Không gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu Phương thức vượt thoát thực tại trong thơ mới Việt Nam 1932-1945 (Trang 88)

Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: “Không gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tƣợng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó” [27;162]. Trần Đình Sử lí giải thêm: “không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại cùng thế giới nghệ thuật” [27;88]. Ông còn khẳng định một cách hết sức chắc chắn: “không có hình tƣợng nghệ thuật nào không có không gian, không có một nhân vật nào không có một nền cảnh nào đó”, và “không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của nghệ sĩ nhằm biểu hiện con ngƣời và thể hiện một quan niệm nhất định về cuộc sống” [27;88-89]. Nhƣ vậy, không gian nghệ thuật là phƣơng thức tồn tại và triển khai của thế giới nghệ thuật. Không gian nghệ thuật trở thành phƣơng tiện chiếm lĩnh đời sống, “mang ý nghĩa biểu tƣợng nghệ thuật”.

Không gian nghệ thuật chuyên chở quan niệm, ý tƣởng của nhà văn, cũng nhƣ chuyên chở hàm ý nghệ thuật, dụng ý của tác phẩm gửi tới ngƣời

Phương thức vượt thoát thực tại trong Thơ Mới Việt Nam 1932 - 1945

đọc. Mà quan niệm của các nhà thơ, nhà văn lại chịu ảnh hƣởng của thời đại. Cho nên không gian nghệ thuật cũng thay đổi theo thời đại. Không gian nghệ thuật luôn có sự biến đổi theo dòng chảy văn học. Ở mỗi thời kỳ, giai đoạn văn học, không gian nghệ thuật mang những đặc trƣng riêng làm nên dấu ấn thời đại trong không gian nghệ thuật. Đó vừa là hình thức tồn tại của hình tƣợng, vừa là một lĩnh vực thể hiện đặc điểm tƣ duy nghệ thuật và khả năng chiếm lĩnh của ngƣời nghệ sĩ. Không gian nghệ thuật đƣợc xây dựng hết sức đa dạng qua các tác phẩm khác nhau. Với mỗi ý đồ riêng biệt của từng tác giả mà không gian nghệ thuật có một ý nghĩa nhất định. Ý nghĩa đó gắn liền với cách cảm thụ và quan niệm về thế giới của con ngƣời trong thời đại khác nhau.

Trong văn học dân gian, không gian mang đậm màu sắc tôn giáo huyền bí với mô hình không gian ba giới, ba tầng, ba cõi. Đến văn học trung đại, không gian nghệ thuật mang tính rộng lớn bất biến của kiểu không gian vũ trụ, sau đó không gian đƣợc trở về gần hơn với cuộc sống của con ngƣời, đó là kiểu không gian trần tục hóa, không gian thế tục hóa. Văn học thời kỳ trung đại, không gian có một giá trị riêng biệt gắn liền với cảm thức của ngƣời trung đại. Trƣớc hết đời sống lệ thuộc hoàn toàn vào nông nghiệp đã tạo nên một sự gắn bó mật thiết giữa con ngƣời với thiên nhiên, vũ trụ. Mặt khác, chủ trƣơng vô vi, sống hoà vào thiên nhiên của Lão Trang đã gieo vào tâm thức ngƣời trung đại một ý thức rất coi trọng không gian thiên nhiên. Thiên nhiên vừa rất huyền bí lại vừa rất gần gũi với con ngƣời. Do vậy, điều dễ thấy nhất trong thơ ca trung đại là sự xuất hiện rất thƣờng xuyên của không gian vũ trụ, không gian thiên nhiên. Hầu nhƣ trong tác phẩm của các nhà thơ lớn, thiên nhiên và không gian bao la khoáng đạt của nó có một vị trí hết sức quan trọng.

Phương thức vượt thoát thực tại trong Thơ Mới Việt Nam 1932 - 1945

Chỉ đến văn học thời kỳ 1930 - 1945, không gian nghệ thuật mới thực sự gần gũi với cuộc sống của cá nhân con ngƣời, đi sâu phản ánh hiện thực cuộc sống đầy nhọc nhằn vất vả, không gian nghệ thuật đƣợc cá thể hóa, không gian cái tôi đƣợc khẳng định một cách mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Ở đây, luận văn tìm hiểu về không gian nghệ thuật nhƣ là cách để ngƣời nghệ sĩ lựa chọn, thể hiện phƣơng thức vƣợt thoát thực tại trong Thơ Mới 1932 - 1945. Không gian Thơ Mới trở về với không gian đời thƣờng, không gian cá nhân gắn liền với đời sống con ngƣời. Chủ nghĩa lãng mạn không truy tìm chân thực cuộc sống, chân thực chi tiết, mà dốc toàn lực biểu hiện lí tƣởng. Ngƣời nghệ sĩ lãng mạn miêu tả một thế giới tuyệt đẹp với sự hòa thuận, thân ái, bình đẳng…, điều mà họ muốn biểu hiện chính là một thế giới lí tƣởng. Thế giới đó có thể là thiên nhiên, là mộng tƣởng, là những “chốn khác”, xa lạ, là tôn giáo, là tình yêu và những thế giới siêu hình. Đó là những không gian mà các nhà lãng mạn hƣớng đến để thoát ly cái hiện thực trƣớc mắt. Và cũng là những không gian mà ta có thể dễ dàng chỉ ra khi tìm hiểu về vấn đề vƣợt thoát trong Thơ Mới 1932 - 1945.

Một phần của tài liệu Phương thức vượt thoát thực tại trong thơ mới Việt Nam 1932-1945 (Trang 88)