điểm, khai thác tối đa các trang thiết bị đã đầu tư. Chuẩn bị nguồn vốn tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh, chú trọng huy động các nguồn vốn có chi phí thấp.
3.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Dược Trung ương MEDIPLANTEX.
3.2.1 Xác định nhu cầu vốn lưu động chính xác và chủ động xây dựng kế hoạch sử dụng VLĐ hợp lý.
Trước khi lập kế hoạch huy động và sử dụng VLĐ, trước hết công ty cần xác định rõ số VLĐ cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm bởi trong bất cứ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào của công ty cũng đề phát sinh nhu câu sử dụng VLĐ. Nó thể hiện số vốn cần thiết mà công ty phải bỏ ra để dự trữ hàng tồn kho cũng như cho khách hàng nợ tiền sau khi công ty xuất hàng. Nhu cầu vốn lưu động mà công ty xác định phải đảm bảo cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra thường xuyên liên tục, không bị gián đoạn nhưng cũng phải thực hiện chế độ tiết kiệm một cách hợp lý. Có như vậy mới thúc đẩy công ty phấn đấu mở rộng hoạt động, phương thức kinh doanh, tìm mọi biện pháp đảm bảo quá trình quản lý chặt chẽ và ngày càng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Nếu như công ty dự tính số vốn lưu động nhỏ hơn nhu cầu thực tế sẽ gây ra tình trạng trì trệ trong sản xuất, không đủ nguồn vốn để thực hiện hợp đồng đã ký kết, không có khả năng trả các khoản nợ vay,
làm giảm uy tín với bạn hàng, mất đi đầu mối làm ăn quan trọng, cao hơn có thể dẫn tới phá sản. Nhưng nếu công ty dự tính nhu cầu vốn lưu động quá cao sẽ gây nên tình trạng thừa vốn, ứ đọng nguyên vật liệu hàng hóa, không những gây lãng phí trong sản xuất mà còn làm phát sinh nhiều chi phí liên quan không đáng có gây giảm hiệu suất cho việc sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.
Để tính toán được nhu cầu vốn lưu động của công ty trước hết công ty cần xác định các giá trị sản xuất kinh doanh, doanh thu dự kiến. Những chỉ tiêu này được lập căn cứ vào bản kế hoạch sản xuất, hợp đồng đã được ký kết cho năm tới vì vậy việc xác định các chỉ tiêu này là tương đối chính xác. Sau đó công ty sẽ dự kiến vòng quay vốn lưu động trong năm tới trên cơ sở hoạt động của các năm trước và triển vọng phát triển của công ty. Và tính toán vốn lưu động bằng cách lấy doanh thu dự kiến chia cho vòng quay vốn lưu động dự kiến.
Để đảm bảo tính chính xác tong cách xác định nhu cầu về vốn lưu động cho công ty thì nên phân công công việc tính nhu cầu vốn lưu động cho từng xí nghiệp, từng chi nhánh nhỏ và tổng hợp lại để xác định tổng vốn lưu động cho toàn công ty. Không dừng lại ở việc xác định tổng nhu cầu về VLĐ trong năm vì đây mới chỉ là bước đầu của công tác quản trị, do vậy tiếp theo ta cần xác định nhu cầu vốn lưu động cho từng quý dựa trên kế hoạch phân bổ doanh thu cho từng quý. Sau đó lập kế hoạch sử dụng vốn lưu động hiệu quả nhất trên cơ sở tình hình thực tế của công ty.
Việc chủ động xây dựng và lập kế hoạch huy động và sử dụng VLĐ là một giải pháp tài chính hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ nói riêng và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung. Trên cơ sở xác định VLĐ như kế hoạch đã lập, công ty cần xây dựng kế hoạch huy hộng bao gồm: Việc lựa chọn nguồn tài trợ tích cực nhất, xác định số vốn hiện có, số vốn cần bổ sung. Trước tiên công ty nên huy động tối đa nội lực nên trong doanh nghiệp, tăng cường huy động các nguồn ngắn hạn để tài trợ cho nhu cầu vốn trước mắt, tận dụng các khoản nợ ngắn hạn chưa đến thời hạn thanh toán như các khoản phải trả công nhân viên, các khoản phải nộp NSNN nhưng chưa đến kyd phải nộp, áp dụng hình thức tín dụng thương mại đối với nhà cung cấp…bởi khi sử dụng các nguồn vốn này công ty không phải bỏ ra nhiều chi phí. Từ đó công ty vừa có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình vừa tạo lập được sợi dây liên kết giữa chủ công ty với người lao động.
Thực tế cho thấy số vốn bị chiếm dụng của công ty hiện này là khá cao, điều này bắt buộc công ty phải đi vay ngắn hạn các tổ chức tín dụng để có vốn sản xuất kinh doanh. Như vậy nếu công ty nhanh chóng thu hồi được các khoản phải thu thì sẽ có một nguồn vốn lớn bổ sung cho nhu cầu vốn lưu động của mình. Từ đó giảm thiểu được khoản vay ngân hàng, giảm được chi phí lãi vay không đáng có, làm tăng lợi nhuận cho công ty. Để thực hiện được điều này công ty cần thực hiện chiết khấu thương mại, thực hiện chuỗi giải pháp khuyến khích khách hàng trả tiền ngay, trả sớm hơn kỳ hạn. Ngoài ra công ty cũng có thể vay cán bộ công nhân viên hoặc xin cấp vốn từ ngân sách nhà nước để bổ sung nguồn vốn cho công ty.
3.2.2 Quản lý tốt công nợ và các khoản phải thu nhằm hạn chế tối đa lượng vốn bị chiếm dụng.
Trong hoạt động kinh tế thị trường hoạt động mua bán kinh doanh của công ty không tránh khỏi việc mua bán chịu hàng hóa, từ đó tạo nên tín dụng thương mại. Tín dụng thương mại có thể mang lại cho công ty lợi thế bởi do được trả tiền chậm nên sẽ có nhiều người mua hàng của công ty hơn làm tăng doanh thu của công ty, mặt khác tín dụng thương mại cũng làm giảm chi phí tốn kho của hàng hóa, làm tài sản được sử dụng hiệu quả hơn.Tuy nhiên việc không quản lý chặt chẽ vấn đề cấp tín dụng thương mại cho khách hàng sẽ gây ra những rủi ro cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệpnnhư: tăng chi phí đòi nợ, chi phí trả cho nguồn tài trợ để bù đắ sự thiếu hụt ngân quỹ. Vì vậy công ty cần có những biện pháp cụ thể để làm tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động như: