Khi cái tôi tự làm chủ cảm xúc, thiên nhiên đã trở thành bạn tâm giao của con ngƣời. Thiên nhiên là một nơi ẩn náu yên bình và đầy quyến rũ của họ. Đó là một thiên nhiên đầy cảm xúc, thiên nhiên đƣợc cảm thụ qua cái tôi cá thể hóa, một thiên nhiên mang đầy màu sắc hội họa với những đƣờng nét, ánh sáng, màu sắc hài hòa.
Thay vì thiên nhiên xƣa thƣờng là “mây, hoa, trăng, tuyết, núi, sông” hay “tùng, trúc, cúc, mai” nhƣ những biểu tƣợng không thể thiếu trong thơ, thì nay, thiên nhiên trong Thơ Mới lại đầy nội lực, phong phú, giàu hình ảnh và ẩn chứa nhiều nỗi niềm hơn, các nhà thơ thỏa sức sáng tạo trong ngôn từ của mình, để thơ của mình không trùng với bất cứ ai khác. Để rồi họ tìm đến thiên nhiên, để thiên nhiên chở che, để ôm ấp thiên nhiên, và họ cũng tìm tới con ngƣời để nắm chặt tay, ghì sát nụ hôn tình yêu mãnh liệt với cuộc sống: “Hỡi xuân nồng ta muốn cắn vào ngƣơi” (Vội vàng - Xuân Diệu). Thiên nhiên là bạn, là sự sẻ chia vô điều kiện, cũng nhƣ là khát khao hòa quyện vô tận, còn con ngƣời với thi nhân là tri âm tri kỉ, khó có thể chia cắt, khó có thể lạnh
Phương thức vượt thoát thực tại trong Thơ Mới Việt Nam 1932 - 1945
lùng, vì ở đâu có thiên nhiên, ở đó có con ngƣời, ở đâu có con ngƣời ở đó có cảnh vật, nhƣ Nguyễn Du đã từng nói “ngƣời buồn cảnh có vui đâu bao giờ”.
Văn thơ trung đại, hình ảnh con ngƣời không phải là trung tâm của vũ trụ, mà là thiên nhiên, thì đến thơ Mới lại hoàn toàn khác. Đến đây, con ngƣời trở thành chuẩn mực của cái đẹp, là trung tâm của vũ trụ. Có thể thấy, thƣớc đo cái đẹp nhƣ thế có từ thời Nguyễn Du: “Ngày vui ngắn chẳng tày gang”, trƣớc đó Nguyễn Trãi táo bạo hơn nhiều: “Bóng tháp hình trâm ngọc/ Gƣơng sông ánh tóc huyền”.
Thơ Mới hòa mình vào cuộc sống đời thƣờng, với những con ngƣời bình thƣờng. Chúng ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh con ngƣời và thiên nhiên hòa cùng làm một trong thơ:
Sóng cỏ xanh tƣơi gợn tới trời Bao cô thôn nữ hát trên đồi
Ngày mai trong đám xuân xanh ấy Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi Khách xa gặp lúc mùa xuân chín Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng Chị ấy năm nay còn gánh thóc
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang
Trƣớc mắt chúng ta hiện lên hai bức tranh, hai khung cảnh gần nhƣ hoàn toàn đối lập nhau, hai khung cảnh hình nhƣ hoàn toàn đối lập nhau. Một bên “Sóng cỏ xanh tƣơi gợn tới trời”. Còn bên kia “Dọc bờ sông trắng nắng chang chang”. Cái “xanh tƣơi” của cỏ, đối với cái “chang chang” của nắng. Một bên “Bao cô thôn nữ hát trên đồi. Còn bên kia “Chị ấy năm nay còn gánh thóc”. “Cô” và “chị”, “Bao cô” và “Chị ấy”, “ Hát trên đồi” và “gánh thóc” bên sông… Một còn xuân xanh, một đã qua thời tuổi trẻ. Một bên đông đảo
Phương thức vượt thoát thực tại trong Thơ Mới Việt Nam 1932 - 1945
vui vẻ, một bên lặng lẽ cô đơn. Một bên hát hoà một cách say sƣa. Bao cô thôn nữ đang hát những bài hát về tình yêu. Khi thì tinh nghịch nhƣ tiếng sáo thiên thai “vắt vẻo”, khi thì “hổn hển” nhƣ tiếng thở gấp của lồng ngực đang phập phồng. Khi thì “thầm thì” nhƣ lời tình tự. Các cô thôn nữ hát một cách hồn nhiên, vô tƣ. Ở đây có sự hoà hợp giữa ngày xuân và tuổi xuân. Mùa xuân ở trên là mùa xuân đang xanh còn dƣới kia là mùa xuân đã chín. Chị ấy đang gánh trên vai gánh nặng của cuộc đời. Chị cần mẫn, chăm chỉ, siêng năng nhƣ “con cò lặn lội bờ sông” nhƣ bà Tú trong thơ Tú Xƣơng “lặn lội thân cò khi quãng vắng”, Hàn Mặc Tử có ý nhấn mạnh chữ “còn”. Trong khi bao cô thôn nữ chơi đùa hát hò vui vẻ thì chị ấy “còn” gánh thóc, chị gánh năm này qua năm khác giữa cái nắng “chang chang” nhƣ vậy. “Chị” có vẻ đẹp riêng của Mùa xuân chín. Thi sĩ hết sức cảm phục nhƣng đồng thời cũng hết sức cảm thông với chị. Từ hình ảnh chị ấy đang gánh thóc “Dọc bờ sông trắng nắng chang chang” mà Hàn Mặc Tử ngậm ngùi cho bao cô thôn nữ ở trên kia:
Ngày mai trong đám xuân xanh ấy Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi.
Con ngƣời xuất hiện với cảm xúc riêng, ƣớc muốn, tâm tƣ tình cảm riêng, khác với cái tôi giấu kín nỗi niềm cá nhân của thơ thơ cũ để dành cho nỗi niềm chung. Các thi sĩ Thơ Mới thỏa sức sáng tạo, khi họ để con ngƣời hòa quyện với thiên nhiên, con ngƣời với cuộc sống của con ngƣời. Họ đẹp vì họ tự nhiên giữa cuộc đời của họ. Nhƣ hình ảnh các cô gái ở nông thôn thì đắm đuối với những vần thơ buồn thƣơng da diết và đầy ma lực trong Nguyễn Bính:
Lòng thấy giăng tơ một mối tình, Em ngừng thoi lại giữa tay xinh Hình nhƣ hai má em bừng đỏ
Phương thức vượt thoát thực tại trong Thơ Mới Việt Nam 1932 - 1945
Có lẽ là em nghĩ đến anh…
Chờ mãi anh sang anh chẳng sang Thế mà hôm nọ hát bên làng Năm tao bảy tuyết anh hò hẹn Để cả mùa xuân cũng nhỡ nhàng! (Mưa xuân)
Tất cả các tiểu thƣ thành thị đều “ngơ ngẩn tựa mất hồn” với những lời tâm sự nhƣ rút ruột mà nói ra của một cô nàng yêu một ngƣời này nhƣng lại phải sống với một ngƣời khác:
Thuở ấy nào tôi đã hiểu gì Cánh hoa tan tác của sinh li
Cho nên cƣời đáp: “màu hoa trắng Là chút lòng trong chẳng biến suy”… Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời
Ái ân lạt lẽo của chồng tôi Mà từng thu chết, từng thu chết
Vẫn giấu trong tim bóng một ngƣời… (Hai sắc hoa ti gôn - T.T.K.H)
Hình ảnh con ngƣời đƣợc xuất hiện với một tần suất cao hơn, ở đó con ngƣời là chủ thể, làm chủ các hoàn cảnh thiên nhiên, hoàn cảnh cuộc sống xung quanh, họ đƣợc tự do bay nhảy trong “không gian sáng tác” của các thi sĩ. Họ hòa cùng thiên nhiên và có sự khẳng định bản thân với cảm xúc, ƣớc muốn cá nhân.
Từ thiên nhiên bộc lộ tình yêu cuộc sống, tình yêu nam nữ. Không gian thiên nhiên trở thành không gian tình yêu cho đôi lứa hẹn hò. Ở lĩnh vực này, Xuân Diệu là một nhà thơ độc đáo. Hiếm có thi sĩ nào lại đƣa vào thơ mình những cuống quýt đắm say, những khát khao cháy bỏng trƣớc tình đời, tình
Phương thức vượt thoát thực tại trong Thơ Mới Việt Nam 1932 - 1945
ngƣời nhiều đến nhƣ ông. Hầu nhƣ thi phẩm nào của ông cũng đều có cái nhìn tình tứ trƣớc vạn vật, trƣớc con ngƣời. Và hầu nhƣ bài thơ nào cũng vậy, Xuân Diệu cũng gởi gắm vào đó những hình ảnh thiên nhiên đầy tâm trạng.
Vội vàng và Thơ duyên thể hiện rõ nét đặc sắc này của thơ Xuân Diệu.
Trong Lời đưa duyên, giới thiệu tập Thơ thơ, tác giả viết: “Đây là lòng tôi đƣơng thời sôi nổi, đây là hồn tôi vừa lúc vang ngân và đây là tuổi xuân của tôi, và đây là sự sống của tôi nữa (...). Tập thơ bắt đầu của tôi đây, bạn chớ bắt chƣớc những ngƣời khôn ngoan, họ không biết quý phần ngon nhất của đời: tình yêu và tuổi trẻ (...). Tôi gửi hồn tôi cho những ngƣời trẻ tuổi và nhất là trẻ lòng!” Với quan niệm nhƣ vậy, với khát khao yêu cuộc đời nhƣ vậy nên thơ Xuân Diệu lúc nào cũng nhƣ chàng trai đôi mƣơi ham thích khám phá, đuổi bắt với mọi hƣơng sắc của cuộc sống. Chàng đã hóa thân vào ngƣời tình của thiên nhiên, hòa vào thiên nhiên làm một:
Chiều mộng hoà thơ trên nhánh duyên. Cây me ríu rít cặp chim chuyền
Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá, Thu đến nơi nơi động tiếng huyền. (Thơ duyên)
Hình ảnh thiên nhiên mùa thu đã diễn tả trong thơ Xuân Diệu nhuốm màu sắc tình cảm lãng mạn của thi nhân. Thiên nhiên trong thơ Xuân Diệu đẹp một cách tráng lệ nhƣng buồn:
Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng Đây mùa thu tới - mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng (Đây mùa thu tới)
Phương thức vượt thoát thực tại trong Thơ Mới Việt Nam 1932 - 1945
Ở Vội vàng, ta dễ dàng nhận ra thiên nhiên trong cảm nhận của thi nhân rất tình tứ, cảnh vật tràn ngập xuân tình. Với cách đảo trật tự các thành phần trong câu, nhà thơ đã nhấn mạnh ong bƣớm, yến anh dƣờng nhƣ cũng mang dáng dấp tình nhân: “Của ong bƣớm này đây tuần tháng mật, của yến anh này đây khúc tình si”. Và hơn vậy, cái nhìn của nhà thơ hƣớng tới muôn vật là cái nhìn chiêm ngƣỡng say sƣa. Cảnh vật hiện lên đầy màu sắc tƣơi non, đáng yêu: màu xanh rì của hoa đồng nội, màu của cành tơ phơ phất tƣơi tắn, màu của buổi sớm mai tinh khôi với hình ảnh “thần Vui” gõ cửa. Rồi độc đáo hơn cả là một so sánh đầy tính nhục thể mà lại vô cùng thanh khiết: “tháng giêng ngon nhƣ một cặp môi gần”. Bỗng nhiên, tháng giêng về cùng hình ảnh đôi môi mọng thiếu nữ trở nên tình tứ biết bao nhiêu!
Nếu nhƣ trong thơ Xuân Diệu, ngƣời ta nhận thấy một nỗi ám ảnh thời gian, sự băn khoăn, lo âu trƣớc mỗi bƣớc đi của thời gian thì có thể nói thơ Huy Cận mang nỗi ám ảnh không gian. Không gian nghệ thuật trong Lửa thiêng là không gian vũ trụ bao la vô tận vô cùng trong sự đối lập với cái tôi cá nhân nhỏ bé, cô đơn. Cảm thức không gian ấy cùng với giọng thơ buồn “ảo não” đã góp phần cấu thành nên một phong cách thơ, một tiếng thơ độc đáo không trộn lẫn giữa vô vàn các gƣơng mặt Thơ Mới. Ở Huy Cận là sự đối lập giữa cái tôi cô dơn, nhỏ bé với cái mênh mông của không gian và cái xa thẳm của thời gian:
Một chiếc linh hồn nhỏ Mang mang thiên cổ sầu hay:
Hồn đơn chiếc nhƣng đảo rời dặm biển Suốt một đời nhƣ núi đứng riêng tây.
Phương thức vượt thoát thực tại trong Thơ Mới Việt Nam 1932 - 1945
Hình ảnh của thiên nhiên đƣợc ghi lại trong hồn thơ Huy Cận thật là đẹp, thật là xao động:
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp Con thuyền xuôi mái nƣớc song song
Thiên nhiên trong Tràng giang còn chứa chất tâm sự của thi nhân. Huy Cận nói: “Tình yêu quê hƣơng trong bài Tràng giang gợi lên và mở ra một tình yêu lớn lao hơn mỗi miền quê, mỗi cảnh vật. Tình yêu đó mang nỗi buồn sông núi, nỗi buồn về đất nƣớc”. Tâm sự của thi nhân đọng lại ở mấy câu kết:
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa Lòng quê dợn dợn vời con nƣớc
Không khỏi hoàng hôn cũng nhớ nhà.
Câu thơ kết đã cách tân từ một câu thơ của Thôi Hiệu đời Đƣờng “Yên ba giang thƣợng sử nhân sầu” (Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai). Huy Cận có tâm sự là ông không chỉ nhớ nhà mà là ông cảm thấy cô đơn, đứng trên quê hƣơng của mình mà nhớ quê hƣơng mình, lạc loài ngay trên quê hƣơng của mình. Rõ ràng là dƣới những lớp sóng, lớp mây kia đã ấp ủ một tâm sự yêu nƣớc thầm kín của thi nhân.
Không dùng động từ mạnh, hay những trạng thái cực điểm, Hàn Mặc Tử lặng lẽ chọn cho mình một cách riêng để bày tỏ nỗi niềm với cuộc sống, đó là những hình ảnh đơn sơ, mộc mạc, của mái nhà tranh, của đống rơm của mùa xuân quê hƣơng ánh nắng chan hòa:
Trong làn nắng ửng: khói mơ tan, Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng. Sột soạt gió trêu tà áo biếc,
Trên giàn thiên lí bóng xuân sang. (Mùa xuân chín)
Phương thức vượt thoát thực tại trong Thơ Mới Việt Nam 1932 - 1945
Bức tranh đồng quê hiện ra lung linh dƣới ánh nắng vàng, dƣới giàn thiên lí, mái nhà tranh… giản dị nhƣng đầy hạnh phúc, ấm cúng. “Lấm tấm, sột soạt” những từ láy đƣợc sử dụng ảo diệu gợi nên cho ngƣời đọc cảm giác gần gũi thân thƣơng. Cuộc sống vốn nhƣ vậy đó, đầy hƣơng sắc của khí trời, đầy mùi vị của cuộc sống tƣơi đẹp. Mùa trôi qua mùa để rồi, mỗi mùa lại gửi lại một vẻ đẹp khác nhau, con ngƣời thật may mắn vì chứng kiến sự đổi thay đó, và thi sĩ họ Hàn “chớp” lấy khoảnh khắc gửi gắm vào thơ.
Cũng có lúc, thi sĩ tiếc cho cả tuổi xuân của mình. Do hoà nhập với thiên nhiên, do khí chất con ngƣời, Hàn Mặc Tử có những hành động lạ lùng “ngoắt đám mây”, “đuổi theo trăng”, “kìm sao bay”… Nỗi đau, nỗi nhớ của con ngƣời không phải đƣợc diễn tả một cách gián tiếp kiểu “vật mình vẫy gió tuôn mƣa” mà đƣợc diễn tả bằng tác động trực tiếp của con ngƣời tới thiên nhiên, gây ra những ấn tƣợng rất mạnh, lạ:
Em xé toang hơi gió Em bóp nát tơ trăng Em túm muôn trời lại Em cắn vỡ hƣơng ngàn… (Em điên)
Thiên nhiên hòa cùng con ngƣời làm một, cùng con ngƣời cất lên bài ca về tình yêu cuộc sống, là không gian cuộc giao thoa kì diệu giữa cõi ngƣời và cõi trời:
Ngƣời trăng ăn vận toàn trăng cả Gò má riêng thôi lại đỏ hƣờm (Say trăng - Hàn Mặc Tử)
Thơ Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử trƣớc hết thể hiện tình yêu thiên nhiên say đắm, nồng nàn. Bằng cảm hứng lãng mạn, các nhà thơ đã họa lên trong thơ mình những bức tranh thiên nhiên đầy màu sắc và đƣờng nét độc
Phương thức vượt thoát thực tại trong Thơ Mới Việt Nam 1932 - 1945
đáo. Quê hƣơng Việt Nam hiện lên trong thơ họ thật là mĩ lệ. Đây là vẻ đẹp của xứ Huế trong thơ Hàn Mặc Tử với vƣờn tƣợc xanh tƣơi mơn mởn, với hình bóng cô gái Huế e ấp phía sau khóm trúc:
“Sao anh không về chơi thôn Vĩ? Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên Vƣờn ai mƣớt quá xanh nhƣ ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền” (Đây thôn Vĩ Dạ)
Cũng viết về mùa xuân, nhƣng trái với khung cảnh tƣơi vui của Hàn Mặc Tử, Anh Thơ lại “vẽ” nên bức tranh chiều xuân ở quê buồn:
Mƣa đổ bụi êm êm trên bến vắng, Đò biếng lƣời nằm mặc nƣớc sông trôi; Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời… (Chiều xuân)
Hay bài thơ Tiếng sáo thiên thai của Thế Lữ cũng đƣợm màu thƣơng tiếc:
Ánh xuân lƣớt cỏ xuân tƣơi,
Bên rừng thổi sáo một hai Kim Đồng. Tiếng đƣa hiu hắt bên lòng,
Buồn ơi! Xa vắng, mênh mông là buồn...
Khung cảnh tĩnh lặng, nhƣ đang đứng trƣớc một bức tranh chấm phá, chỉ để cảm xúc dâng trào từ tận đáy lòng bởi cảnh vật quen thuộc quá, của tuổi thơ, của một thời gian khó, của một ngày xƣa theo mẹ ra đồng. Quê đẹp, quê cũng có những nốt buồn vì sự mênh mông của cánh đồng, sự chậm rãi của cuộc sống, nhƣng trên tất cả vẫn là tình yêu vô bờ bến. Bức tranh thủy
Phương thức vượt thoát thực tại trong Thơ Mới Việt Nam 1932 - 1945
mặc ấy, theo những đứa con đi xa mãi, rồi để mà nhớ về trong tự hào hạnh phúc. Đó là quy luật ít ai cƣỡng đƣợc. Thi sĩ biết vậy mà cứ tiếc thầm cho họ. Với Thế Lữ, đó là sự đối lập giữa cuộc đời đen tối, tranh giành cƣớp bóc với những cảnh thiên nhiên thơ mộng đẹp đẽ:
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối, Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mƣa chuyển bốn phƣơng ngàn, Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội, Tiếng chim ca giấc ngủ ta tƣng bừng? Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng. Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật? - Than ôi! thời oanh liệt nay còn đâu? (Nhớ rừng)
Và, con hổ chỉ còn biết “ôm niềm uất hận ngàn thâu (thu)”, một niềm uất hận lớn, niềm uất hận vĩnh cửu và chỉ còn biết ghét, ghét cay ghét đắng,