2.1.1. Những thành tựu trong thực hiện chính sách dân tộc
Những năm qua, đồng bào các dân tộc thiểu số trong tỉnh luôn tin tƣởng vào sự lãnh đạo của Đảng trong đấu tranh giành độc lập dân tộc và công cuộc đổi mới của đất nƣớc, thực hiện tốt chính sách “Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển”, tạo nên bƣớc chuyển biến căn bản trong các xã miền núi. Thực hiện công tác dân tộc của Đảng, các cấp ủy, chính quyền trong tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển KT-XH, thực hiện tốt chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số.Từng bƣớc phát triển KT-XH, ANQP, xây dựng hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh. Tỉnh Vĩnh Phúc đã giải quyết cơ bản nhu cầu bức thiết về cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn, hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển sản xuất, thay đổi tập quán canh tác, nâng cao ý thức cộng đồng, tƣơng thân tƣơng ái. Nhờ đó đời sống nhân dân từng bƣớc đƣợc cải thiện, góp phần thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, hệ thống tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể đƣợc kiện toàn, QP-AN ổn định. Mục tiêu của tỉnh là đến năm 2015 xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc trở thành tỉnh có đủ các tiêu chí cơ bản của một tỉnh công nghiệp. Đến năm 2020, Vĩnh Phúc trở thành một tỉnh công nghiệp, là một trong những trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch của khu vực và cả nƣớc; nâng cao rõ rệt mức sống nhân dân; môi trƣờng đƣợc bảo vệ bền vững; bảo đảm vững chắc về quốc phòng, an ninh.Cụ thể nhƣ sau:
44 Trên lĩnh vực kinh tế
Tỉnh Vĩnh Phúc đƣợc tái lập vào năm 1997. Tại thời điểm tái lập tỉnh thu Ngân sách khoảng 100 tỷ/năm; thu nhập bình quân đầu ngƣời 140USD/ngƣời/năm. Tính chung cả giai đoạn 2001 - 2013, GDP Vĩnh Phúc tăng trƣởng bình quân 16,5%/năm, trong đó: nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng 6,0%/năm; công nghiệp, xây dựng tăng 20,7%/năm; dịch vụ tăng 17,1%/năm. Nhìn chung, những năm qua , kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc có nhiều khởi sắc, tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao hơn hẳn các năm trƣớc, tốc độ tăng trƣởng GDP của Vĩnh Phúc luôn đạt mức cao so với các tỉnh Vùng Đồng bằng sông Hồng và Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, tăng gấp hơn 2 lần so với tốc độ trung bình của cả nƣớc. Với tốc độ tăng trƣởng đó đã khắc phục một bƣớc quan trọng tình trạng lạc hậu, kém phát triển từ những năm trƣớc nhất là những năm khó khăn sau khi tái lập tỉnh, tạo tiền đề tốt cho sự phát triển trong những năm tới.
GDP/người Tỉnh so với cả nước và Vùng Đồng bằng sông Hồng
Đơn vị: Triệu đồng, giá hiện hành
(Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2010)
Nhƣ vậy, xét về GDP/ngƣời Vĩnh Phúc có điểm xuất phát khá thuận lợi so với nhiều tỉnh trong cả nƣớc, GDP bình quân đầu ngƣời của tỉnh năm 2007
45
xếp thứ 11 và năm 2008 xếp thứ 6 trong tổng số 63 tỉnh, thành phố của cả nƣớc.
Thành tựu ở lĩnh vực này là tạo sự chuyển biến nhanh về sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Cơ cấu kinh tế Vĩnh Phúc chuyển dịch mạnh theo hƣớng tăng tỷ trọng công nghiệp, giảm tỷ trọng nông nghiệp, tỷ trọng khu vực dịch vụ tăng chậm. Sản xuất nông nghiệp theo hƣớng sản xuất gắn với thị trƣờng; cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc thiểu số ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn một cách bền vững, giảm khoảng cách phát triển giữa các dân tộc và giữa các vùng trong cả nƣớc. Ðạt đƣợc tốc độ tăng trƣởng nhanh và vững chắc về kinh tế. Tạo ra sự chuyển biến mạnh về cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phấn đấu đƣa tỉnh Vĩnh Phúc trở thành tỉnh công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ, nâng tỷ lệ huy động ngân sách và giá trị xuất khẩu.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2001- 2010
TT Ngành kinh tế 2000 2005 2010
1 GDP giá thực tế (tỷ đồng)
Tổng số 3.592 8.872 33.903
Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 1.040 1.726 5.054 Công nghiệp – xây dựng 1.461 4.675 19.041
Dịch vụ 1.091 2.472 9.808
2 Cơ cấu GDP, giá thực tế (%)
Tổng số 100,00 100,00 100,00
Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 28,94 19,45 14,9 Công nghiệp – xây dựng 40,68 52,69 56,2
Dịch vụ 30,38 27,86 28,9
46
Bên cạnh đó, chú trọng phát triển nông nghiệp và nông thôn, tăng tỷ lệ vốn đầu tƣ trực tiếp cho sản xuất nông nghiệp và nông thôn. Phát triển nền nông nghiệp thâm canh theo hƣớng nâng cao giá trị, gắn với thị trƣờng, từng bƣớc tạo khối lƣợng hàng hoá lớn, có chất lƣợng cao, bảo đảm đủ lƣơng thực, tiến tới một nền nông nghiệp sạch, sinh thái bền vững.
Tiếp tục thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hƣớng tăng nhanh giá trị sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Tổ chức thực hiện tốt chính sách ƣu đãi hỗ trợ đầu tƣ để thu hút đầu tƣ trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ.
Khai thác tốt và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tƣ. Tăng tỷ lệ đầu tƣ cho cơ sở hạ tầng vùng nông thôn khó khăn.Ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất và đời sống, nhất là trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, nông, lâm nghiệp - thuỷ sản và phòng trừ sâu bệnh.
Về tăng trƣởng kinh tế: Trong 2 năm 2010 – 2011 giá trị tăng thêm trên địa bàn từ năm 2010 (GRDP theo giá cố định 1994) đạt tốc độ tăng 21,42% so với năm 2009, năm 2011 tăng trƣởng kinh tế đạt 14,83% so với năm 2010. Năm 2012 nền kinh tế Vĩnh Phúc tốc độ tăng trƣởng cả năm ƣớc đạt 2,52% so với năm 2011. Tính bình quân giai đoạn 2010-2012, tốc độ tăng trƣởng của tỉnh đạt 12,62%/ năm, trong đó: ngành công nghiệp – xây dựng tăng 12,08%/năm, dịch vụ tăng 17,3%/năm, nông nghiệp (nông, lâm, thủy sản)tăng 3,13%/năm. Đây là mức tăng trƣởng khá cao, góp phần nâng cao vị thế trong vùng và cả nƣớc. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng giảm tỷ trọng đóng góp của ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp, dịch vụ.
Về tình hình phát triển các ngành kinh tế: sản xuất nông nghiệp đã có những bƣớc phát triển toàn diện, cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển dịch tích cực. Trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện nhiều mô hình chăn nuôi trang trại theo
47
phƣơng thức công nghiệp, đã xuất hiện nhiều điển hình thâm canh và cải tạo vùng trũng để sản xuất thủy sản có hiệu quả, đạt năng suất chất lƣợng cao, cơ bản đáp ứng nhu cầu trong tỉnh và một số địa phƣơng lân cận, giá trị sản xuất toàn ngành tăng.
Sản xuất công nghiệp – xây dựng có vai trò nền tảng của nền kinh tế, đóng góp cao cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tỉnh đã tập trung ƣu tiên phát triển những ngành công nghiệp có thế mạnh và giá trị cao nhƣ ô tô, xe máy, thép và ống thép, gạch ốp lát, may mặc,… Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng bình quân năm đạt 12,3%/ năm.
Bên cạnh đó chú trọng công tác khôi phục và phát triển các làng nghề thủ công mỹ nghệ, làng nghề truyền thống nhƣ: đá Hải Lựu, rèn Lý Nhân, mộc Bích Chu, Thanh Lãng, Lũng Hạ, Minh Tân, đan lát Triệu đề, gốm Hƣơng Canh, ƣơm tơ, dệt lụa, mây tre đan xuất khẩu nhƣ Nguyệt Đức, Trung Kiên, An Tƣờng, Bắc Bình, Liễn Sơn…
Các ngành dịch vụ phát triển ổn định, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng bình quân 35,8%/năm, tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2012 ƣớc đạt 715,3 triệu USD, bình quân giai đoạn 2010-2012 tăng 21,5%/năm, mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là chè, sản phẩm gỗ, hàng may mặc, giầy dép,… Kim ngạch xuất khẩu năm 2012 ƣớc đạt trên 2 tỷ USD, bình quân giai đoạn 2010-2012 tăng 11,9%/năm, mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là nguyên vật liệu, linh kiện, phụ tùng phục vụ sản xuất và máy móc thiết bị của khu vực FDI.
48
Xuất khẩu bình quân đầu người: Vĩnh Phúc so cả nước
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2009)
Nhƣ vậy, nói chung sự phát triển kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc đã theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa,tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ; đảm bảo phát triển bền vững và phù hợp với tiềm năng của tỉnh. Ƣu tiên phát triển các ngành có chất lƣợng hàng hóa cao, công nghệ hiện đại và năng suất lao động cao.
Công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về du lịch, về con ngƣời Vĩnh Phúc đƣợc chú trọng, các ngành dịch vụ chất lƣợng cao nhƣ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm tiếp tục phát triển.
Về đầu tƣ phát triển: Trong giai đoạn 2010-2012, hạ tầng kinh tế xã hội đƣợc quan tâm tập trung đầu tƣ và đã từng bƣớc đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng giao thông đƣợc nâng cấp, phân bổ rộng khắp và đa dạng, đến nay 100% các tuyến quốc lộ đƣợc cứng hóa, giao thông công cộng ( xe buýt, taxi) hoạt động cơ bản đáp ứng đƣợc nhu cầu của nhân dân, 100% số xã trên địa bàn tỉnh đƣợc đầu tƣ xây dựng trạm biến áp và hệ thống đƣờng dây cấp điện, hệ thống cấp nƣớc cho các khu đô thị và các khu, cụm
49
công nghiệp, chƣơng trình nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng đƣợc triển khai tích cực, đã phủ mạng điện thoại cố định tới 100% các xã, thôn, hệ thống cáp quang đã phủ tới 100% các xã,…
Về thu hút đầu tƣ: Tỉnh đã tích cực cải thiện môi trƣờng đầu tƣ,phát triển mạnh kinh tế đối ngoại, đẩy mạnh xuất khẩu, cải cách thủ tục hành chính. Với phƣơng châm “ tất cả các nhà đầu tƣ đến Vĩnh Phúc đều là công dân của Vĩnh Phúc”, môi trƣờng đầu tƣ của Vĩnh Phúc đƣợc các nhà đầu tƣ đánh giá cao, nhiều năm liền chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (CPI) luôn nằm trong top đầu của cả nƣớc.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh đã có 7 khu công nghiệp đƣợc thành lập và cấp giấy chứng nhận đầu tƣ. Tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp trên diện tích đất công nghiệp đã thu hồi và giao đất xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp năm 2012 đạt 70,7%.
Về phát triển doanh nghiệp: Giai đoạn 2010-2012 trên địa bàn tỉnh 2.327 doanh nghiệp thành lập mới với tổng số vốn đăng kí 13.960 tỷ đồng. Riêng năm 2012 có 530 doanh nghiệp thành lập mới với tổng số vốn đăng kí là 1.892 tỷ đồng.
Những thành tựu đạt đƣợc trong kinh tế đã góp phần quan trọng vào việc giữ ổn định chính trị, tăng cƣờng an ninh quốc phòng và nâng cao chất lƣợng cuộc sống của nhân dân.
Trên lĩnh vực chính trị
Thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc về mặt chính trị với nội dung cơ bản là phát huy quyền làm chủ của nhân dân các dân tộc ở cơ sở, tăng cƣờng khối đại đoàn kết các dân tộc vì mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh..
50
Trong những năm qua, tỉnh Vĩnh Phúc đã đảm bảo thực hiện đúng quyền bầu cử, ứng cử của công dân theo quy định của Hiến pháp, pháp luật. Xây dựng chính quyền nhà nƣớc mang bản chất giai cấp công nhân, có tính nhân dân, tính dân tộc sâu sắc, dƣới sự lãnh đạo của Đảng. Đồng thời quyền làm chủ về chính trị của các dân tộc thiểu số cần đƣợc thể hiện trƣớc hết ở sự tham gia vào các cơ quan chính quyền, đảm bảo tỷ lệ thích đáng ngƣời dân tộc trong các cơ quan quyền lực nhà nƣớc. Hiện nay số ngƣời dân tộc thiểu số tham gia vào Hội đồng nhân dân cấp tỉnh là 2 đại biểu, cấp huyện là 4 đại biểu và trong các cơ quan quyền lực nhà nƣớc từ cấp tỉnh đến cấp xã là 987 ngƣời.
Trong thực hiện các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, tỉnh Vĩnh Phúc đã thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, đảm bảo dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra những việc có quan hệ đến lợi ích thiết thân của các dân tộc ở cơ sở. Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số, không chỉ đảm bảo mà còn phải tạo điều kiện và hƣớng dẫn thực hiện các quyền đó, đề phòng và khắc phục các vi phạm quy chế dân chủ, sống xa dân, quan liêu, mệnh lệnh với dân.
Tỉnh Vĩnh Phúc còn nâng cao chất lƣợng của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, thu hút đƣợc nhiều ngƣời tham gia các tổ chức đoàn thể, đảm bảo hoạt động thiết thực, đáp ứng lợi ích thiết thân của các thành viên, không để bị quần chúng lôi kéo theo đạo trái phép và các việc làm sai trái khác. Tỉnh đã xây dựng các tổ chức cơ sở đảng, chú trọng công tác phát triển đảng, đảm bảo thôn nào cũng có đảng viên, xã nào cũng có chi bộ hoặc đảng bộ cơ sở nhằm tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng trong các dân tộc với tổng số đảng viên là 1.391 đảng viên ngƣời dân tộc thiểu số.
51
Nhận thức đƣợc công tác dân tộc có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện và phát huy quyền làm chủ của các dân tộc thiểu số trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nên tỉnh Vĩnh Phúc đã chú trọng làm tốt công tác cán bộ đảm bảo dân tộc nào cũng có cán bộ là ngƣời của mình. Chú trọng phát triển nguồn cán bộ cho miền núi và vùng dân tộc thiểu số từ học sinh đƣợc đào tạo trong hệ thống các nhà trƣờng, nhất là các trƣờng phổ thông dân tộc nội chú, từ các lực lƣợng vũ trang và từ những ngƣời trƣởng thành qua công tác thực tiễn ở địa phƣơng, cơ sở.
Cùng với chính sách, chế độ đào tạo, bồi dƣỡng hợp lý, quan tâm động viên, tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ dân tộc an tâm, phấn khởi học tập đạt kết quả. Sau khi đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng bố trí, sử dụng cán bộ dân tộc phù hợp để phát huy đƣợc vai trò, tác dụng tích cực của họ, thƣờng xuyên giúp đỡ để họ xứng đáng với sự tin cậy của nhân dân. Những nơi còn thiếu cán bộ dân tộc tại chỗ bố trí cán bộ dân tộc là ngƣời Kinh hoặc dân tộc ở nơi khác đến, am hiểu tình hình, tâm huyết với các dân tộc, có tinh thần đoàn kết,… Đồng thời phát huy vai trò của già làng, trƣởng bản, trƣởng dòng họ,…tạo nên sức mạnh chung cho cơ sở.
Trên lĩnh vực văn hóa, xã hội
Trên lĩnh vực này, tỉnh hƣớng tới phát triển một xã hội lành mạnh, ổn định trong đó con ngƣời là đối tƣợng quan tâm hàng đầu và cũng là chủ thể đảm bảo cho sự phát triển. Do đó, việc thực hiện các chính sách về an sinh xã hội, giáo dục đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, dân số, việc làm và giảm nghèo, y tế và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, các hoạt động văn hóa xã hội khác trong những năm qua đều đã đạt đƣợc nhiều kết quả, góp phần quan trọng vào việc phát triển bền vững, nâng cao từng bƣớc đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
52
Hiện nay, mạng lƣới các cơ sở giáo dục và đào tạo của Vĩnh Phúc đƣợc quan tâm, phát triển mạnh, rộng và phân bố đều khắp các xã, thị trấn, đến tận thôn, bản; Hệ thống trƣờng, lớp và cơ sở vật chất trang thiết bị đƣợc cải thiện nhanh.
Nhìn một cách tổng thể, có thể nói hệ thống các cơ sở giáo dục - đào tạo của Vĩnh Phúc đã góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dƣỡng nhân tài phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần nâng cao chất lƣợng cuộc sống của nhân dân. Tỉnh đã đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục bậc trung học cơ sở từ năm 2002, tỷ lệ lao động qua đào tạo ngày càng tăng nhanh: năm 2005 là 28%; năm 2010 là 51,2%.
Đến năm học 2011 – 2012, toàn tỉnh có 560 trƣờng học và cơ sở đào tạo với hơn 266.410 học sinh, sinh viên; tỷ lệ giáo viên có trình độ đào tạo trên chuẩn của mầm non là 53,4%, tiểu học đạt 88%, trung học cơ sở đạt 60% và trung học phổ thông đạt 24%. Tỷ lệ trƣờng đạt chuẩn quốc gia: mầm non đạt 63%, tiểu học đạt 83,3%, trung học cơ sở đạt 43,1%, trung học phổ thông đạt 30,9%; tỷ lệ kiên cố hóa bậc mầm non đạt 58,6%, bậc tiểu học đạt 90%, bậc trung học cơ sở đạt 95%, bậc trung học phổ thông đạt 100% và giáo dục thƣờng xuyên đạt 100%.
Vĩnh Phúc là một trong bốn tỉnh của cả nƣớc đã đƣợc Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận đạt chuẩn phổ cập mẫu giáo 5 tuổi (tháng 8/2012),… Công tác phân luồng học sinh sau trung học cơ sở đã có chuyển biến tốt, tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp trung học cơ sở trên địa bàn toàn tỉnh năm học 2011 – 2012 vào học trung học phổ thông là 75%, vào học bổ túc trung học phổ thông, bổ túc trung học phổ thông nghề và trung cấp nghề là 15%.
53
Ngay từ năm 2007, tỉnh Vĩnh Phúc đƣợc giao 15 chỉ tiêu, tỉnh đã triển khai đủ số lƣợng, đảm bảo chất lƣợng và quyền lợi thiết thực cho đối tƣợng thụ hƣởng theo chế độ tuyển sinh cử tuyển. Các sinh viên đƣợc cử đi học theo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh theo chế độ cử tuyển, chấp hành nghiêm túc các quy định và sự phân công của tỉnh.
Từ năm 2008, tỉnh Vĩnh Phúc không đề xuất nhu cầu cử tuyển. Quan điểm chỉ đạo của tỉnh với chế độ cử tuyển: đây là một chủ trƣơng lớn của Đảng và Nhà nƣớc ta nhằm đào tạo cán bộ là ngƣời dân tộc công tác ở miền núi, vừa là tiền đề cho việc phấn đấu “thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tƣơng trợ giữa các dân tộc” vừa để thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an ninh quốc phòng ở vùng đồng bào dân tộc và miền núi. Nhƣng tỉnh Vĩnh Phúc đã cố gắng nâng cao chất lƣợng