Nhân tố trong nước

Một phần của tài liệu Xây dựng đời sống văn hóa ở nước ta hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 69)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.1.Nhân tố trong nước

Quá trình vận động của văn hóa Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội là một quá trình tiếp nối, mở rộng và điều chỉnh, kế thừa và phát triển nền văn hóa Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại, đến nay trong điều kiện mới, nền văn hóa Việt Nam lại tiếp tục quá trình vận động ấy, nhưng trước một giai đoạn phức tạp hơn và nhiều thử thách hơn.

Xây dựng đời sống văn hóa mới, nghĩa là xây dựng toàn diện bộ mặt của văn hóa, trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa như hiện nay, thì những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam luôn đóng vai trò hết sức quan trọng.

Trong truyền thống có những mặt giá trị và phi giá trị, chúng ta cần nhận thức đúng những giá trị văn hóa truyền thống đích thực, đối với những mặt lỗi thời, cản trở tiến bộ thì phải khắc phục hoặc kiên quyết loại bỏ.

Các giá trị truyền thống không có nghĩa là bất biến, trái lại nó luôn được liên tục bổ sung và phát triển cho phù hợp với cuộc sống đang diễn ra. Bởi lẽ, trong kế thừa văn hóa thì cái mới bao giờ cũng được ra đời dựa trên cái cũ. Những giá trị văn hóa truyền thống làm gốc cho việc xây dựng đời sống mới, lối sống mới hiện nay đó là những giá trị bền vững, giá trị vun đắp trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước, đó là lòng yêu nước nồng nàn, lòng nhân ái, yêu thương con người, tinh thần nhân đạo và ý thức tự cường, đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân – gia đình – làng xã – Tổ quốc, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý, đức tình cần cù, sáng tạo trong lao động, sự tinh tế trong ứng xử, giản dị trong lối sống… tất cả những phẩm chất đáng

quý đó chính là cội nguồn tốt đẹp để xây dựng đời sống văn hóa trong giai đoạn hiện nay.

Đặc biệt, trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, con ngưởi Việt Nam ngày càng có nhận thức và trình độ học vấn cao, do đó cũng dễ dàng nắm bắt và tiếp thu văn hóa, nhất là những yếu tố văn hóa tích cực, tiến bộ, đó cũng là yếu tố thuận lợi để xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, xây dựng đời sống văn hóa tiên tiến trong thời đại mới.

Một yếu tố cũng hết sức quan trọng đó là Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm chú trọng đến xây dựng và phát triển văn hóa, liên tiếp các ký Đại hội Đảng, vấn đề xây dựng văn hóa, đời sống văn hóa luôn được chú trọng hàng đầu. Trong quá trình đổi mới, Đảng luôn xác định rõ: xây dựng và phát triển kinh tế nhằm mục tiêu phát triển văn hóa, trong quá trình đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước thực hiện hàng loạt các chính sách đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo, cùng nhau làm kinh tế, giải quyết việc làm cho người lao động, thanh niên tình nguyện, giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn, thi đua xây dựng làng văn hóa, khu văn minh, gia đình văn hóa… những phong trào diễn ra trên cả nước và được nhân dân nhiệt tình ủng hộ, tạo ra môi trường xã hội lành mạnh. Nhờ có sự quan tâm của Đảng và Nhà nước như vậy, nhiệm vụ xây dựng đời sống văn hóa có điều kiện thuận lợi để thực hiện.

Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, nhân tố có tác động to lớn đến việc xây dựng đời sống văn hóa chính là quá trình chuyển biến từ nền kinh tế Việt nam quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hôi chủ nghĩa. Qúa trình đó đã bị mai tạo ra môi trường và cơ hội để văn hóa dân tộc cổ truyền tiếp tục được giữ vững, kế thừa, nâng cao và tiếp tục phát triển những tinh hoa văn hóa nhân loại đến với văn hóa Việt Nam, trở thành giá trị của văn hóa Việt Nam. Nền kinh tế thị trường đã có những bước đáp ứng được nhu cầu văn hóa rất lớn và ngày càng cao của các tầng lớp nhân dân. Nhiều phong tục, tập quán, nhiều làng nghề, ngành nghề bị mai một trong thời

kỳ thực hiện cơ chế quan liêu bao cấp và chiến tranh được khơi dậy. Những phong tuc, tập quán truyền thống, những hoạt động văn hóa, văn nghệ mới phù hợp với thời kỳ phát triển của đất nước đã đưa con người Việt Nam trở lại với với cội nguồn dân tộc, gắn họ với nhau trong quan hệ họ hàng, làng, nước vốn có cố kết chặt chẽ, tạo những tình cảm sâu rộng với gia đình, quê hương, đất nước, tăng thêm ý thức dân tộc, ý thức cộng đồng.

Cơ chế thị trường cũng tạo điều kiện thuận lợi cho khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo phát triển, vì vậy trình độ dân trí của nhân dân ngày càng tăng lên rõ rệt, do vậy nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân cũng được đáp ứng, góp phần quan trọng vào việc bồi dưỡng, chăm sóc con người, tạo điều kiện xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh, tốt đẹp.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi mà sự phát triển kinh tế đã đem lại cho chúng ta, thực trạng xã hội Việt Nam từ kinh tế bao cấp chuyển sang kinh tế thị trường, từ lối sống nông nghiệp chuyển dần sang lối sống công nghiệp, trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chúng ta thấy trước mắt sản sinh bao nhiêu hiện tượng trái ngược đạo lý nhân tâm, cả những mặt trước đây chưa từng có. Đồng tiền từ vị trí phương tiện sinh sống biến thành thần thiêng bất tử có sức mạnh vạn năng, người ta có thể buôn thần bán thánh, bổ báng mỹ tục, làm suy nhược cơ thể cộng đồng, đảo điên xã hội… Các nhà kinh điển đề cao lý tưởng nhân đạo xã hội chủ nghĩa đã từng cảnh báo rằng, khi khoa học kỹ thuật trở thành phương tiện sản xuất sẽ làm của cải tăng

nhanh, nếu thiếu một nhân cáchđiều hành thích hợp, sẽ tạo nên sự băng hoại

đạo đức từ hàng hóa được tiêu thụ. Chúng ta đang sống trong thời đại văn minh trí tuệ, việc vận dụng các phát minh khoa học và công nghệ cao vào sản xuất của cải vật chất cho xã hội là đương nhiên, song cần thấy rằng nếu đẩy kinh tế theo cơ chế thị trường thành quyền lực độc tôn, sẽ phá vỡ sự cân bằng văn hóa trong nhân cách. Động lực văn hóa trong kinh tế không khác gì hơn là đề cao nhân cách, một phạm trù cơ bản của hệ giá trị nhân văn.

Cũng cần thấy rằng, trong thời đại bùng nổ thông tin, hệ thống thông tin mạng đã mang lại cho ta thời cơ tốt lành khi tiếp cận nhiều dòng văn hóa, khoa học, nghệ thuật... bổ ích, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức đáng quan ngại trước những thông tin phi nhân tính, phản cảm. Trong cái đa dạng của văn hóa Việt Nam có thêm cái đa dạng của thông tin mạng, nhưng định hướng văn hóa thống nhất của ta chưa mang tính phổ cập nên một bộ phận trong tầng lớp trẻ chịu ảnh hưởng mặt trái của toàn cầu hóa qua thông tin mạng, tạo ra những quan niệm sống thiếu thức thời và không lành mạnh. Chỉ số nhân văn có nhiều nội dung về giáo dục, chăm sóc tài năng, tuổi thọ trung bình, sức khoẻ, nguồn dinh dưỡng…, thì với văn hóa là nhân cách sống, đạo làm người. Nhân cách cũng là lối sống nhưng không đồng nhất giữa hai khái niệm đó. Nếu lối sống là toàn bộ các đặc điểm có tính bản chất trong hoạt động của con người, thì nhân cách là những giá trị tạo nên chất lượng của lối sống. Nhân cách nào được coi là đẹp cũng đi đôi với lòng tự trọng về lẽ phải và công bằng, ý thức phẩm giá và xã hội công dân. Lòng tự trọng trong nhân cách làm người được đề cao là cơ sở chính yếu để khắc phục những hiện tượng thường được gọi là tha hóa, tiêu cực, xuống cấp trong đời sống đó đây.

Chúng ta đã nói nhiều về con người Việt Nam giàu lòng yêu nước, lao động cần cù, truyền thống nhân ái và tính khoan dung, song với giai đoạn hiện nay, cần nhìn nhận sâu sắc thêm về con người trong xã hội Việt Nam từ văn minh nông nghiệp chuyển từng bước sang văn minh hiện đại. Bao nhiêu vấn đề về lẽ sống, lối sống tập trung ở thời kỳ quá độ này. Chúng ta đã phát động nhiều phong trào xây dựng đời sống văn hóa, nhưng cần phát động những phong trào sát hợp với từng địa hình của cộng đồng cư dân. Bác Hồ thường căn dặn: chủ trương một phải có biện pháp mười, nghĩa là luôn điều chỉnh và bổ sung để cái gì lợi cho dân thì làm. Do đó, những phong trào nặng về hình thức hoặc nặng về lý thuyết theo công thức, đều không hiệu quả.

Một phần của tài liệu Xây dựng đời sống văn hóa ở nước ta hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 69)