7. Kết cấu của luận văn
2.2.2. Các giải pháp chủ yếu
Để thực hiện những nhiệm vụ cơ bản của sự nghiệp xây dựng đời sống văn hóa ở nước ta hiện nay theo ánh sáng của tư tưởng Hồ Chí Minh, đòi hỏi chúng ta phải thực hiện đồng bộ những giải pháp sau đây:
2.2.2.1. Phát triển kinh tế, đổi mới chính trị gắn với xây dựng con người Việt Nam toàn diện
Muốn thực hiện tất cả những mục tiêu trong xây dựng đời sống văn hóa, đầu tiên chúng ta phải xây dựng con người Việt Nam toàn diện. Đó là xây dựng con người Việt Nam có lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần tự cường dân tộc, gắn bó với lý tưởng độc lập và chủ nghĩa xã hội, có tinh thần làm chủ, có ý chí vượt qua nghèo nàn, lạc hậu, cần, kiệm, liêm, chính, có ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, trung thực, nhân ái, tình nghĩa, tôn trọng pháp luật, kỷ cương, biết gạt bỏ những cám dỗ thấp hèn, luôn vươn tới chân – thiện – mỹ; chăm chỉ lao động, luôn tìm tòi sáng kiến, sáng tạo, nâng cao năng suất lao động, có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp; có ý chí cầu tiến bộ, nỗ lực học tập, rèn luyện, thường xuyên nâng cao tri thức, học vấn, trình độ chuyên môn nghề nghiệp, trình độ thẩm mỹ và thể lực.
Tại Hội nghị Trung ương 9 khóa XI, Đảng ta đã tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5, khóa VIII. Một trong những nhiệm vụ cấp bách nhất trong xây dựng văn hóa đó là xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, đặc biệt là nhân cách. So với Nghị quyết TƯ 5 khóa VIII, Nghị quyết lần này xác định rõ mục tiêu chung cụ thể đến năm 2020, tầm nhìn 2030 của sự nghiệp xây dựng văn hóa và con người. Trọng tâm là xây dựng và bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo đức, lối sống, nhân cách, tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức tôn trọng pháp luật, mọi người Việt Nam đều hiểu biết sâu sắc, tụ hào, tôn vinh lịch sử, văn hóa, dân tộc, hướng các hoạt động văn hóa, giáo dục, khoa học vào việc xây dựng con người có thế giới quan khoa học, hướng tới chân – thiện – mỹ, rèn luyện đạo đức với thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, nâng cao trí lực, bồi dưỡng trí thức và xã hội học tập, đúc kết xây dựng giá trị chuẩn của con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
Trong điều kiện hiện nay, trước yêu cầu mới của nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong bối cảnh mới thì vấn đề xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện được đặt ra với yêu cầu mới cao hơn. Đó phải là những con người tiêu biểu về tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội với những nét biểu hiện mới. Chẳng hạn, yêu nước ngày nay là phải trung thành với mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của Đảng, kiên định và quyết tâm thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, khẳng định vai trò và sự lãnh đạo của Đảng đối với xã hội, kiên quyết đấu tranh phê phán những quan điểm hạ thấp, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với xã hội. Yêu nước ngày nay là phải quyết tâm xây dựng đất nước vững mạnh toàn diện, ngày càng phát triển bền vững, giữ vững độc lập, tự chủ, không bị lệ thuộc vào nước ngoài; đồng thời, phải góp phần bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh
thổ, cả vùng đất, vùng trời, vùng biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa.
Việc xác định rõ và cụ thể nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước là sự thể hiện tư duy mới của Đảng ta khi đặt vấn đề xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ mới với những đặc điểm mới đã, đang và sẽ chi phối, tác động đến văn hóa, con người, nhất là trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, kinh tế tri thức, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo quan niệm mới về phát triển bền vững đất nước.
Sau gần 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, bản sắc văn hóa Việt Nam đang đứng trước nguy cơ và thách thức của nền kinh tế thị trường. Thực tế đó đang đặt ra vấn đề xây dựng con người Việt Nam như thế nào để xây dựng văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh, văn minh, phù hợp với thời đại mới, chúng ta cần phải phát huy lối sống mới, lối sống “mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người”, hình thành con người có lối sống ý thức, tự trọng, tự chủ, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ môi trường kết hợp hài hòa tính tích cực cá nhân và tính tích cực xã hội, đề cao trách nhiệm cá nhân với bản thân, gia đình và xã hội, khẳng định và tôn vinh cái đúng, cái đẹp, cái tích cực, cao thượng, nhân rộng các giá trị cao đẹp, nhân văn, tăng cường giáo dục nghệ thuật, nâng cao năng lực thẩm mỹ cho nhân dân, xây dựng đời sống văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
2.2.2.2. Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh
Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh kết hợp với xây dựng đời sống văn hóa tinh thần phong phú, hài hòa giữa mối quan hệ giữa người với người, giữa con người với môi trường văn hóa, con người với môi trường tự nhiên.
Cốt lõi của lối sống văn hóa chính là nhân sinh quan, thế giới quan cách mạng, tiến bộ, nó được thể hiện trong lao động sản xuất, trong cuộc sống hằng ngày như, cách ăn mặc, cách ở, việc đi lại, khi làm việc, truyền thống coi trọng đạo lý, nghĩa tình… Còn môi trường văn hóa là điều kiện để hình thành nhân cách con người văn hóa và lối sống văn hóa. Ở đó, cái đúng, cái tốt, cái đẹp, cái tiến bộ được tôn trọng và phát huy, bảo vệ. Cái xấu, cái ác, cái phản văn hóa phải bị phê phán, loại trừ.
Môi trường văn hóa là một bộ phận quan trọng của môi trường sống, gắn bó mật thiết với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh với tư cách là kết quả của những ứng xử của con người với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và với chính bản thân nó, chính là cái nôi hình thành và phát triển nhân cách của mỗi con người, cũng như lối sống, nếp sống của cả cộng đồng. Chính vì vậy, xây dựng môi trường văn hóa có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc xây dựng đời sống văn hóa ở nước ta hiện nay.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của nhiệm vụ xây dựng lối sống văn hóa và môi trường văn hóa; quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều đường lối, chủ trương, chính sách đúng đắn, phù hợp về phát triển văn hóa qua các thời kỳ. Từ đó, làm cho lối sống văn hóa, môi trường văn hóa nước nhà phát huy được những giá trị tốt đẹp của con người Việt Nam, tính ưu việt của văn hóa cách mạng được thể hiện rõ, trở thành “cái nôi” nuôi dưỡng những phẩm chất và nhân tố tích cực trong cộng đồng, xã hội, góp phần vào những thành tựu to lớn, quan trọng trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, hội nhập quốc tế.
Môi trường văn hóa với hạt nhân cơ bản là những giá trị, chuẩn mực văn hóa, chi phối toàn bộ đời sống văn hóa của con người và cộng đồng xã hội sống trong môi trường ấy. Ngược lại, môi trường văn hóa cũng chịu sự tác động trở lại của con người và cộng đồng khiến nó có thể biến đổi theo xu hướng tích cực hoăc tiêu cực. Chính vì vậy, việc xây dựng môi trường văn
hóa lành mạnh chính là con đường để xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh. Xây dựng môi trường văn hóa chính là xây dựng hệ thống giá trị, chuẩn mực, thể chế văn hóa, các thiết chế, mối quan hệ giữa con người và môi trường văn hóa, hay nói cách khác đó chính là mối quan hệ tương tác giữa con người, môi trường sống và sự phát triển. Môi trường văn hóa chính là cái nôi hình thành, nuôi dưỡng và phát triển nhân cách của con người, cũng như lối sống, nếp sống của cả cộng đồng.
2.2.2.3. Cải cách các thiết chế, thể chế văn hóa
Để xây dựng đời sống văn hóa, một nhiệm vụ vô cùng quan trọng đó là phải xây dựng các thiết chế, thể chế văn hóa. Trước hết, đó là đổi mới về tư tưởng, quan niệm về phát triển văn hóa mới, sau đó là phải kết hợp giữa phát triển sự nghiệp văn hóa với phát triển các ngành kinh doanh văn hóa, đổi mới thể chế văn hóa với đổi mới chính bản thân văn hóa.
Bất kỳ một thời đại nào, chế độ xã hội nào cũng cần có những thiết chế văn hóa để chuyển tải văn hóa chính thống của Nhà nước đến với các tầng lớp nhân dân, đồng thời tổ chức các hoạt động văn hóa phù hợp với yêu cầu chuẩn mực, đạo đức, lối sống, phong tục tập quán của thời đại đó. Trong cuộc sống hiện đang tồn tại thiết chế văn hóa truyền thống bên cạnh sự phát triển không ngừng của thiết chế văn hóa thông tin mới. Ngày xưa, đình, chùa một mặt đáp ứng nhu cầu văn hóa tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân; mặt khác cũng là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa như lễ hội, sinh hoạt văn hóa dân gian, giao lưu cố kết cộng đồng, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống để trao truyền cho các thế hệ tiếp nối. Thiết chế văn hóa mới là Nhà văn hóa, Câu lạc bộ, Phòng truyền thống, Thư viện, Điểm bưu điện văn hóa xã, Trung tâm giáo dục cộng đồng... Các thiết chế này phục vụ nhu cầu hiện tại và đòi hỏi mới về văn hóa tinh thần của nhân dân. Xã hội càng văn minh, nhu cầu hưởng thụ của con người ngày càng cao, thiết chế văn hóa thông tin cơ sở càng có vai trò, vị trí quan trọng.
Cùng với sự tăng trưởng nhanh của nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo văn hóa tinh thần của nhân dân ngày càng gia tăng. Điều đó đòi hỏi lãnh đạo các cấp không chỉ chăm lo cuộc sống vật chất phát triển mà còn phải chăm lo đời sống tinh thần bền vững, lành mạnh. Điều này muốn thực hiện được phải thông qua hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa trực tiếp phục vụ cuộc sống của nhân dân. Đó là thiết chế văn hóa thông tin cơ sở, cầu nối gần gũi giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân; là nơi tổ chức các hội thi, liên hoan, tập hợp, giao lưu truyền giữ các điệu dân ca dân vũ truyền thống đậm đà bản sắc... Đây cũng là điểm sinh hoạt chi bộ, đoàn thể, Hội Người cao tuổi, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên..., tổ chức các hoạt động khuyến học tương thân tương ái, gắn kết tình đồng chí, nghĩa đồng bào đoàn kết và trách nhiệm cộng đồng trong ngôi nhà chung; là tụ điểm vui chơi thể thao, dưỡng sinh; là nơi cất giữ các trang thiết bị, công cụ phục vụ hội họp, sinh hoạt văn nghệ, thông tin ở cơ sở. Thiết chế văn hóa thông tin cơ sở phục vụ đắc lực cho việc hoàn thành các nhiệm vụ chính trị của trung ương và địa phương. Nó là công cụ tư tưởng văn hóa sắc bén hiệu quả của Đảng và chính quyền các cấp. Thiết chế văn hóa thông tin cơ sở lấy quần chúng làm đối tượng phục vụ, đáp ứng nhu cầu của quần chúng. Thực tiễn đã và đang cho thấy, khi công nghệ khoa học phát triển với trình độ cao, phương tiện nghe nhìn phát triển, các hoạt động của thiết chế văn hóa thông tin cơ sở càng trở nên quan trọng không thể thiếu được trong diện mạo, trong đời sống văn hóa ở các địa phương và địa bàn dân cư.
Trải qua gần 30 năm đổi mới, nước ta đã bắt đầu hình thành thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Một mặt, kinh tế thị trường đòi hỏi việc sắp xếp, bố trí tài nguyên và việc tái cấu trúc tài nguyên văn hóa. Mặt khác, quá trình đổi mới cũng làm lộ rõ sự không thích ứng giữa các thể chế văn hóa cũ trước những yêu cầu mới của nền kinh tế thị trường. Cùng với việc nâng cao đời sống vật chất và phát triển kinh tế - xã hội nước ta, nhu cầu xây dựng văn hóa tinh thần, nhu cầu xây dựng đời sống văn hóa mới cũng đặt ra
cho việc phải hoàn thiện một thể chế văn hóa hợp lý, phát triển và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân.
Để xây dựng đời sống văn hóa, một mặt, phải yêu cầu phát triển hơn nữa sự nghiệp văn hóa công ích như đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở hạ tầng văn hóa công cộng, dịch vụ văn hóa công cộng, bảo đảm quyền hưởng thụ văn hóa cơ bản của nhân dân, phát triển mạnh mẽ ngành nghề văn hóa làm phồn vinh thị trường văn hóa, cung cấp nhiều sản phẩm văn hóa mới, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ và phù hợp với thị hiếu văn hóa của nhan dân. Mặt khác, sự phát triển tự thân văn hóa trong bối cảnh mới cũng đóng góp ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng đời sống văn hóa. Trong thời đại mới, cần xóa bỏ sự trói buộc của thể chế quản lý truyền thống để tài nguyên văn hóa được sử dụng hiệu quả, tính tích cực, chủ động, sáng tạo của đội ngũ làm công tác văn hóa cần được phát huy đầy đủ. Hiện nay, ở một số địa phương, nhất là những nơi cơ sở hạ tầng văn hóa công cộng thiếu thốn nghiêm trọng, thiết bị cũ kỹ, cơ sở sản xuất văn hóa thiếu sức sống, các sản phẩm văn hóa nước ngoài ồ ạt tràn vào chiếm lĩnh thị trường làm đời sống văn hóa hỗn loạn, mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân bị hạn chế, nhiều sản phẩm văn hóa độc hại phát triển làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống tinh thần xã hội. Do vậy, cần giải phóng mạnh mẽ hơn sức sản xuất văn hóa, mà muốn giải phóng sức sản xuất văn hóa thì cần thay đổi thể chế, thiết chế văn hóa, xây dựng thể chế mới theo nguyên tắc hướng tới quần chúng. Theo đó, những người làm công tác tuyên truyền văn hóa phải được trả công xứng đáng, và người dân sẽ được hưởng thụ những sản phẩm văn hóa ưu tú, đa dạng, phù hợp với nhu cầu của cá nhân và cộng đồng, đảm bảo xây dựng đời sống văn hóa cơ sở và xã hội lành mạnh, tốt đẹp.
2.2.2.4. Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý, điều hành của Nhà nước
Vai trò lãnh đạo của Đảng không chỉ là tầm vĩ mô xây dựng được đường lối, xác định được nhiệm vụ của sự nghiệp văn hóa trong thời kỳ đổi mới. Vấn đề cực kỳ quan trọng trong vai trò lãnh đạo của Đảng có ý nghĩa trực tiếp quyết định thắng lợi của đường lối văn hóa là biến đường lối đó thành hiện thực của đời sống toàn xã hội. Muốn thực hiện được nhiệm vụ đó, Đảng ta cần:
Thứ nhất, Đảng cần vạch rõ đường lối, nhiệm vụ xây dựng đời sống văn hóa trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế.
Trước tiên, là các cấp ủy đảng phải thường trực có nhận thức xây dựng