Những thành tựu và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Xây dựng đời sống văn hóa ở nước ta hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 54)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.1. Những thành tựu và nguyên nhân

1.2.1.1. Những thành tựu

Nhìn một cách tổng quát, từ khi có chính sách đổi mới đến nay, trên tinh thần tư tưởng Hồ Chí Minh, dưới sự lãnh đạo của Đảng, chúng ta đã xây dựng được những cơ sở ban đầu của một nền văn hóa theo hướng đi lên chủ nghĩa

xã hội, nó được thể hiện trên các mặt quan điểm lý luận, tổ chức và xây dựng đời sống văn hóa, hình thành cơ sở vật chất và hoàn chỉnh những nội dung hoạt động. Và nhờ đó, đã đạt được những thành tựu to lớn.

Thứ nhất, xây dựng đời sống văn hóa mới phát huy được những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc trong giai đoạn hiện nay.

Lòng yêu nước và chủ nghĩa anh hùng chống xâm lược là giá trị cao

nhất của văn hóa Việt Nam, lòng nhân ái và tình cảm cộng đồng sâu sắc là hạt giống trong nền đạo đức Việt Nam, những phẩm chất đó đã xuyên suốt chiều dài lịch sử và đến nay dường như đã ăn sâu vào tiềm thức mỗi con người Việt Nam trong đời sống sinh hoạt hằng ngày. Tạo nên một nét văn hóa rất đậm chất “Việt”. Như Hồ Chí Minh nói “ nhân dân Việt Nam rất cần cù, giản dị. Thuần phong mỹ tục là đoàn kết, thương yêu giúp đỡ nhau sản xuất, tiết kiệm, vì vây, cần phát triển thuần phong mỹ tục” [48,tr.405]. Trong giai đoạn hiện nay, từ nếp sống, lối sống đến cách cư xử, nét văn hóa đời sống của người Việt Nam cũng luôn giữ nét truyền thống, dù hiện đại nhưng vẫn không làm mất gốc rễ của văn hóa dân gian trong sinh hoạt đời sống văn hóa. Người Việt vẫn giữ được những thói quen trong những ngày Rằm, mồng Một, ngày Tết, ngày lễ hội. Nhờ chỉ thị 214 của Trung ương nêu rõ: Những hội nào lâu nay không tổ chức thì bây giờ không phục hồi, kiên quyết không mê tín dị đoan, cố gắng tổ chức ngày hôi mới kết hợp với những ngày kỉ niệm có ý nghĩa chính trị. Những ngày hội nổi tiếng kết hợp tự do tín ngưỡng nhưng bài trừ mê tín dị đoan và biến nó thành những hội có nội dung và ý nghĩa mới. Lễ hội và các sinh hoạt tín ngưỡng khác đã được tổ chức có nề nếp từ nhiều năm nay. Lễ hội ở các địa phương đã tuân thủ nghiêm túc "Quy chế lễ hội" do Bộ Văn hoá - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao Du lịch) ban hành và theo bản "Hướng dẫn thực hiện nếp sống văn minh trong các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo tại nơi thờ tự". Việc tổ chức lễ hội theo hướng xã hội hoá. Đã cải thiện được công tác giữ gìn an ninh, trật tự; việc đốt hương tràn lan đã cơ bản được khắc phục; tình trạng đốt vàng, đốt mã giảm nhiều; vệ sinh môi trường được

quan tâm tốt hơn. Hiện nay, chúng ta vẫn duy trì được những lễ hội truyền thống tốt đẹp mang những sự tích anh hùng, chống ngoại xâm như: Hội Phù Đổng, Hội Kiếp Bạc… những lễ hội truyền thống giáo dục lòng yêu nước, một số lễ hội mang tính du lịch, làm tăng lòng tự hào, yêu mến quê hương đất nước như hội Chùa Hương… Đời sống văn hóa của nhân dân ngày càng nâng cao, phong phú và đa dạng hơn, nhưng nét văn hóa truyền thống vẫn giữ vị trí chủ đạo trong sinh hoạt văn hóa tinh thần của nhân dân.

Thứ hai, đổi mới tư duy, chuẩn mực văn hóa phù hợp với thời đại mới. Xã hội phát triển, kéo theo đó là những chuẩn mực văn hóa cũng thay đổi. những phong tục tập quán cũng dần dần biến đổi. Tiếp thu tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc “gạn đục, khơi trong”, đời sống văn hóa của nhân dân ta trong những năm gần đây đã thay đổi rõ rệt theo chiều hướng tích cực.

Về việc cưới: Từ năm 2000, tình hình thực hiện quy ước cưới "Trang trọng - lành mạnh - tiết kiệm", bước đầu có sự chuyển biến theo hướng tích cực, nhất là ở ngoại thành. Lễ cưới tổ chức theo mô hình tiệc ngọt phát triển tương đối nhiều và đã có những lễ cưới sử dụng thiếp báo hỷ. Đoàn Thanh niên đã có những hình thức lồng ghép các buổi tọa đàm giữa những đôi tổ chức cưới theo quy ước với các bạn trẻ chưa lập gia đình trong các đợt sinh hoạt văn hoá – văn nghệ.

Về việc tang: Việc thực hiện quy ước tổ chức việc tang được đông đảo các tầng lớp trong xã hội hưởng ứng và đã giảm hẳn các hủ tục, chi tiêu lãng phí không cần thiết. Việc không mời thuốc lá, đặc biệt không tổ chức ăn trong khi tiến hành tang lễ đã khá phổ biến tại các thôn (làng) vốn có nhiều tập tục về lễ hiếu. Tư duy cổ hủ, lạc hậu, mê tín dị đoan dần dần được thay thế bằng tư duy mới, văn minh hơn, những chuẩn mực văn hóa mới dần được hình thành, như lời Bác nói “ không phải cái gì cũ cũng bỏ hết, không phải cái gì cũng làm mới”. Nhờ những chuẩn mực văn hóa mới văn minh hơn, mà nhân dân ta đã có những tư tưởng tiến bộ hơn, phụ nữ và nam giới ngày càng được nhìn nhận một cách công bằng, thậm chí có thể làm những công việc của nam

giới, điều đó thể hiện tính bình đẳng, hay trình độ dân trí ngày càng được nâng cao hơn, phổ cập tiểu học và trung học cơ sở, ai ai cũng biết chữ, nạn tảo hôn được đẩy lùi, những hủ tục cũ đã dần được xóa bỏ…

Đổi mới tư duy và chuẩn mực không phải là một công việc dễ dàng, nhưng cùng với những cố gắng của nhân dân, của chính quyền chúng ta đã và đang làm rất tốt. Nhờ vậy, đời sống văn hóa của nhân dân ngày càng được nâng cao và tốt đẹp hơn.

Thứ ba, trong đời sống văn hóa tinh thần: văn hóa tinh thần là mặt không thể thiếu được trong đời sống văn hóa. Nó phản ánh trực tiếp cuộc sống của nhân dân, những đặc trưng phổ biến trong những nét đẹp sinh hoạt. Trong giai đoạn hiện nay, đời sống tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao, nhân dân có quyền được hưởng những thành tựu và những sản phẩm văn hóa nghệ thuật, từ nghệ thuật dân gian truyền thống như: chèo, tuồng, dân ca… đến những lĩnh vực nghệ thuật mới như nhiếp ảnh, điêu khắc, những tác phẩm văn học nước ngoài, âm nhạc, hội họa…

Trong việc xây dựng gia đình văn hóa mới: trong những năm gần đây, nhiều gia đình đi đầu trong việc xây dựng đời sống văn hóa từ mô hình gia đình dựa trên ba tiêu chuẩn: 1, sống hòa thuận - trong gia đình hòa thuận - dạy con ngoan – chấp hành tốt các chính sách. Phong trào này đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, nơi nào có nhiều gia đình văn hóa mới thì nơi đó có nếp sống tốt đẹp. Gia đình hòa thuận, vợ chồng thương yêu, tôn trọng lẫn nhau, con cái biết vâng lời, chăm chỉ học hành, biết giúp đỡ cha mẹ những công việc trong gia đình, làm cơ sở vững chắc cho các “tế bào của xã hội” ổn định, đẩy lùi được những tiêu cực, những vụ lộn xộn, làm xã hội lành mạnh hơn. Năm 2009, cả nước đã có hơn 13 triệu gia đình đạt danh hiệu "Gia đình văn hóa", đạt tỷ lệ 80,67%. Các địa phương đã tổ chức tốt Hội nghị biểu dương gia đình văn hóa các cấp, cổ vũ mạnh mẽ phong trào. Cả nước có 42.530/86.765 làng văn hóa, đạt tỷ lệ 48,88%, trong đó có 7.428 làng văn hóa tiêu biểu được khen thưởng ở các cấp. Hơn 70 nghìn trên tổng số hơn 90

nghìn khu dân cư được đánh giá là thực hiện tốt nếp sống văn hóa, văn minh. [63]

Thứ tư, những đổi mới toàn diện về mọi mặt của đời sống văn hóa:

những giá trị văn hóa đặc sắc của 54 dân tộc anh em được kế thừa và phát triển, tất cả đã tạo nên đời sống văn hóa đã khởi sắc trong những năm gần đây. Các tài năng văn hóa, nghệ thuật cũng được đầu tư và phát triển trên các lĩnh vực như văn học nghệ thuật, hội họa, âm nhạc để ngày càng đáp ứng được nhu cầu thưởng thức nghệ thuật cũng như thị hiếu của nhân dân. Đặc biệt, việc phân phối các sản phẩm văn hóa đã nhanh và đều hơn trong những năm gần đây, văn hóa truyền thống múa rối nước, sơn mài, gốm sứ, lụa, tơ tằm hệ thống các sản phẩm văn hóa đã góp phần trực tiếp vào sự tăng trưởng của ngành du lịch, nền kinh tế quốc dân. Việc tổ chức xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở cũng có nhưng chuyển biến tích cực góp phần vào công cuộc xây dựng nền văn hóa mới, lối sống mới, trong công tác xóa đói, giảm nghèo, xây nhà tình nghĩa, tình thương, làm công tác từ thiện, các mạng lưới thiết chế được hình thành như: nhà văn hóa, câu lạc bộ, thư viện, nhà truyền thống, trường học, trạm y tế, sân vận động… tạo nên một cảnh quan văn hóa mới, giúp nhân dân được sinh hoạt văn hóa tinh thần một cách lành mạnh.

Đời sống văn hóa có sự giao lưu với văn hóa các nước trong khu vực và trên thế giới: Những nét sống đẹp trong sinh hoạt văn hóa tinh thần của nhân dân Việt Nam cũng được bạn bè quốc tế biết đến, và ca ngợi như: lối sống giản dị, tình nghĩa, mộc mạc, thủy chung, những phong tục, tập quán, lễ hội đặc sắc. Đặc biệt các loại hình nghệ thuật văn hóa tinh thần của nhân dân cũng được phổ biến rộng rãi nhờ giao lưu với các nền văn hóa trên thế giới như: quan họ, chèo, dân ca... Cũng nhờ giao lưu, đời sống văn hóa của nhân dân ta đã được tiếp thu những tư tưởng tiến bộ, những nét sinh hoạt văn hóa, văn minh của các nền văn hóa lớn, làm giàu thêm đời sống tinh thần. Nếu như trước kia, chúng ta hoàn toàn không biết ngày Giáng sinh là ngày gì, thì bây giờ chúng ta biết đó là ngày Lễ tạ ơn, ai ai cũng coi đó như một ngày trọng

đại trong năm, chúng ta có ngày Quốc tế phụ nữ 8 – 3, có ngày Quốc tế thiếu nhi 1 – 6 , ngày quốc tế lao động 1 – 5…. Bên cạnh những ngày truyền thống như: Tết Nguyên Đán, Tết nguyên tiêu, rằm tháng Giêng, rằm tháng Tám… thì chúng ta còn có những ngày của quốc tế. Đó cũng chính là những nét đẹp trong đời sống văn hóa của nhân dân mà chúng ta tiếp thu có chọn lọc từ các nền văn hóa trên thế giới.

1.2.1.2.Nguyên nhân của thành tựu.

Chúng ta có được những thành tựu trong việc xây dựng đời sống văn hóa là nhờ chính sách của Đảng, Nhà nước và được các cấp chính quyền, các đoàn thể chính trị, xã hội và các tầng lớp nhân dân đồng tình hưởng ứng, cùng cố gắng xây dựng nếp sống văn minh, văn hóa. Cụ thể, Đảng đã có nhiều chủ trương, chính sách và những sáng kiến cụ thể trong việc thực hiện, gắn công tác xây dựng văn hóa với các lĩnh vực của đời sống xã hội. Cũng vì nhận thức vai trò của văn hóa cũng như xây dựng đời sống văn hóa, nên từ Trung ương đến cơ sở đã xác định văn hóa là nội dung quan trọng trong hoạt động của mình, có nhiều chủ trương, biện pháp thực tế thúc đẩy nhiệm vụ xây dựng đời sống văn hóa. Vì chỉ có xây dựng đời sống văn hóa thì nhân dân mới được hưởng thụ những thành quả văn hóa của dân tộc và nhân loại. Do vây, các cơ quan, nhà nước đã xây dựng hàng trăm văn bản pháp quy liên quan đến công tác văn hóa, Chính phủ đã đề ra và thực hiện các chương trình hành động về văn hóa. Mặt trận Tổ quốc triển khai phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở các khu dân cư, đông đảo quần chúng đã nhiệt tình hưởng ứng các chủ trương, chính sách, tạo ra những cơ hội mới trong tổ chức sinh hoạt văn hóa và nâng cao mức hưởng thụ văn hóa.

Một phần của tài liệu Xây dựng đời sống văn hóa ở nước ta hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)