Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Xây dựng đời sống văn hóa ở nước ta hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 59)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.2Những hạn chế và nguyên nhân

1.2.2.1. Những hạn chế

Bên cạnh những thành tựu mà chúng ta đã đạt được trong xây dựng đời sống mới, thì còn có không ít những hạn chế mà chúng ta đang gặp phải trên con đường tiếp tục xây dựng nền văn hóa mới, đời sống văn hóa mới.

Trước hết là nổi lên ở hạn chế từ nhận thức, tư tưởng, đời sống đạo đức và lối sống của một số bộ phận nhân dân. Xây dựng đời sống văn hóa mới, quan trọng là phải thực hiện được sự nhất trí, đồng bộ của toàn thể nhân dân. Tuy nhiên, sự đan xem giữa thành tựu và yếu kém, giữa sáng và tối đang diễn ra trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Một số người dao động, hoài nghi về con đường xã hội chủ nghĩa, có thái độ và nếp sống không lành mạnh. Tệ sùng bái nước ngoài, coi thường những giá trị văn hóa dân tộc, chà đạp lên thuần phong mĩ tục của dân tộc, chạy theo lối sống thực dụng, cá nhân, vị kỉ, xa rời lối sống lành mạnh. Không ít những người vì đồng tiền và danh vị mà chà đạp lên tình nghĩa gia đình, làng xóm, quan hệ thầy trò, đồng chí, đồng nghiệp, buôn lậu và tham nhũng phát triển, các tệ nạn xã hội ngày càng tăng làm suy thoái những nếp sống đạo đức như: ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội, nạn mê tín dị đoan lan tràn, phổ biến, nhiều hủ tục vẫn tồn tại nhất là trong việc cưới xin, ma chay, lễ hội. Nếu đám cưới cổ truyền có những nét tích cực, thể hiện truyền thống đạo lý như hiếu lễ với ông bà, tổ tiên, tình cảm gắn bó vợ chồng thì hiện nay có những nhà có tâm lý thách cưới, bắt chước người giàu muốn đám cưới to…

Việc đấu tranh giữa “xây” và “chống” trong nhiệm vụ xây dựng phát triển văn hóa và đời sống văn hóa chưa rõ ràng. Phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “xây dựng gia đình văn hóa”, “làng văn hóa”, “cụm dân cư tiên tiến”, “công sở văn minh”… nhiều nơi còn thiếu thực chất, chưa tạo được môi trường văn hóa lành mạnh bảo đảm cho sự phát triển toàn diện con người, xã hội.

Nghiêm trọng hơn là sự suy thoái về đạo đức, lối sống của một bộ phận

không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những cán bộ có chức, có quyền, lạm dụng chức quyền, xa rời đời sống nhân dân, không gương mẫu, chưa nêu cao đạo đức văn hóa cho quần chúng làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống tinh thần của nhân dân. Những năm gần đây, trong Đảng bộc lộ một số yếu kém: sự suy thoái về tư tưởng chính trị, tình trạng tham nhũng, quan liêu, lãng

phí của một bộ phận cán bộ, đảng viên có chiều hướng phát triển nghiêm trọng hơn. Đại hội IX, Đảng Cộng Sản Việt Nam nhấn mạnh “ tình trạng tham nhũng, suy thoái về đạo đức, chính trị, đạo đức, lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên là rất nghiêm trọng… tình trạng quan liêu còn khá phổ biến…” [22, tr.76]. Hội nghị Trung ương lần thứ chín, khóa IX đã đưa ra những con số đảng viên vi phạm kỷ luật khiến chúng ta phải giật mình:

Từ Đại hội IX đến nay đã thi hành kỷ luật hơn 45000 đảng viên vi phạm, trong đó 27 là cấp ủy viên các cấp, 69 cán bộ thuộc diên Trung ương quản lý. Kỷ luật khai trừ 13,9%, cách chức 5,4 %, phạt giam 925 trường hợp trong số đảng viên bị vi phạm. [24,tr.135].

Thực tế, sự suy thoái phẩm chất cần, kiệm, liêm, chính ở không ít cán bộ, đảng viên, nhất là những người có chức, có quyền là một tình trạng báo động. Điều đó thể hiện nhiều vấn đề: một bộ phận cán bộ giàu lên nhanh chóng bằng con đường bất chính như bao che, nâng đỡ cho những hoạt động phi pháp, tinh thần phục vụ nhân dân và thái độ tôn trọng nhân dân ở nhiều cán bộ sa sút, thậm chí nhũng nhiễu, làm khó cho dân, nhiều cán bộ đảng viên để cho chủ nghĩa cá nhân chi phối vun vén quyền lợi gia đình hơn quyền lợi tập thể , chú trọng đời sống vật chất, coi nhẹ đời sống tinh thần, lao vào đời sống thực dụng, vị kỷ…

Trong đời sống văn hóa nghệ thuật. Văn hóa nghệ thuật làm giàu đẹp thêm đời sống tinh thần của nhân dân. Chính vì vậy, những tiêu cực trong hoạt động nghệ thuật cũng tác động không nhỏ đến sự tiếp thu những giá trị, làm ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của nhân dân. Nhiều tác phẩm nghệ thuật, âm thời gian gần đây cũng chưa có những tác phẩm xuất sắc có giá trị định hướng và giáo dục lối sống cho nhân dân. Đặc biệt, bản thân một số những người lao động nghệ thuật, những trí thức, văn nghệ sĩ, nhà báo vì lợi ích riêng mà chưa đề cao trách nhiệm công dân của mình, xa rời đời sống, lúng túng trong đời sống sáng tạo và hoạt động nghiệp vụ theo chủ nghĩa thực dụng, tạo ra những sản phẩm văn hóa chất lượng thấp, thậm chí sai trái.

Những tiêu cực đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống văn hóa mà cụ thể là đời sống tinh thần. Vì nghệ thuật là cách nhanh nhất có thể giúp con người tiếp nhận những giá trị văn hó

Trong đời sống giáo dục: Có nhiều những tiêu cực làm cho xã hội lo lắng, đó là sự suy thoái về đạo lý trong quan hệ thầy trò, bạn bè, môi trường sư phạm xuống cấp lối sống thiếu lý tưởng, hoài bão, ăn chơi, nghiện ma túy ở một số bộ phận học sinh, sinh viên…

1.2.2.2 nguyên nhân của hạn chế

Đầu tiên, phải kể đến sự phát triển của kinh tế, những mặt trái của cơ chế

thị trường đã tác động không nhỏ đến đời sống văn hóa của nhân dân. Những tệ nạn xã hội nảy sinh do tâm lý thực dụng, xa rời truyền thống dân tộc, coi trọng những giá trị vật chất, coi trọng đồng tiền, làm đạo đức xuống cấp, tham nhũng hoành hành, thêm với đó những tệ nạn xã hội ngày càng nhiều, mặt trái của cơ chế thị trường cũng làm xuất hiện trong đời sống nhân dân xu hướng thương mại hóa, tư nhân hóa, xa rời tôn chỉ, mục đích hoạt động trong đời sống văn hóa, văn nghệ. Xuất hiện một số những tác phẩm văn hóa, những ấn phẩm có nội dung kích động bạo lực, trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc... Trong khi đó, công tác đấu tranh chống các quan điểm sai trái còn thụ động và thiếu sắc bén, công tác nghiên cứu lý luận chưa đi liền với thực tiễn, chính là điều kiện để những tư tưởng sai trái, thù địch nảy sinh và lan truyền, tác động đến đời sống của các giai tầng trong xã hội, nhất là lớp trẻ.

Thứ hai, những yếu kém chung của đời sống văn hóa là do sự chỉ đạo và

tổ chức thực hiện chưa tốt của bộ máy lãnh đạo về xây dựng đời sống văn

hóa. Một số vấn đề ở tầm quan điểm, chủ trương của Đảng chưa được làm rõ

nên chưa đạt được sự thống nhất cao từ quần chúng nhân dân, thực hiện thiếu tinh thần trách nhiệm, tình trạng nói nhiều làm ít, làm không đến nơi đến chốn hoặc không làm còn diễn ra ở nhiều nơi, đặc biệt công tác cán bộ tuyên truyền xây dựng đời sống văn hóa thực hiện một cách qua loa, không sát sao, thiết thực nên sự nhận thức của nhân dân còn chậm.

Một số bộ phận Đảng viên, cán bộ chủ chốt yếu kém về phẩm chất và năng lực, thiếu tính tiên phong, gương mẫu. Như Hồ Chí Minh đã căn dặn rất nhiều lần, cán bộ, đảng viên có trách nhiệm rất cao trong việc làm gương, giáo dục đời sống văn hóa cho nhân dân thì trước hết bản thân mình phải sống văn hóa trước. Do vậy, những hạn chế trong xây dựng đời sống văn hóa hiện nay cũng do một phần những người đi đầu, lãnh đạo không gương mẫu, làm nhân dân mất lòng tin ảnh hưởng đến lối sống, tâm lý xây dựng lối sống.

Những yếu kém trong đời sống văn hóa, văn nghệ cũng do sự buông

lỏng, thiếu trách nhiệm của một số cơ quan và cán bộ làm công tác quản lý hoạt động văn hóa văn nghệ. Sự buông lỏng và thiếu trách nhiệm này cũng có nhiều nguyên nhân, nguyên nhân về tư tưởng, nhận thức và nguyên nhân về phẩm chất, hiểu biết. Chỉ ra những thiếu sót trong công tác lãnh đạo và quản lý văn hóa văn nghệ trong thời gian qua, nghị quyết 05 của Bộ chính trị viết: nhiều cấp ủy đảng chưa quan tâm đúng mức lãnh đạo và ít được bồi dưỡng kiến thức về lĩnh vực quan trọng nhưng phức tạp này. Vì văn hóa văn nghệ là con đường ngắn nhất để quần chúng nhân dân tiếp thu những tư tưởng, giá trị văn hóa, có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục xây dựng đời sống văn hóa, lối sống và nếp sống của con người, trong khi đó công tác lãnh đạo và quản lý văn hóa văn nghệ còn nhiều giản đơn, thô thiển, thiếu dân chủ, chưa coi trọng việc đào tạo và bồi dưỡng cán bộn lãnh đạo và quản lý sự nghiệp văn hóa văn nghệ, dẫn đến đời sống văn hóa văn nghệ còn nhiều hạn chế, bất cập.

Một nguyên nhân nữa đó là do quá trình giao lưu và hội nhập văn hóa với các nước trên khu vực và thế giới. Cùng với sự phát triển kinh tế thì văn hóa Việt Nam cũng có sự giao lưu. Trong quá trình giao lưu đó, như ngôn ngữ chuyên ngành thì đó là “toàn cầu hóa văn hóa” đã tác động không nhỏ đến đời sống con người. Bên cạnh những giá trị văn hóa của nhân loại mà chúng ta lĩnh hội được, thì cũng có những nét văn hóa không lành mạnh của phương Tây, xa rời đời sống văn hóa của dân tộc đã ảnh hưởng tới tâm lý, cách suy

nghĩ và lối sống của một bộ phận giới trẻ, xu hướng “sính ngoại” dần làm mất đi những nét đẹp trong đời sống con người Việt Nam. Thay vì những nét văn hóa cổ truyền trong những ngày lễ hội, cưới xin, thì hiện nay những nét đẹp đó đang dần dần phai nhạt, chúng ta dễ bị hòa tan trong văn hóa toàn cầu rộng lớn. Vì vậy, phải đi tìm cái riêng bản sắc trong đời sống văn hóa của dân tộc.

Những thế lực thù địch luôn tìm cách xuyên tạc, phá hoại các giá trị văn hóa dân tộc: Các thế lực thù địch bằng những con đường khác nhau, tuyên truyền những sản phẩm văn hóa phản động, sai trái, chúng tìm mọi cách để vận chuyển trái phép vào nước ta các loại sách báo, tranh ảnh, ấn phẩm văn hóa có nội dung phản động, trái với thuần phong mỹ tục, phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa Việt Nam, nhằm làm tha hóa lớp trẻ, băng hoại đạo đức xã hội và lối sống văn hóa của nhân dân ta. Đồng thời, chúng còn chỉ đạo, khích lệ số phần tử bất mãn hình thành các hội, nhóm dưới danh nghĩa hoạt động văn hóa, văn nghệ để cho ra đời những tổ chức phản văn hóa, làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, lối sống của nhân dân ta.

Một phần của tài liệu Xây dựng đời sống văn hóa ở nước ta hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 59)