Lí tƣởng hóa tình yêu

Một phần của tài liệu Phương thức vượt thoát thực tại trong thơ mới Việt Nam 1932-1945 (Trang 58)

Các thi sĩ đắm chìm trong tình yêu, họ đã ghi dấu mình trong lòng độc giả cũng vì tình yêu: Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu... Lãng mạn, hết mình, đắm đuối, đam mê và đầy sự trong trẻo. Khi đã đọc những bài thơ tình của phong trào Thơ Mới, hẳn sẽ nhiều ngƣời nhận ra sau này, ít có những bài thơ tình đắm say một cách lãng mạn đến thế. Hoặc có thể có, nhƣng ngôn ngữ thể hiện không mê đắm và vần điệu nhƣ cách các nhà thơ của Thơ Mới sử dụng. Đọc những bài thơ tình này rồi sẽ thấy tình yêu hiện lên vĩnh cửu và trong sáng đến tột cùng. Nhƣ Tình già của Phan Khôi, bài thơ đƣợc đăng trên tờ Phụ nữ Tân văn ra ngày 10-3-1932, đánh dấu sự ra đời của phong trào Thơ Mới. Có lẽ đây là một sự mở đầu của những muôn dạng cái tôi tha thiết trong tình yêu.

Tình yêu ấy đƣợc bắt đầu từ 24 năm trƣớc. Và 24 năm sau, hai nửa của mối tình ấy gặp lại nhau ở một phƣơng trời xa lắc. Song tình cảm vẫn còn nguyên vẹn nhƣ thủa nào. Hãy xem cố nhà thơ Phan Khôi kể nhƣ thế nào: “Hai mƣơi bốn năm xƣa/ một đêm vừa gió lại vừa mƣa/ Dƣới ngọn đèn mờ, trong gian nhà nhỏ… Hai mƣơi bốn năm sau/ tình cờ đất khách gặp nhau/ Đôi cái đầu đều bạc. Nếu chẳng quen lung/ đố có nhìn ra đƣợc?/ Ôn chuyện cũ mà thôi. Liếc đƣa nhau đi rồi/ con mắt còn có đuôi”. Tình yêu ở đây đã vƣợt qua giới hạn của không gian và thời gian, để sau những câu, những khổ ôn lại chuyện xƣa, kết lại 2 câu cuối mới thấy đong đầy tình yêu đôi lứa. “…Liếc đƣa nhau đi rồi/ con mắt còn có đuôi”. Hình ảnh “mắt có đuôi” gợi cả một trời tình yêu đầy đam mê, đầy say đắm. Cái tài của Phan Khôi chính là vậy.

Phương thức vượt thoát thực tại trong Thơ Mới Việt Nam 1932 - 1945

Có một thời, các cặp đôi yêu nhau mƣợn lời thơ Xuân Diệu để biểu lộ tình cảm của mình. Và những câu thơ của ông run rẩy, đắm say đƣa ông tới cái danh “ông hoàng của thơ tình”. Cứ nhắc đến thơ tình, ngƣời ta sẽ nghĩ ngay đến tên Xuân Diệu. Bởi đọc thơ tình của ông sẽ thấy, yêu đến nhƣ trong thơ Xuân Diệu mới thật là tình.

Nhƣ bài thơ Yêu của ông chẳng hạn: Yêu, là chết ở trong lòng một ít Vì mấy khi yêu mà chắc đƣợc yêu?

Cho rất nhiều, song nhận chẳng bao nhiêu Ngƣời ta phụ, hoặc thờ ơ, chẳng biết… Họ lạc lối giữa u sầu mù mịt

Những ngƣời si theo dõi dấu chân yêu Và cảnh đời là sa mạc cô liêu

Và tình ái là sợi dây vấn vít Yêu, là chết ở trong lòng một ít.

Từ bài thơ này, câu cửa miệng của bất cứ ai khi nhắc đến chữ “yêu” từ khi thơ Xuân Diệu xuất hiện đến giờ đều gắn với câu “Yêu là chết ở trong lòng một ít”. Cái tài ở Xuân Diệu ở chỗ, dù tả lại tình yêu say đắm, nồng nàn, mù quáng đến đâu vẫn thấy hiển lộ tính lô-gic triết học của trạng thái tâm lí cảm xúc này. Nhƣ cách ông giảng giải cho cái sự “chết ở trong lòng” ấy bằng câu “Vì mấy khi yêu mà chắc đƣợc yêu?”. Câu hỏi mà lại chính là câu trả lời. Ấy thế mới là yêu đắm say, yêu mù quáng chứ. Vì yêu có yêu hai chiều, yêu một chiều, yêu thầm, nhớ vụng. Và chắc nhân vật để Xuân Diệu chọn làm nàng thơ của bài Yêu cũng ở trạng thái yêu mà không đƣợc yêu lại nên mới “chết ở trong lòng”. Trong thực tế sáng tác, Xuân Diệu tỏ lòng cùng ngƣời yêu đi trong trăng: Trăng sáng, trăng xa, trăng rộng quá!/ Hai ngƣời, nhƣng chẳng bớt bơ vơ (Trăng); mơ mộng trong tình trƣờng ngang trái: Họ đi, tay

Phương thức vượt thoát thực tại trong Thơ Mới Việt Nam 1932 - 1945

yếu trong tay mạnh/ Nghe hát ân tình giữa gió sƣơng (Tình trai); khát khao đến vô tận tình yêu đôi lứa: Ta muốn say cánh bƣớm với tình yêu/ Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều (Vội vàng); nỗi nhớ ngƣời xa trong tận cùng cô đơn: Anh một mình, nghe tất cả buổi chiều/ Vào chầm chậm ở trong hồn hiu quạnh (Tương tư, chiều…); đồng cảm với nỗi buồn ly biệt: Xao xác tiếng gà. Trăng ngà lạnh buốt/ Mắt run mờ, kỹ nữ thấy sông trôi (Lời kỹ nữ); tha thiết tiếng gọi tình yêu đếm nhịp thời gian: Mau lên chứ, vội vàng lên với chứ!/ Em, em ơi! Tình non đã già rồi (Giục giã)… Với chủ đề tình yêu, có thể nói chỉ một Xuân Diệu đã đủ làm nên mọi cung bậc và đi đến tận cùng mọi gam độ xúc cảm yêu thƣơng, hy vọng, đợi chờ, ly biệt, tạo nên sự đồng điệu giữa hồn mình và hồn ngƣời, tình mình và tình ngƣời, trở thành điệu tâm hồn của một thời Thơ mới.

Cũng là tình yêu đắm say, trong thơ Hàn Mặc Tử lại đƣợc thể hiện một cách khác hẳn. Bài thơ Ghen của nhà thơ giúp ngƣời yêu thơ nhận ra sự thẫn thờ, thổn thức của một trái tim mong manh đầy nhạy cảm. “Ta ném mình đi theo gió trăng/ Lòng ta tản khắp bốn phƣơng trời/ Cửu trùng là chốn xa xôi lạ/ Chim én làm sao bay đến nơi? /… Giây phút ôi chao! Nguồn cực lạc./ Tình tôi ghen hết thú vô biên/ Ai cho châu báu cho thinh sắc/ Miệng lƣỡi khô khan, hết cả thèm”. Cái ghen của nhà thơ không phải là ghen tình, ghen ngƣời mà là ghen với thiên nhiên, với đất trời và với một nhân vật điển hình - nàng thơ của riêng ông: Trăng. Trăng tỏa sáng lòa trong những bài thơ của Hàn Mặc Tử. Nhà thơ yêu trăng, ghen trăng, tƣơng tƣ trăng, nhớ trăng… Có thể, trăng chỉ là một hiện thân của ai đó, song trong những bài thơ còn để lại mãi về sau, ngƣời yêu thơ vẫn luôn nhớ đến thi nhân Hàn Mặc Tử với những phút giây đắm đuối với tình trăng. Ông yêu mê say, yêu mê đắm trăng theo cách riêng.

Cái tôi trong Thế Lữ là cái tôi tiểu tƣ sản, Hoài Thanh và Hoài Chân trong Thi nhân Việt Nam nhận xét thơ Thế Lữ: “nhƣ vừng sao đột hiện ánh

Phương thức vượt thoát thực tại trong Thơ Mới Việt Nam 1932 - 1945

sáng chói khắp cả trời thơ Việt Nam”. Trong khi nhiều nhà thơ đƣơng thời thƣờng chỉ ngụp lặn trong thế giới tâm tƣ tình cảm cá nhân của họ, thiếu một tầm nhìn và những tƣ duy sâu rộng về thế giới, về xã hội và thời đại, thì Thế Lữ gần nhƣ là nhà thơ duy nhất có ý thức đặt nền móng tƣ tƣởng và nghệ thuật, viết tuyên ngôn cho một phong trào cách mạng về thơ của thời đại.

Thi sĩ chủ trƣơng dùng thơ ca để phụng sự Cái Đẹp của một thế giới mới, con ngƣời mới và tình yêu mới:

Với Nàng Thơ, tôi có chiếc đàn muôn điệu Với Nàng Thơ, tôi có cây bút muôn màu Tôi muốn làm nhà nghệ sĩ nhiệm mầu Dùng thanh sắc trần gian làm tài liệu. (Cây đàn muôn điệu)

Cái Mới là biểu hiện của cách tân, nhƣng cách tân không chỉ tạo ra cái Mới, cách tân có thể tạo ra cuộc cách mạng lớn với xu hƣớng tích cực: vƣợt khỏi những giá trị thẩm mỹ cũ kĩ, lạc hậu; bổ sung, làm giàu kho tàng giá trị thẩm mỹ của dân tộc. Vậy, tìm ra nét riêng và thừa nhận cái Mới là công việc nghiên cứu lịch sử sáng tạo cái Đẹp của ngƣời nghệ sĩ, sự hoàn thiện trong nghệ thuật. Phải có một “lƣợng” nhất định nào đó cái Mới, và chúng thống nhất với nhau, thì sẽ tạo nên cái Đẹp, nét riêng.

Tình yêu trở thành nguồn cảm hứng chính, là đề tài lớn cho quá trình sáng tác. Quan niệm “nghệ thuật vị nghệ thuật” là tƣ tƣởng chi phối trong sáng tạo của các nhà Thơ Mới. Nghệ thuật chỉ là nơi để nghệ sĩ giãi bày tâm tƣởng: “Không chuyên tâm, không chủ nghĩa, nhƣng cần chi/ Tôi chỉ là một khách tình si/ Ham vẻ đẹp của muôn hình muôn thể (Là thi sĩ - Thế Lữ). Con ngƣời say mê cái đẹp và tôn thờ nghệ thuật với hai chữ viết hoa, và tìm đến cái đẹp nhƣ một sự cứu cánh để khẳng định mình và phản ứng với xã hội.

Phương thức vượt thoát thực tại trong Thơ Mới Việt Nam 1932 - 1945

Tình yêu ở đây gắn liền với sự bùng nổ của cảm xúc, khẳng định cái tôi cá nhân và khao khát đƣợc giải phóng tự do về mặt tình cảm. Điều đó tạo nên sức mạnh chinh phục của cảm hứng sáng tạo và tƣ duy nghệ thuật của các nhà Thơ Mới nói riêng và trong văn học lãng mạn nói chung. Với nguyên lí đề cao tình cảm, trong Thơ Mới, tình yêu của con ngƣời đƣợc khai thác ở mọi phƣơng diện. Đối với con ngƣời lãng mạn, tình yêu là một thế giới lí tƣởng theo cách riêng của họ. Mỗi cá nhân là một cái tôi bản sắc riêng và cách thể hiện tình yêu cũng rất riêng. Tình yêu đƣợc quan niệm nhƣ là lẽ sống, quy định lẽ sống: Trƣớc những tuần hoàn biến đổi của thời gian, con ngƣời phải sống vội vàng, gấp gáp và hƣớng đến một tình yêu hƣởng thụ… Những quan niệm mới trong tình yêu (tình yêu không gắn với hôn nhân, tình yêu gắn với sự hƣởng thụ, tình yêu là một cuộc “kiếm tìm”, trò ú tim của hai ngƣời…). Ở thi sĩ, mọi cung bậc, giai đoạn của tình yêu đều đƣợc thể hiện. Và tình yêu nhƣ là không gian sống không thể thiếu của thi sĩ, nói nhƣ Huy Cận, Xuân Diệu đã “sống để mà yêu và yêu để mà sống”.

Một phần của tài liệu Phương thức vượt thoát thực tại trong thơ mới Việt Nam 1932-1945 (Trang 58)