Nguyênnhân của những thực trạng trên

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách dân tộc ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay (Trang 59)

60

2.2.1. Nguyên nhân của những thành tựu trên

- Nguyênnhânkháchquan

Vị trí địa lý thuận lợi là một lợi thế quan trọng:

Nằm ở Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, một trong hai vùng phát triển nhất của Việt Nam hiện nay.

Gần Thành phố Hà Nội nên có nhiều thuận lợi trong việc liên kết, giao lƣu hàng hoá, công nghệ, lao động...

Nằm trong tuyến hành lang hợp tác quốc tế (trong chiến lƣợc hợp tác phát triển: hai hành lang, một vành đai giữa Việt Nam và Trung Quốc), gắn liền với chƣơng trình hợp tác tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS).

Có vị trí đầu mối, có điều kiện trở thành trung tâm phát triển của Vùng Đông Bắc Bắc Bộ.

Nằm ở vùng trung du, tiếp giáp với vùng đồng bằng, Vĩnh Phúc có điều kiện thuận lợi về đất đai cho phát triển các ngành, lĩnh vực phi nông nghiệp với quy mô lớn.

Bên cạnh đó, Vĩnh Phúc có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch với các di tích lịch sử, văn hóa... cùng với việc gần Thủ đô Hà Nội tạo ra một lợi thế so sánh trong cung cấp các dịch vụ vui chơi, giải trí cho cƣ dân Thủ đô (thị trƣờng du lịch có quy mô lớn).

- Nguyênnhânchủquan

Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Phúc có truyền thống cách mạng, đoàn kết, có tinh thần đổi mới, sáng tạo, đảm bảo đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển của tỉnh trong tƣơng lai.

Những năm qua, các chính sách của Đảng và Nhà nƣớc đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh đã đƣợc triển khai kịp thời, đúng đối tƣợng và phát huy đƣợc hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân nói chung và nhân dân vùng dân tộc nói riêng đƣợc nâng cao.

61

Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành nhiều nghị quyết và chƣơng trình về phát triển kinh tế xã hội, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh nói chung, đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh nói riêng nhƣ Nghị quyết về giảm nghèo và giải quyết việc làm, Nghị quyết về quy định một số chính sách hỗ trợ đối với hộ nghèo, thôn đặc biệt khó khăn, xã thuộc vùng khó khăn, Nghị quyết về một số chính sách hỗ trợ dạy nghề ,giải quyết việc làm và giảm nghèo giai đoạn 2012 – 2015,…và chỉ đạo thực hiện một số cơ chế, chính sách đối với khu vực miền núi nhƣ: chính sách giao đất giao rừng, hỗ trợ vốn trồng rừng, bảo vệ rừng, các chính sách về hỗ trợ thủy lợi nhỏ, đầu tƣ làm đƣờng giao thông miền núi,… Cùng với đó là các hạng mục đầu tƣ thuộc dự án xây dựng kết cấu hạ tầng và hỗ trợ sản xuất thuộc chƣơng trình 135 đƣợc triển khai đúng trình tự, thủ tục đảm bảo tính công khai, dân chủ, đặc biệt là các hạng mục hỗ trợ nhà ở và nƣớc sinh hoạt thuộc chƣơng trình 134, góp phần giảm tình trạng khó khăn cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh tin tƣởng vào sự lãnh đạo của Đảng, có những đóng góp quan trọng trong xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết giữa các dân tộc. Trong điều kiện kinh tế xã hội trên địa bàn vùng dân tộc và miền núi còn khó khăn, đồng bào các dân tộc thiểu số đã phát huy ý chí tự lực, tự cƣờng, tinh thần lao động sáng tạo, tích cực, chủ động đẩy mạnh phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng đời sống văn hóa, tham gia giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, giữ vững sự ổn định về chính trị ở cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh những năm qua.

2.2.2. Nguyên nhân của nhng hn chế trên

62

Doảnhhƣởngcủasựsuythoáikinhtế mà tỉnh lại

phụthuộcnhiềuvàonguồnlựcđầutƣtừbênngoài nên gặp nhiều khó khăn trong các nguồn thu để đầu tƣ.Nhu cầu đầu tƣ lớn nhƣng nguồn vốn Nhà nƣớc và trong dân còn rất hạn chế, không đáp ứng yêu cầu phát triển .Trong thời kỳ đầu, nguồn vốn đầu tƣ chủ yếu từ các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, vì vậy khi các doanh nghiệp gặp khó khăn đã tác động rất lớn đến tốc độ tăng trƣởng kinh tế của tỉnh.Hơn nữa, tỉnh lại mới đƣợc tách ra không lâu nên tập trung cho phát triển kinh tế, do đó công tác thực hiện chính sách dân tộc còn gặp khó khăn trong hoạt động.

Bên cạnh đó, điều kiện tự nhiên của vùng khó khăn, phong tục tập quán của đồng bào lạc hậu, thiếu đất sản xuất để canh tác, đã kìm hãm sự phát triển của lực lƣợng sản xuất và là nguyên nhân sinh ra nghèo đói. Thời tiết, thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp; giá các loại vật tƣ, nguyên nhiên liệu tăng cao đã ảnh hƣởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống nhân dân.

63

- Nguyênnhânchủquan

Việc sáp nhập Cơ quan công tác dân tộc cấp huyện theo Nghị định số 14NĐ-CP của Chính phủ đã làm cho công tác quản lý, chỉ đạo triển khai thực hiện các chính sách dân tộc trên địa bàn gặp phải không ít khó khăn; Cơ chế và bộ máy làm công tác dân tộc ở cấp huyện và cơ sở còn chồng chéo, nhiều khâu chƣa đƣợc tự chủ, cán bộ làm công tác dân tộc chủ yếu là kiêm nhiệm, hoạt động kiểm tra, giám sát thực hiện chƣơng trình còn hạn chế.

Sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, công tác điều hành của bộ máy chính quyền từ cấp tỉnh đến cơ sở trên một số lĩnh vực còn yếu kém, chậm đƣợc khắc phục, phƣơng pháp và cách thức làm việc còn nặng về hành chính, chƣa sát tình hình và cơ sở. Một số cấp uỷ, chính quyền cơ sở chƣa thực sự quyết tâm cao trong việc phối hợp chỉ đạo thực hiện chính sách.

Việc triển khai thực hiện các chƣơng trình dự án đầu tƣ còn thiếu đồng bộ, các ngành chức năng chƣa thƣờng xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát và phối hợp đồng bộ để kịp thời tháo gỡ những vƣớng mắc khó khăn ở cơ sở. Một số chính sách triển khai thực hiện còn chậm, không theo kịp sự biến động của giá cả thị trƣờng vì thế hiệu quả hỗ trợ cho dân còn thấp.

Trình độ dân trí của đồng bào dân tộc còn thấp, một bộ phận đồng bào dân tộc còn ngại khó,chƣa có ý thức vƣơn lên. Ý thức, tƣ tƣởng của một số bộ phận đồng bào còn trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tƣ hỗ trợ của Nhà nƣớc; tập quán sản xuất và sinh hoạt với tƣ tƣởng tự sản, tự tiêu trong đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã, thôn đặc biệt khó khăn còn rất nặng nề.

Tâm lý bảo thủ, cam chịu sống lam lũ, chƣa đủ tin vào chính mình. Đây là trở ngại đối với việc triển khai công tác dân tộc.

64

Chƣơng 3. NHỮNG QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH

DÂN TỘC Ở TỈNH VĨNH PHÚC HIỆN NAY

3.1. Những quan điểm chỉ đạo góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách dân tộc ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách dân tộc ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)