2.1.4.2 Đặc điểm yếu tố đầu vào và thị trường các yếu tố đầu vào.
Các nguyên liệu đầu vào của công ty bao gồm các nguyên liệu để sản xuất, kinh doanh dược phẩm, hóa mỹ phẩm như: Thảo dược, tá dược, hương liệu, phụ liệu, … Một số dược liệu được nhập khẩu trong nước tại các vùng trồng Hưng Yên, Thái Bình, Vĩnh Phúc,… như lá thanh cao hoa vàng, cây bạc hà, tỳ bà diệp, ô mai, xuyên bối mẫu, cát cánh, mã tiền chế, đương quy, đỗ trọng, thổ phục linh, thương truật, quế chi,… nguồn nguyên liệu này có giá thành rẻ và có tính ổn định cao. Ngoài ra công ty còn nhập khẩu một số loại dược liệu từ các nước trên thế giới về để sản xuất và bán. (Một số nguyên vật liệu chính được thể hiện ở bảng 2.1)
Đại đa số nguyên liệu dùng cho sản xuất dượcphẩm của Mediplantex đều có nguồn gốc trong nước nên ít chịu sự ảnh hưởng của biến động giá cả nguyên vật liệu tới hoạt động kinh doanh và mục tiêu lợi nhuận của Mediplantex là không đáng kể.
Hơn nữa, Công ty đã thực hiện ký kết các hợp đồng lớn về mua nguyên vật liệu, phục vụ cho sản xuất của Công ty nên sẽ ít chịu ảnh hưởng bởi sự biến động giá cả nguyên liệu đầu vào.
Bảng 2.1: Một số nguyên vật liệu chính của công ty dùng trong sản xuất.
STT Tên nguyên liệu Nước sản xuất
1 Cephadroxin Châu Âu
2 Cipicin Châu Âu
3 Cephalexin Ấn Độ
4 Erythromycin Stearate Malaysia
5 Sulfamethaxazol BP 93 Ấn Độ
6 Cinnarizin Ấn Độ
7 Diclofenac Ấn Độ
8 Amidon Pháp
9 Bột sắn tinh Việt Nam
10 Cồn 95 Việt Nam
11 Dextrose uống Pháp
12 Bột Talc Việt Nam
13 Lactose Hà Lan
14 Sorbitol Neosorb P 60 Pháp
15 Gelatin Việt Nam
16 Magie Stearate Bồ Đào Nha
18 Vỏ nang số 0 Trung Quốc
19 Vỏ nang số 1 Trung Quốc
20 Lanzoprazol Ý
Nguồn: Phòng kinh doanh dược liệu
2.1.4.3 Thị trường đầu ra và vị thế cạnh tranh của công ty.
Công ty cổ phần dược trung ương Mediplantex là một doanh nghiệp đứng đầu ngành trong lĩnh vực sản xuất dược liệu, công ty có thị trường đầu ra rộng lớn, với mạng lưới kinh doanh được mở rộng đến khắp các tỉnh, các công ty trong cả nước, các bệnh viện Trung ương và địa phương: Bạch Mai, Da Liễu, Viện 108, Hữu Nghị, Việt Đức, Viện Nhi,…Công ty đã đặt một số chi nhánh khu vực, văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tây Nguyên, Bắc Giang, Thái Bình, Viêng chăn –Lào, Nga, Myanma. Công ty có quan hệ với trên 20 nước từ châu Âu đến châu Á để xuất khẩu nhiều sản phẩm, nguyên liệu đã chế biến và thành phẩm có chất lượng cao.
Tuy nhiên, do công ty vẫn còn nặng nề về sản xuất các mặt hàng thông thường nên dễ bị cạnh tranh bởi các đối thủ trên thị trường.Việc xuất khẩu của công ty còn nhiều khó khăn, mới khai thác xuất khẩu thuận lợi qua Lào và Myanma, các thị trường khác chưa thực sự ổn định.Công ty cần có những chiến lược kinh doanh mới để dành lấy thị phần trên thị trường cạnh tranh.
2.1.5 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Dược Trung Ương Mediplantex 3 năm gần đây (2009, 2010, 2011).
Để hiểu phần nào về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty, sau đây ta sẽ phân tích một cách sơ lược về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm trở lại đây là năm 2009, 2010, 2011. Kết quả dinh doanh của công ty được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.2 So sánh các chỉ tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 % chênh lệch
2010 /2009 Năm 2011
% chênh lệch 2011 /2010 1.Tổng giá trị tài sản 326.380 289.791 -11,21 337.405 16,43 2.Doanh thu thuần 496.422 488.834 -1,53 587.095 20,10
3.Giá vốn hàng bán 436.239 431.497 -1,09 514.387 19,21 4.Lợi nhuận từ HĐKD 2.390 4.731 97,94 6.823 44,22
5.Lợi nhuận khác 6.892 312 -95,47 384 23,11
6.Lợi nhuận trước thuế 9.283 5.043 -45,67 7.208 42,91 7.Lợi nhuận sau thuế 8.082 3.768 -53,38 5.393 43,12
(Nguồn: BCTC kiểm toán 2009, 2010, 2011 của Mediplantex)
Qua bảng 2.2 ta nhận thấy, trong 3 năm doanh thu thuần của công ty về bán hàng và cung cấp dịch vụ đều ở mức khá cao, tuy chưa tăng trưởng thực sự ổn định khi mà lượng doanh thu thuần có xu hướng giảm năm 2010 (giảm 1.53%), sau đó lại tăng mạnh trở lại vào năm 2011(tăng 20,10%). Mặc dù doanh thu của công ty khá cao tuy nhiên với giá vốn hàng bán ở mức quá cao dẫn tới chi phí bán hàng và quản lí doanh nghiệp lớn. Chính điều đó làm cho lợi nhuận gộp không cao dẫn đến lợi nhuận mang lại cho công ty ở mức thấp so với doanh thu đạt được.
Năm 2009 nhờ tình hình kinh tế Việt Nam có các diễn biến tích cực, cùng với những nỗ lực của Công ty nên năm 2009, doanh thu thuần thực hiện được hơn 496 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt được là 8.082.341.778 đồng. Thực tế đóng góp vào lợi nhuận của Công ty phần lớn là từ khoản lợi nhuận khác 6.892.375.132 đồng do Công ty có khoản thu nhập khác đạt 6.920.000.000 đồng từ việc ghi nhận chi phí đền bù và giải phóng mặt bằng của Công ty tại khu đất 118 Nguyễn Văn Trỗi, Thanh Xuân, Hà Nội.
Trong năm 2010, do những biến động trong giá thuốc và sự cạnh tranh gay gắt củacác Công ty dược, Doanh thu thuần của Công ty đạt được 488.834.134.089 đồng, giảm 1,53% so với năm 2009. Mặc dù doanh thu bán hàng và doanh thu hoạt động tài chính của Công ty năm 2010 có giảm so với năm 2009, tuy nhiên nhờ vào việc tăng cường bán hàng sản xuất, cắt giảm và tiết kiệm các khoản chi phí phát sinh, thực hiện các chiến dịch bán hàng và khuyến mãi hợp lý hơn nhờ đó chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty đã giảm. Do đó lợi nhuận từ hoạt động kinh doanhtrong năm 2010 của Công ty đạt 4.731.184.722 đồng , tăng 97,94% so với mức lợi nhuậntừ hoạt động kinh doanh 2.390.204.294 đồng của năm 2009.
20,10%so với năm 2010 đạt tỷ lệ 141,50% so với kế hoạch năm 2011 do Công ty đã trúng thầu nhiều dự án cung cấp thuốc cho các bệnh viện lớn tại miền Bắc , dây chuyền sản xuất thuốc kháng sinh hiện đại đi vào hoạt động cộng thêm sự năng động của việc triển khai bán hàng thông qua trình dược viên . Công ty đã chủ động tìm kiếm các nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào giá rẻ, các khoản chi phí cũng được điều tiết hợp lý hơn do đó tỷ trọng tổng chi phí so với doanh thu thuần của Công ty chỉ còn 99,00%thêm vào đó Công ty đã nâng cao chất lượng hàng hóa, giảm thiểu các khoản hàngbán bị trả lại làm giảm trừ doanh thu. Nhờ đó lãi sau thuế năm 2011 là 5.392 triệu đồng đạt 80% kế hoạch năm 2011 nhưng đã tăng 43,12% so với năm 2010.
2.2 Thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần Dược Trung ương MEDIPLANTEX.
2.2.1 Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty cổ phần Dược Trung Ương Mediplantex.
Để nhìn nhận tình hình tài chính của công ty không thể không xét đến đến cơ cấu tài sản – nguồn vốn.
Bảng 2.3: Cơ cấu tài sản, nguồn vốn của công ty.
Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch % Năm 2011 Chênh lệch %
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
A. Tài sản 326.380 100 289.79 1 100 -11,21 337.40 5 100 16.43 1 TSNH 234.234 71,7 7 195.51 0 67,47 -16,53 248.510 73,65 27,11 2. TSDH 92.146 28,23 94.281 32,53 2,32 88.895 26,35 5,71 B. Nguồn Vốn 326.380 100 289.79 1 100 -11,21 337.40 5 100 16,43 1.Nợ phải trả 221.833 67,9 7 187.55 6 64,72 -15,45 233.00 7 69,06 24.23
Nợ ngắn hạn 217.551 66,6 6 182.00 9 62,81 -3,85 230.629 68,35 5,51 Nợ dài hạn 4.282 1,31 5.457 1,91 0,6 2.378 0,71 -1,2 2. VSCH 104.547 32,0 3 102.23 4 35,28 -2,21 104.39 8 30,94 2,16
(Nguồn Bảng cân đối kế toán – báo cáo tài chính kiểm toán công ty 2009, 2010, 2011)
Nhìn vào bảng cơ cấu nguồn vốn, tài sản của công ty và biểu đồ 2.1, 2.2 về cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn ta có thể nhận thấy rằng công ty có tổng tài sản tương đối lớn và có sự biến động trong các năm.Trong cơ cấu tài sản của công ty thì tài sản lưu động chiếm tỷ trọng tương đối lớn trung bình 3 năm đạt khoảng 70%.Về nguồn vốn, vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng nhỏ hơn nợ ngắn hạn, luôn duy trì ở mức trên 30% tổng nguồn vốn của công ty.Ngồn vốn nợ ngắn hạn của công ty chiếm tỷ trọng lớn trong nợ phải trả chiếm hơn 90% nợ phải trả của công ty. Chứng tỏ công ty đang sử dụng nhiều nợ ngắn hạn cho mục đích kinh doanh của mình
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu tài sản của công ty
(Nguồn: BCTC kiểm toán 2009, 2010, 2011 của Mediplantex)
Biểu đồ 2.2: cơ cấu nguồn vốn của công ty
(Nguồn: BCTC kiểm toán 2009, 2010, 2011 của Mediplantex)
Vốn lưu động ròng của công ty (NWC = TSLĐ – Nợ ngắn hạn) qua các năm đều lớn hơn 0 thể hiện công ty đã dùng một phần nguồn nợ dài hạn để đầu tư cho tài sản lưu động. Với chính sách tài trợ như thế này thì khả năng thanh toán của công ty sẽ tăng lên tuy nhiên vệc sử dụng nguồn dài hạn thay thế cho nguồn ngắn hạn làm chi phí của công ty tăng lên do nguồn dài hạn có chi phí tài chính cao hơn, điều này dẫn đến khả năng sinh lời của công ty đã giảm đi.
Như vậy nhìn chung ta có thể nhận thấy rằng cơ cấu tài sản – nguồn vốn của công ty tương đối tốt. Tài sản của công ty đã có xu hướng tăng trở lại chứng tỏ công ty đang cố gắng mở rộng quy mô, năng lực hoạt động.
2.2.2 Cơ cấu vốn lưu động của công ty cổ phần Dược Trung Ương Mediplantex.
Để xem xét hiệu quả của việc sử dụng VLĐ trước hết ta cần phân tích cơ cấu nguồn VLĐ của công ty. Bởi vì thông qua việc phân tích sẽ giúp cho người quản lý
đánh giá được tình hình phân bổ VLĐ và tỷ trọng mỗi khoản trong các giai đoạn luân chuyển VLĐ, từ đó xác định trọng điểm cần phải quản lý và tìm giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ cho công ty.
Bảng 2.4 Xu hướng biến động của TSLĐ của công ty 2009 – 2011.
Đvt: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
1.Tiền 30.162 12,88 6.648 3,40 5.821 2,34
2.Khoản phải thu 117.583 50,20 117.382 60,04 160.078 64,41
3.Hàng tồn kho 83.673 35,72 69.029 35,31 79.463 31,98
4.Tài sản lưu động khác 2.816 1,20 2.451 1,25 3.148 1,27
Tổng TSLĐ 234.234 100 195.510 100 248.510 100
Tỷ lệ % trong tông vốn
kinh doanh 71,77 67,47 73,65
(Nguồn: BCTC kiểm toán 2009, 2010, 2011 của Mediplantex)
Trước tiên ta có thể nhận thấy rằng vốn lưu động chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng số vốn mà công ty đã bỏ ra để đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tuy nhiên VLĐ có xu hướng biến động không đồng đều khi mà năm 2009 công ty đạt mức 234,234 tỷ đồng VLĐ chiếm 71,77% đến năm 2010 chỉ đạt 67,47% tương đương với 195,51 tỷ đồng sụt giảm khoảng 40 tỷ đồng so với năm 2009. Sang năm 2011 lượng vốn lưu động của công ty đạt tới 73,65% trong tổng số vốn của công ty, cao vượt trội so với năm 2010. Điều này có thể lý giải là do đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty là công ty sản xuất, trong đó chủ yếu là sản xuất các loại dược phẩm bán trên thị trường do vậy không nhất thiết đầu tư quá nhiều vào các tài sản cố định. Mặt khác năm 2011 VLĐ đã tăng ngược trở lại chứng tỏ sau những khó khăn của công ty năm 2010 công ty đã có những biện pháp để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, làm công ty phát triển theo chiều hướng tích cực.
Về mặt cơ cấu, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy các khoản phải thu và hàng tồn kho là hai khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất và gần như là chiếm toàn bộ khối lượng vốn lưu động của công ty. Để có thể đánh giá cụ thể hơn, ta xem xét biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.3 Cơ cấu và xu hướng biến động VLNN giai đoạn 2009 – 2011
Nhìn vào biểu đồ trên ta nhận thấy khoản phải thu luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng VLĐ của công ty. Qua các năm từ 2009 đến 2011 tỷ trọng khoản phải thu trong cơ cấu VLĐ luôn ở mức cao và có xu hướng tăng dần theo các năm 2009 đạt trên 50%, năm 2010 ở mức trên 60% và sang năm 2011 là 64,4% tổng số vốn lưu động. Tỷ trọng khoản phải thu cao như vậy chứng tỏ rằng công ty đã bị chiếm dụng vốn nhiều có thể là do công ty đã tăng cường áp dụng phương thức bán chịu, trả chậm trong tiêu thụ hoặc đã trả trước cho người bán quá nhiều. Công ty nên có nhữn biện pháp tích cực để tăng thu, thu hồi vốn về phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh mới, tránh việc vốn bị ứ đọng.
Bên cạnh lượng khoản phải thu khá lớn thì lượng hàng tồn kho là chỉ tiêu chiếm lượng vốn lưu dộng cao thứ hai của công ty. Lượng hàng tồn kho năm 2010 sụt giảm hơn so với năm 2009 và 2011 về mặt lượng, nhưng xét về mặt tỷ trọng thì lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp giảm dần qua các năm và đạt mức khá ổn định. Năm 2009 chiếm 35,72% sang năm 2010 còn 35,31% và đến năm 2011 chỉ còn 31,98% lượng vốn lưu động của doanh nghiệp. Lượng han tồn kho của doanh nghiệp giảm đi chứng toe doanh nghiệp đã và đang điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp theo chiều hướng tốt hơn, sử dụng hợp lý hơn hàng tồn kho để tránh sự lãng phí do chi phí tồn đọng mà vẫn đảm bảo được sự hoạt động của doanh nghiệp.
Đối nghịch với lượng hàng tồn kho và khoản phải thu ở mức khá cao thì khoản mục tiền chiếm tỷ trọng quá thấp trong cơ cấu vốn lưu động của công ty và có xu hướng giảm mạnh về mặt tỷ trọng. Năm 2009 tỷ trọng khoản mục này là 12,88% thì sang năm 2010 giảm mạnh mẽ và chỉ còn 3,4% và năm 2011 là 2,34%. Việc lượng tiền mặt của công ty được duy trì ở mức khá thấp có thể do nhiều nguyên nhân như chưa đến kỳ thu tiền của công ty, công tu giảm dự trữ tiền mặt để đầu tư vào các khoản mục khác với mức lợi nhuận lớn hơn… tuy nhiên với chủ trương để lượng tiền mặt của công ty ở mức quá thấp như thế này với bất kể lý do gì thì công ty sẽ có nhiều rủi ro hơn trong hoạt động kinh doanh của mình, nhất là khả năng thanh toán ngắn hạn. Và khi không đáp ứng kịp thời khả năng thanh toán thì công ty rất dễ rơi vào tình trạng khủng hoảng tài chính.
Cuối cùng là chỉ tiêu tài sản lưu động khác, đây là chỉ tiêu chiếm tỷ lệ khá nhỏ trong tổng vốn lưu động của công ty và luôn duy trì ở mức ổn định khoản 1,2% qua các năm.
Trên đây là những đánh giá sơ lược về cơ cấu vốn lưu động của công ty, qua đó có thể thấy rằng công ty tập trung quá nhiều VLĐ của mình vào chỉ tiêu hàng tồn kho và khoản phải thu tức là ở khâu dự trữ và khâu thanh toán. Chính điều này sẽ ảnh hưởng đến việc quay vòng vốn và rủi ro trong thu hồi vốn. Mặt khác việc để 2 khoản mục này cao trong khi lượng tiền mặt của công ty luôn duy trì ở mức thấp sẽ gây ra các rủi ro thanh khoản của công ty. Việc để khoản phải thu quá lớn làm cho công ty thiếu hụt tiền cho việc sản xuất kinh doanh mới, công ty phải vay vốn ở các tổ chức tín dụng và phát sinh thêm chi phí tài chính. Tuy nhiên để xem xét công ty có thực sự làm việc có hiệu quả hay không, phân bổ VLĐ có hợp lý hay không ta xem xét cụ thể hơn