xấu xa đều bị trừng phạt, phủ nhận, hoặc bị lên án chê cười. Đó là một xã hội mà người phụ nữ là nạn nhân đau khổ nhất của thiết chế xã hội, của quan niệm nho giáo, của hiện thực cuộc sống. Ông không chỉ viết về người phụ nữ như một đối tượng phản ánh đơn thuần mà còn thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến số phận của họ. Ông mong muốn duy trì và bảo vệ trật tự xã hội phong kiến mà ở đó cái ác phải bị trừng trị, cái thiện phải được đề cao. Có thể nói tác phẩm Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ vừa có giá trị hiện thực lại vừa có giá trị nhân văn sâu sắc và với tác phẩm này Nguyễn Dữ đã là người mở đầu cho chủ nghĩa nhân văn trong văn học Việt Nam thời trung đại.

45

Về hình thức nghệ thuật, chúng ta có thể khẳng định sự sáng tạo của Nguyễn Dữ về phương diện nghệ thuật truyền kỳ. Nguyễn Dữ là tác giả đầu tiên khẳng định vị trí của thể truyền kỳ trong văn xuôi Việt Nam, đưa vào thể loại này những yếu tố của văn học dân gian tạo ra màu sắc riêng của thể loại truyền kỳ Việt Nam. Nói như giáo sư Bùi Văn Nguyên thì “tất cả hai mươi truyện trong Truyền kỳ mạn lục, nếu

được phân tích tỉ mỉ, bộc lộ ít nhiều yếu tố văn học dân gian đúng với bút pháp của thể truyền kỳ” [54 ]. Rõ ràng có một sự kết hợp hài hoà giữa thể loại truyền kỳ –

một thể loại ngoại lai với các yếu tố của văn học dân tộc trong ngòi bút của Nguyễn Dữ. Với nội dung phong phú, mang tính hiện thực cao, với thủ pháp nghệ thuật đặc sắc, Truyền kỳ mạn lục thực sự trở thành một “thiên cổ kỳ bút” và trở thành cái đích không dễ dàng vượt qua đối với các tác phẩm sau này. Chắc rằng, càng nghiên cứu Truyền kỳ mạn lục chúng ta sẽ càng phát hiện ra giá trị muôn mặt của nó và cũng từ đó càng hiểu hơn những điều mà Nguyễn Dữ gửi gắm với bao thế hệ hậu

sinh. Sau khi Truyền kỳ mạn lục được xuất hiện ở Việt Nam, các tác phẩm mô

phỏng theo gồm có Truyền kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm, Truyền văn tân lục của Nguyễn Diễn Trai, Tân truyền kỳ lục của Phạm Quý Thích lần lượt ra đời và chiếm một vị trí quan trọng trong lịch sử tiểu thuyết Hán văn Việt nam và kế thừa loại tiểu thuyết truyền kỳ.

Một phần của tài liệu Tìm hiều sắc thái dục tính trong Truyền kỳ mạn lục (Trang 41)