0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Lí tƣởng hóa tôn giáo nghệ thuật

Một phần của tài liệu PHƯƠNG THỨC VƯỢT THOÁT THỰC TẠI TRONG THƠ MỚI VIỆT NAM 1932-1945 (Trang 62 -62 )

Nghệ thuật và Tôn giáo là hai hình thái ý thức xã hội khác nhau. Bản chất của Tôn giáo và nghệ thuật không giống nhau, nhƣng hai hình thái ý thức ấy lại có những điểm gặp gỡ, giao thoa nhất định. Điểm hội tụ ấy chính là những miền bí ẩn nơi tâm hồn con ngƣời, là khao khát đền bù những hạn chế, thiếu hụt trong đời sống con ngƣời ở thực tại. Chính vì thế mà đã từ lâu Tôn giáo đã trở thành để tài hấp dẫn cho nghệ thuật. Không riêng gì văn học, ở lĩnh vực nhạc, họa, điêu khắc cũng có khá nhiều tác phẩm nổi tiếng hƣớng vào đề tài Tôn giáo. Không chỉ là đề tài mà Tôn giáo còn trở thành nguồn cảm hứng vô tận của các nhà thơ…

Ở Hàn Mặc Tử, mọi thứ đều có thể đƣợc đẩy lên đến tột cùng: Từ quan niệm thơ, việc làm thơ, hình tƣợng thơ cho đến cảm xúc thơ. Thơ là phƣơng

Phương thức vượt thoát thực tại trong Thơ Mới Việt Nam 1932 - 1945

thức giải thoát, là hình thái thăng hoa của thi sĩ. Thơ là lời nguyện cầu cứu chuộc, thơ cũng là hy vọng cứu rỗi. Thơ là vẻ đẹp, thơ cũng là vẻ thiêng. Hàn Mặc Tử đã sống cho thơ và cũng chết cho thơ. Đối với thi sĩ, thơ thực sự là một lẽ huyền nhiệm tột cùng của tồn tại, của sáng tạo và của giải thoát. Do đó, khao khát cái tột cùng vừa là quan niệm mỹ học nhƣng cũng vừa là tín niệm tôn giáo của Hàn Mặc Tử.

Cùng với Nho giáo và Lão giáo, tƣ tƣởng Phật giáo là một trong ba hệ tƣ tƣởng ảnh hƣởng sâu sắc trong văn học dân tộc. Song, là một tôn giáo đƣợc phổ biến sâu rộng, tƣ tƣởng Phật giáo là hệ tƣ tƣởng có ảnh hƣởng lớn trong cộng đồng, và là tôn giáo có sức sống mạnh mẽ trong tâm linh ngƣời Việt. Vì vậy, Phật giáo cũng là tôn giáo có mối quan hệ khắng khít với văn hóa dân tộc mà bộ phận tiêu biểu nhất đó là văn học. Và mối quan hệ này cũng đƣợc thể hiện sinh động trong đời sống văn học. Cụ thể trong thơ Vũ Hoàng Chƣơng “Thuyết luân hồi của Phật giáo đã ám ảnh nhà thơ một cách sâu sắc. Và có lần ngƣời ta đã đua nhau nhìn nhận tác giả Lửa từ bi là nhà thơ Phật giáo, điều ấy căn cứ vào giấc mộng luân hồi tràn ngập trong thơ Vũ Hoàng Chƣơng:

Ngơ ngác luân hồi mấy thuở /Mộng ra bay hề cánh ta trôi Bể Nam mù tịt không mà có / Hay có mà không dị điểu di”

Và trong thơ của Hàn Mặc Tử, ta thấy thi sĩ nhìn đời bằng con mắt giác ngộ: những hiện tƣợng trong cõi đời này đều là những tuồng ảo hóa:

Sao tan tành rơi xuống vũng chiêm bao, Trăng tan tành rơi xuống một cù lao Hoá đai điện đã rất nên tráng lệ (Phan Thiết)

Và cõi đời này - mà Phan Thiết là tƣợng trƣng - là nơi đau khổ, là nơi chôn hận nghìn thu”, là nơi “sầu muộn ngất ngƣ”. Vì nhận biết cõi đời là giả tạo, là nơi khổ lụy, Tử đi tìm nơi giải thoát và đã tìm thấy Cực Lạc Quốc Độ của Phật A Di Đà.

Phương thức vượt thoát thực tại trong Thơ Mới Việt Nam 1932 - 1945

Sáng vô cùng, sáng láng cả mọi miền (Ngoài vũ trụ)

Cả trời bỗng nổi lên muôn điệu nhạc Rất trọng vọng, rất thơm tho, man mác Rất phƣơng phi trên hết cả anh hoa (Ra đời)

Vì muôn kinh dồn dập cõi thơm tho, Thêm nghĩa lí sáng trƣng nhƣ thất bảo (Đêm xuân cầu nguyện)

Những “ánh sáng vô cùng” “sáng láng cả mọi miền”, những tiếng “nhạc thiêng liêng dồn trỗi khắp hƣ linh”, những điệu nhạc “rất trọng vọng, rất thơm tho, man mác” những “cây bằng gấm và lòng sông bằng ngọc”, ở trong Tử là vang bóng của “vô lƣợng quang” của “thiên nhạc”, của “hoa sen đủ màu sắc và đủ hào quang mọc trong ao Thất bảo” trên thế giới Cực Lạc mà Tử đã nhìn qua kinh A Di Đà.

Thơ tôi thƣờng huyền diệu Mọc lên đạo từ bi

(Cao Hứng)

Trời từ bi cảm động ứa sƣơng mờ Sai gió lại lay hồn trong kẽ lá (Hãy Nhập Hồn Em)

So với các tôn giáo khác, Thiên Chúa giáo vào nƣớc ta có muộn hơn nhƣng không vì thế mà ảnh hƣởng của nó bị hạn chế. Ngƣợc lại nó có tầm ảnh hƣởng khá lớn, và có những thời điểm lấn át các tôn giáo khác. Ở Hàn Mặc Tử, mọi thứ đều có thể đƣợc đẩy lên đến tột cùng: Từ quan niệm thơ, việc làm thơ, hình tƣợng thơ cho đến cảm xúc thơ. Thơ là phƣơng thức giải thoát, là hình thái thăng hoa của thi sĩ. Thơ là lời nguyện cầu cứu chuộc, thơ

Phương thức vượt thoát thực tại trong Thơ Mới Việt Nam 1932 - 1945

cũng là hy vọng cứu rỗi. Thơ là vẻ đẹp, thơ cũng là vẻ thiêng. Hàn Mặc Tử đã sống cho thơ và cũng chết cho thơ. Đối với thi sĩ, thơ thực sự là là một lẽ huyền nhiệm tột cùng của tồn tại, của sáng tạo và của giải thoát. Do đó, khao khát cái tột cùng vừa là quan niệm mỹ học nhƣng cũng vừa là tín niệm tôn giáo của Hàn Mặc Tử. Niềm tin vào đức mẹ Maria đã giúp Hàn Mặc Tử giảm bớt cơn đau, vƣợt lên bạo bệnh: Maria! Linh hồn tôi ớn lạnh / Run run nhƣ thần tử thấy long nhan / Run nhƣ run hơi thở chạm tơ vàng / Nhƣng lòng vẫn thấm nhuần ơn trìu mến. Hay cầu cứu thƣợng đế:

Ta chắp tay lạy qùy hoan hảo,

Ngửa trông cao cầu nguyện trắng không gian, Để vừa dâng vừa hiệp bốn mùa xuân

Nở một lƣợt giàu sang hơn Thƣợng Đế (Đêm xuân cầu nguyện).

Yếu tố tôn giáo cũng chi phối thơ Huy Cận. Nếu nhƣ ở Lửa thiêng là niềm tâm sự của kẻ mất thiên đƣờng luôn khát khao trở về với Thƣợng đế , thì ở Vũ trụ ca là hành trình siêu thoát theo quan niệm tiêu dao của Trang tử. Đó là hành trình của con ngƣời rời bỏ mặt đất, cƣỡi nhật nguyệt để đến trời xa:

Đi trong đêm rộng nghìn xa vắng Ta đã theo sao đến đỉnh trời Ta tạm nguôi quên buồn thế hệ Tâm tƣ bè bạn gió trăng ơi! Ta đã đi trong lòng vũ trụ

Nhìn Đất yêu thƣơng xứ sở Ngƣời Ta đã buồn, vui nhƣ sóng bể Nghìn năm mặn đắng trải xa khơi. (Tao phùng)

Phương thức vượt thoát thực tại trong Thơ Mới Việt Nam 1932 - 1945

Lửa thiêng”! Lửa! Huyền bí của vũ trụ! Ngƣời Thiên Chúa giáo tin rằng lửa là nguyên tố đại diện cho tinh thần Thƣợng Đế. Bái Hỏa giáo của Zarathustra tôn thờ Lửa và thông qua lửa để mở con đƣờng tới Thƣợng Đế. Lửa là ánh sáng, linh hồn cũng là ánh sáng. Dƣờng nhƣ có một sợi dây liên hệ nào đó giữa Lửa và linh hồn. Bởi thế, “Lửa thiêng” chính là linh hồn… Tập thơ này không đƣợc viết nên bằng cảm xúc, tƣ duy, những cơn điên, hay các cách tân nghệ thuật, tập thơ này là tiếng nói của một “linh hồn nhỏ”.

Trƣớc Thƣợng Đế hiền từ tôi sẽ đặt, Trái tim đau khô héo thuở trần gian. Tôi sẽ nói:

“Này đây là nƣớc mắt,

Ngọc đau buồn, nguyên khối vẫn chƣa tan” (Trình bày)

Cái cảm giác chật chội trong Lửa thiêng nhƣờng chỗ cho cảm giác thoải mái bay lƣợn trong không gian rộng lớn của Vũ trụ ca. Âm hƣởng bao trùm của Lửa thiêng là buồn thì âm hƣởng bao trùm trong Vũ trụ ca là những “lƣợng vui” vô bờ bến, đâu đâu cũng thấy vui say hân hoan ngây ngất:

Lƣợng xuân trời đất vui chƣa hết Sông Nhị dòng hăng nƣớc chảy ào (Xuân Hành)

Lƣợng vui muôn kiếp cân đầu sóng Biển rủ rê lòng nhập cuộc say (Lƣợng vui)

Đây là niềm vui của con ngƣời vừa đƣợc siêu thoát khỏi trần giới. Từ đây vũ trụ không còn là khát vọng muốn đƣợc chiếm lĩnh nữa mà con ngƣời đã siêu thoát để sống trong lòng vũ trụ. Huy Cận thay vì đi tìm Thƣợng Đế nhƣ một kẻ tử vì đạo, ông đã lao vào tình yêu, nhƣng không phải tình yêu

Phương thức vượt thoát thực tại trong Thơ Mới Việt Nam 1932 - 1945

nam nữ. Những bài thơ tình của ông êm tai nhƣng đều rất nhạt nhẽo. Nhƣng những bài thơ về “Tình Trai” (tên một bài thơ của Xuân Diệu) lại rất gợi cảm. Bài thơ “Ngủ chung” của Huy Cận có thể đƣợc coi là bài thơ hiếm hoi ẩn ý về mối quan hệ đồng tính:

“Ôi rét! Đêm nay mấy học trò Ngủ chung giƣờng hẹp, trốn bơ vơ. - Có hồn vạn thuở buồn đơn chiếc Có lẽ đêm nay cũng ngủ nhờ. …

Nệm là hơi thở, da: chăn ấm,

Xƣơng cọ vào xƣơng bớt nỗi hàn ?”

Tôn giáo và thơ ca có mối quan hệ khá chặt chẽ trong tiến trình lịch sử của nhân loại. Thế giới tinh thần của con ngƣời rất phong phú phức tạp và kỳ diệu, có phần sáng tỏ, có phần linh thiêng huyền bí. Con ngƣời ở thời đại nào cũng có đời sống tâm linh. Đó là thế giới thiêng liêng, cao cả mà con ngƣời hƣớng tới, là niềm tin thiêng liêng mà con ngƣời tìm đến để làm điểm tựa tinh thần vƣơn tới cái cao cả. Thơ ca là tiếng nói tinh thần của con ngƣời, là khát vọng của con ngƣời vƣơn tới cái đẹp, cái cao cả nên có sự tác động qua lại giữa thơ và tôn giáo là điều dễ hiểu.

Có thể thấy, chi phối xuyên suốt Thơ Mới là quan niệm “nghệ thuật vị nghệ thuật”. Mà Thế Lữ là “kẻ cầm đầu”:

Tôi chỉ là một khách tình si

Ham vẻ Đẹp có muôn hình, muôn thể. Mƣợn lấy bút nàng Ly Tao tôi vẽ, Và mƣợn cây đàn ngàn phím, tôi ca …

Phương thức vượt thoát thực tại trong Thơ Mới Việt Nam 1932 - 1945

Với Nàng Thơ, tôi có bút muôn mầu: Tôi muốn làm nhà nghệ sĩ nhiệm mầu: Lấy thanh sắc trần gian làm tài liệu. (Cây đàn muôn điệu)

Thế Lữ có một vùng hiện thực nhƣ là đối tƣợng hƣớng tới trực tiếp, thƣờng xuyên của riêng ông: nghệ thuật và cái đẹp. Nhiều bài thơ của Thế Lữ chỉ tập trung nói đến cái đẹp hoặc nghệ thuật - một biểu hiện cao của cái đẹp: Hái hoa, Bông hoa rừng, Vẻ đẹp thoáng qua, Hồ xuân và thiếu nữ, Nhan sắc, Mƣa hoa…

Nhẹ nhàng, em hái đóa hồng tƣơi, Dƣới vẻ xuân chào buổi sớm mai, Trong lúc chim xuân mừng nắng mới Nhuốm đào sắc trắng khóm hoa mai (Hái hoa)

Đến Xuân Diệu, điều đó đã trở thành “tuyên ngôn” bất hủ. Thơ ca, nghệ thuật trở thành nơi tạo nên sự đồng cảm chia sẻ, nhƣ một diễn đàn để ngƣời nghệ sĩ tìm thấy sự đồng điệu giữa bạn thơ với bạn đời.

Là thi sĩ, nghĩa là ru với gió

Mơ theo trăng, và vơ vẩn cùng mây, Để linh hồn ràng buộc bởi muôn dây, Hay chia sẻ bởi trăm tình yêu mến. (Cảm xúc)

Trong quan niệm thơ của mình, Hàn Mặc Tử cũng đã viết: “Trí đã phát tiết hết tinh lực của hồn, của máu, bằng những câu thơ ngất đi vì khoái lạc. Chỗ ấy hơi đồng nhất quan niệm với Bô. Trí nói hơi đồng thôi, vì trong khi làm thơ, Trí đã tận hƣởng phong vị của nhạc, của họa, của trăng, của gái một

Phương thức vượt thoát thực tại trong Thơ Mới Việt Nam 1932 - 1945

cách vô tội”. Nếu Baudelaire cho “thơ chỉ là thơ” “không thể dung hòa khoa học hay luân lí”, “không thể lấy chân lí làm chủ đích đƣợc”, thì với Hàn Mặc Tử, “sở dĩ thơ văn đƣợc phong phú dồi dào phát triển hết cả anh hoa huyền bí và vƣợt lên những tầng biên giới tân kỳ mới lạ cũng nhờ khoa họa điểm xuyết. Còn luân lí tiêu chuẩn cho văn thơ, không có nó thì thơ văn chẳng ra cái mùi mẫn gì cả. Nếu để thơ văn tồn tại một mình, thơ sẽ lạc lẽo vô duyên, không có phong vị gì” - “văn thơ không phải bởi không mà có”.

Hàn Mặc Tử cho thơ từ “cõi tâm linh” thoát ra ngoài, mãnh liệt cuồn say, thơ “từ nội tâm vọt ra mà bay lên”, là “tiếng kêu rên thảm thiết của một linh hồn thƣơng nhớ ao ƣớc trở lại Trời, nơi đã sống ngàn kiếp vô thủy vô chung với những hạnh phúc bất tuyệt”. Với ông thế giới tâm linh ấy “vô cùng, vô tận, vô ảnh, vô hình”, cho nên, vƣờn thơ ông “rộng rinh vô bờ bến”.

Xuân gấm đầu tiên giữa cõi đời Mùi thơm ngây dại sóng con ngƣơi Hay hoan hô lời cao nhƣ sấm: -Vạn tuế, bay ơi! Nắng rợm trời! (Xuân đầu tiên)

Thơ cần có nhạc và họa:

Ta sống mãi cùng trăng sao gấm vóc,

Trong nắng thơm, trong tiếng nhạc thần bay (Trường thọ)

Thơ cần lãng mạn và siêu thoát: Thơ bay rồi thơ bay…

Mau gò giai âm lại Sớt bớt nghĩa đang say (Điềm lạ)

Phương thức vượt thoát thực tại trong Thơ Mới Việt Nam 1932 - 1945

Nhà phê bình Trần Thanh Mai cho rằng: “hơn hết cả thi hào trên thế giới, Hàn Mặc Tử phóng thoát cái bản năng loài ngƣời để mà ăn nhập vào với vũ trụ, để biến thành một hiện tƣợng của vũ trụ”.

Với quan niệm về thơ nhƣ thế, Hàn Mặc Tử cũng khẳng định thi sĩ “không phải là ngƣời thƣờng mà là “ngƣời thơ phong vận nhƣ thơ ấy” ngoài “thiên thần và loài ngƣời ta, Đức Chúa Trời cho ra đời một loài thứ ba nữa: loài thi sĩ - loài này là những bông hoa rất quý và rất hiếm, sinh ra đời với một sứ mệnh thiên liêng: phải biết tận hƣởng những công trình châu báu của Đức Chúa Trời đã gây nên, ca ngợi quyền phép của Ngƣời và trút vào linh hồn Ngƣời là những nguồn khoái lạc đê mê, nhƣng rất thơm tho, rất ngoan sạch”, “phải đi khơi mạch thơ ở Đức Chúa Trời”. Với Hàn Mặc Tử, “ngƣời” thơ là ngƣời sung sƣớng nhất bởi có năng lực sáng tạo, sự tinh nhạy, niềm si mê hơn ngƣời khác trong cảm nhận thể giới, dù thế giới đó có là sung sƣớng hay khổ đau. Và vì thế, “ngƣời thơ” đã là sứ giả của trời và đất, là chất kết dính, là đƣờng dây nối liền mối liên hệ giữa Đức Chúa Trời với thiên hạ. Có lẽ, thi sĩ đã đi đến tận cùng cõi sâu nhất trong tâm hồn của của một kẻ say đời và đau đời!

* * *

Tiểu kết chƣơng 2

Chƣơng 2 đã chỉ ra và phân tích cụ thể các phƣơng thức vƣợt thoát thực tại trong Thơ Mới 1932 - 1945: Lí tƣởng hóa quá khứ, lí tƣởng hóa tình yêu, lí tƣởng hóa thiên nhiên, lí tƣởng hóa tôn giáo và nghệ thuật… Thông qua đó để thấy đƣợc một sự tiếp nối từ truyền thống đồng thời cũng là sự chuyển mình vƣợt thoát khỏi quan niệm truyền thống, đi đến khẳng định cá tính sáng tạo độc đáo không thể lẫn với bất cứ ai mà phù hợp với thời đại của cái tôi Thơ Mới. Cái tôi trong Thơ Mới đã khẳng định đƣợc bản thân bằng sự sáng tạo

Phương thức vượt thoát thực tại trong Thơ Mới Việt Nam 1932 - 1945

không ngừng cho nghệ thuật, mang lại nhiều âm hƣởng, thi pháp, nội dung đặc sắc và cuốn hút. Khẳng định vai trò của con ngƣời trong thi ca. Thơ Mới đã khẳng định đƣợc vai trò của mình, và vai trò đó chƣa bao giờ cũ, chƣa bao giờ suy chuyển hôm nay cho đến mai sau.

Tuy nhiên không tránh khỏi những hạn chế do đặc trƣng của thời đại, cũng cần phải suy nghĩ tới những mặt tiêu cực của các nhà thơ Mới: Thơ Mới đã ngày càng đi sâu vào thế giới nội tâm, vào cái tôi chủ quan, cá nhân chủ nghĩa. Đó là đặc điểm chung trong thủ pháp miêu tả của chủ nghĩa lãng mạn. Biêlinxki từng nói: “Chủ nghĩa lãng mạn, đó là thế giới nội tâm của con ngƣời, thế giới của tâm hồn và trái tim, thế giới của những cảm giác và niềm tin, thế giới của những khát vọng vƣơn đến cái vĩnh cửu, thế giới của những ảo ảnh và chiêm nghiệm bí mật, thế giới của những lí tƣởng thần thánh… Ở đó tất cả những cảm giác và tình cảm bắt đầu chín muồi một cách vô hình. Ở đó không ngừng vang lên những vấn đề thế giới vĩnh hằng, về những cái chết,

Một phần của tài liệu PHƯƠNG THỨC VƯỢT THOÁT THỰC TẠI TRONG THƠ MỚI VIỆT NAM 1932-1945 (Trang 62 -62 )

×