Thời gian hoài cổ

Một phần của tài liệu Phương thức vượt thoát thực tại trong thơ mới Việt Nam 1932-1945 (Trang 103)

Trong sáng tác nghệ thuật, thời gian là thời gian vũ trụ đã bị đồng hóa và khúc xạ qua lăng kính chủ quan và tâm trạng ngƣời nghệ sĩ. Đồng thời, thời gian cũng đƣợc xem nhƣ một phƣơng diện nghệ thuật cần thiết để tái hiện đời sống và cấu trúc tác phẩm nghệ thuật trên các chiều của nó. Thời gian cũng là lối thoát mà các nhà lãng mạn tìm đến, có thể vƣợt thoát thực tại để hƣớng tới một tƣơng lai tốt đẹp nhƣ mong ƣớc, có thể lại là sự trở lại với quá khứ, hoài cổ. Ở đây, họ “lí tƣởng hóa quá khứ trung cổ với các xu hƣớng khác nhau, thấy ở đó hoặc thuở xƣa êm dịu, thời hoàng kim của chế độ phong kiến phân quyền, hoặc những cá tính mãnh liệt, cao thƣợng, chƣa bị quan hệ tiền bạc làm thấp kém, ti tiện đi” [14;56].

Phương thức vượt thoát thực tại trong Thơ Mới Việt Nam 1932 - 1945

Trong Thơ Mới, khuynh hƣớng quay về quá khứ, tâm thế hoài cổ đƣợc thể hiện rõ nét, nó nhƣ một sự vƣợt thoát khỏi âm bản của cuộc sống hiện tại (những điều đã qua, diễn ra trong quá khứ, nhƣng dƣ âm của nó còn vọng lại trong cuộc sống hiện tại). Nguyễn Nhƣợc Pháp quay lại thời cổ xƣa, viết lại những câu chuyện cổ với những: Tay ngà, Giếng Mỵ Châu, Mỵ Châu Trọng Thủy, Nguyễn Thị Kim khóc Lê Chiêu Thống, Sơn Tinh Thủy Tinh…

Ta ngồi bên tảng đá Mơ lều chiếu ngày xƣa Mơ quan Nghè, quan Thám Đi có cờ lọng đƣa

(Tay ngà)

Vũ Đình Liên là một hồn thơ độc đáo và là nhà thơ điển hình cho sự hoài cổ đó. Hoài Thanh viết trong Thi nhân Việt Nam: “Trong làng Thơ Mới, Vũ Đình Liên là một ngƣời cũ. Từ khi phong trào Thơ Mới ra đời, ta thấy có thơ Vũ Đình Liên trên các báo… hai nguồn thi cảm chính của ngƣời là lòng thƣơng ngƣời và tình hoài cổ… Có lần hai nguồn cảm hứng ấy đã gặp nhau và để lại cho chúng ta một bài thơ kiệt tác: Ông đồ… Ít khi có một bài thơ bình dị mà cảm động nhƣ vậy. Tôi tƣởng nhƣ đọc lời sám hối của cả bọn thanh niên chúng ta đối với lớp ngƣời đƣơng đi về cõi chết… Theo đuổi nghề văn mà làm đƣợc một bài thơ nhƣ thế cũng đủ. Nghĩa là đủ để lƣu danh, đủ với ngƣời đời. Còn riêng đối với thi nhân thực chƣa đủ. Tôi thấy Vũ Đình Liên còn bao điều muốn nói, cần nói mà nghẹn ngào không nói đƣợc”. Mỗi dịp tết đến xuân về, ngƣời Việt xƣa thƣờng có thói quen xin chữ để gửi gắm những mong ƣớc, khát vọng cho năm mới. Đó là chữ nho, thứ chữ tƣợng hình giàu ý nghĩa. Học, hiểu đƣợc chữ nho đã khó, viết đƣợc cho thật đẹp lại càng khó hơn. Ngƣời có hoa tay, viết chữ mà tƣởng nhƣ vẽ bức tranh. Đầu thế kỉ 20, trên các phố phƣờng Hà Nội còn lƣu giữa lại hình ảnh

Phương thức vượt thoát thực tại trong Thơ Mới Việt Nam 1932 - 1945

những cụ đồ nho cặm cụi đậm tô từng nét chữ “tròn, vuông tƣơi tắn” (chữ dùng của Nguyễn Tuân) trên giấy điều để bán cho dân Hà Thành đón Tết. Hình ảnh ấy đã in sâu vào tâm trí Vũ Đình Liên và hiện hình thành bức tranh thơ giản dị mà sinh động:

Mỗi năm hoa đào nở Lại thấy ông đồ già Bày mực tàu giấy đỏ Trên phố đông ngƣời qua

Ở đó là những hình ảnh, ấn tƣợng đã hằn sâu trong kí ức của chàng thanh niên còn rất trẻ. Là sự tuần hoàn của hoa đào, của ông đồ, của mực tàu, giấy đỏ tạo nên một nét riêng thiêng liêng của không gian văn hoá dân tộc khi Tết đến, xuân về. Nhƣng ta không khỏi chạnh lòng trƣớc cảnh ông đồ phải sống lay lắt trên con đƣờng mƣu sinh của mình. Vẻ già nua đáng thƣơng hay là đạo học sắp suy tàn? Trớ trêu thay, nơi ông có thể níu giữ vẻ đẹp văn hoá, nơi ông có thể kiếm sống lại là “bên phố đông ngƣời qua”. Hình bóng lẻ loi, cô độc của con ngƣời nhƣ bất lực trƣớc hiện thực phũ phàng. Trong dòng đời hối hả trôi, hiện lên hình ảnh ông đồ đang gò trên từng con chữ tài năng và tâm huyết của một đời ngƣời ngay giữa chợ đời:

Bao nhiêu ngƣời thuê viết Tấm tắc ngợi khen tài Hoa tay thảo những nét Nhƣ phƣợng múa rồng bay.

Đó là dƣ vang của một thời, nhƣng cũng là hình ảnh đáng buồn trong sự chống chọi vô vọng, nhƣ một ánh nắng cuối ngày rực rỡ, bùng lên khi ngày đã sắp tàn. Cái cảnh xúm xít, chen lấn để mua một câu đối, một đôi chữ Nho mới đau đớn làm sao. Trong từng ngƣời ấy, có ai thật sự cảm thấy xót xa cho

Phương thức vượt thoát thực tại trong Thơ Mới Việt Nam 1932 - 1945

sự xuống cấp thảm hại của chữ Thánh Hiền - một giá trị tinh thần đƣợc đặt xuống ngang hàng với giá trị vật chất?

Dẫu rằng sự hiện hữu của ông đồ góp thêm nét đẹp truyền thống ấm cúng, trang trọng cho ngày Tết và nét chữ “nhƣ phƣợng múa rồng bay” kia cố níu kéo lấy chút thể diện cuối cùng, đƣợc mọi ngƣời thán phục, ngƣỡng mộ nhƣng tránh sao khỏi cảm giác bẽ bàng, sƣợng sùng? Nhƣng cái danh dự còn sót lại nhỏ nhoi ấy cũng đâu tồn tại mãi, nó vẫn bị thời gian khắc nghiệt vùi lấp không thƣơng tiếc:

Nhƣng mỗi năm mỗi vắng Ngƣời thuê viết nay đâu Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầu.

Khổ thơ là một sự hụt hẫng trong ánh mắt kiếm tìm: “Ngƣời thuê viết nay đâu?”, là nhịp thời gian khắc khoải đến đau lòng: “mỗi năm mỗi vắng”. Sự tàn lụi của nền văn hoá Nho học là một điều tất yếu, cái mới sẽ thay thế cái cũ, ánh hào quang nào trƣớc sau cũng dần một tắt, bị lãng quên, thờ ơ trong dòng đời vất vả với những kế mƣu sinh, nhƣng hiện thực phũ phàng cũng khiến cho lớp hậu sinh nhƣ Vũ Đình Liên không khỏi ái ngại, tiếc thƣơng khi trƣớc mặt mình là một cảnh vật hoang vắng, đƣợm buồn. Trong sắc phai bẽ bàng của giấy, sự kết đọng lạnh lòng của mực tự thân nó đã dâng lên một nỗi buồn tủi. Là ngoại cảnh nhƣng cũng là tâm cảnh, một nỗi buồn thắm thía, khiến cho những vật vô tri vô giác cũng nhuốm sầu nhƣ chủ nhân của chúng “một mình mình biết, một mình mình buồn”, “trĩu nặng những ƣu tƣ, xót xa trƣớc thời thế đổi thay”. Và càng đáng buồn hơn, đến khổ thơ thứ tƣ thì còn lại cái hình ảnh của ông đồ lặng lẽ, cô đơn giữa quang cảnh lạnh lẽo:

Ông đồ vẫn ngồi đấy Qua đƣờng không ai hay

Phương thức vượt thoát thực tại trong Thơ Mới Việt Nam 1932 - 1945

Lá vàng rơi trên giấy Ngoài trời mƣa bụi bay.

Bằng hi vọng mong manh còn lại, chút gắng gỏi vì miếng cơm manh áo, ông đồ vẫn kiên nhẫn ngồi đợi. Nhƣng đáp lại sự đợi chờ vô vọng đó là những dáng tấp nập qua lại của mọi ngƣời, hờ hững, quên đi sự hiện diện của ông. Giữa cái ồn ào, náo động xung quanh là bóng dáng cô độc của ông đồ. Sự đối lập giữa ông đồ và cuộc sống tất bật khiến nhà thơ ngậm ngùi thƣơng cảm. Giữa không gian đông ngƣời ấy, ông đồ vẫn ngồi, bóng dáng trầm tƣ có khác chăng Nguyễn Khuyến trƣớc kia “tựa gối ôm cần lâu chẳng đƣợc”. Từng đợt lá vàng rơi xuống đƣờng, rơi trên giấy cùng ánh mắt thẫn thờ nhƣ ngơ ngác trông ra màn mƣa bụi mịt mờ thật ám ảnh, khiến cho con ngƣời dâng lên bao nỗi xót xa, đánh động vào lƣơng tri của mỗi ngƣời. Không gian hoang vắng đến thê lƣơng. Bất chợt tôi lại nghĩ đến câu thơ của Yến Lan trong Bến My Lăng: “Trăng thì đầy rơi vàng trên mặt sách”. “Lá vàng rơi trên giấy” cũng gợi ra cái không gian thấm đẫm nỗi buồn. “lá vàng rơi”, cũng nhƣ số phận hẩm hiu của ông đồ đã đến hồi kết thúc:

Năm nay đào lại nở Không thấy ông đồ xƣa Những ngƣời muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ?

Thực sự đến giờ bài thơ “chứa đựng cả một hệ vấn đề: bi kịch của sự gặp gỡ Đông và Tây, sự suy vong và cáo chung của một thời đại, sự biến mất vĩnh viễn của một lớp ngƣời”. Vòng tuần hoàn của đất trời vẫn tiếp tục, nhƣng bóng dáng của ônd đồ không còn nữa. Cảnh đấy, còn ngƣời ở đâu? Hoa đào kia nhƣ một biểu tƣợng của dòng thời gian, của tạo hoá. Cái còn, cái mất ám ảnh trong tâm trí mọi ngƣời. Ở đó là một niềm nhớ thƣơng vời vợi:

Phương thức vượt thoát thực tại trong Thơ Mới Việt Nam 1932 - 1945

Hồn ở đâu bây giờ?

Khi bóng dáng ông đồ không còn, liệu nét chữ - “hồn” của ông - còn chăng? Những tinh hoa của giá trị tinh thần đã hoàn toàn mất hẳn? “Những ngƣời muôn năm cũ” là ông đồ, là ngƣời thuê viết hay chính là thế hệ của lớp ngƣời mới trong đó có chính nhà thơ? Dẫu là ai, câu thơ vẫn gợi lên một niềm ray rứt, ngậm ngùi. Mạch đồng cảm của ngƣời xƣa và ngƣời nay đƣợc nối liền: Sự chán ngán cùng cực của ông đồ và nỗi lòng ân hận, tiếc nuối của lớp hậu sinh đã vô tình lãng quên thế hệ cha ông.

Hỏi để đánh thức dậy trong tiềm thức sâu xa của mỗi ngƣời dân Việt những nỗi niềm vọng tƣởng, đánh thức dậy nỗi ân hận, day dứt nhƣng cũng đồng thời nhắc nhở mọi ngƣời đừng quên lãng đi quá khứ, lãng quên đi lòng yêu nƣớc và văn hoá dân tộc. Bởi lẽ, đó cũng là hồn nƣớc, hồn thiêng sông núi, là quốc hồn quốc tuý. Đánh mất đi hồn dân tộc có khác chi là mất nƣớc?

Bài thơ hơn hết là nỗi sợ thời gian, thời gian trôi đi cái gì còn cái gì mất, qua đó cũng thể hiện nỗi niềm hoài cổ, nuối tiếc thời gian đã mất. Để các nhà Thơ Mới, thi thoảng lại giật mình và đi tìm… “hồn ở đâu bây giờ”.

*

* *

Tiểu kết chƣơng 3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phƣơng thức vƣợt thoát thực tại trong Thơ Mới 1932 - 1945 không chỉ biểu hiện trong sự vận động của cái tôi trữ tình, đó còn là sự vận động của hình thức biểu hiện, ở mặt sáng tạo nghệ thuật. Cảm hứng vƣợt thoát ở đây đã chi phối đến phƣơng thức biểu hiện về mặt nghệ thuật trong sáng tạo của các nhà Thơ Mới; là cơ sở hình thành, sáng tạo các hình tƣợng nghệ thuật. Đó là sự vƣợt thoát trong ngôn ngữ thơ, trong thể thơ và trong không gian - thời gian nghệ thuật. Các nhà Thơ Mới không chỉ chân thật với những suy nghĩ, cảm xúc của mình mà họ còn lựa chọn những cách thức, làm mới những

Phương thức vượt thoát thực tại trong Thơ Mới Việt Nam 1932 - 1945

phƣơng tiện để thể hiện. Họ rất có ý thức sử dụng thể loại thơ, ngôn ngữ thơ cũng nhƣ những hình thức nghệ thuật để bộc lộ nội dung.

Tìm hiểu phƣơng thức vƣợt thoát thực tại trong sự vận động của hình thức biểu hiện, luận văn cho thấy sự chuyển biến từ thi học truyền thống sang đến Thơ Mới. Thấy đƣợc sự vƣợt thoát khỏi thi học truyền thống từ thể thơ, ngôn ngữ thơ cho tới nghệ thuật sử dụng không gian, thời gian trong sáng tạo của các tác giả Thơ Mới. Thể thơ không còn bị phong tỏa bởi những niêm luật, hiệp vần, bằng trắc nữa mà thay vào đó là thể thơ tự do, và những biến thể để thi si thỏa sức bộc lộ cảm xúc và sáng tạo. Với việc ra đời chữ quốc ngữ, bên cạnh sự tiếp thu từ trong truyền thống còn là sự tiếp nhận những ảnh hƣởng từ phƣơng Tây, ngôn ngữ thơ đến Thơ Mới đã đƣợc làm phong phú hơn, giầu hình ảnh, nhạc điệu, ngôn ngữ đa nghĩa và mang tính tự do, phá cách hơn. Không gian và thời gian ở đây đã không còn nằm trong quy phạm, trong tuyến tính nhƣ trƣớc nữa, mà nhuốm vào đó là sắc thái riêng của cá nhân, của chủ thể sáng tạo, mang tâm thế làm chủ của cái tôi trữ tình; cho thấy một sự mở rộng biên độ. Không gian và thời gian không còn mang cái nghĩa nhƣ bản thân nó vốn là nữa, mà nó đã trở thành nơi trú ẩn, nơi để hồn thơ thăng hoa và phá cách.

Phương thức vượt thoát thực tại trong Thơ Mới Việt Nam 1932 - 1945

KẾT LUẬN

Phong trào Thơ Mới là một hiện tƣợng độc đáo trong tiến trình phát triển của thơ ca dân tộc. Ra đời trong giai đoạn đất nƣớc diễn ra nhiều biến động về lịch sử, văn hóa, xã hội… cho đến nay, Thơ Mới đã đƣợc nhìn nhận và xem xét dƣới nhiều góc độ. Từ phƣơng pháp ấn tƣợng, phƣơng pháp xã hội học, thống kê, phong cách học… cũng nhƣ việc truy tìm những nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến sự ra đời của phong trào Thơ Mới đã định ra những nét kế thừa và đổi mới của Thơ Mới cũng nhƣ khẳng định giá trị mà Thơ Mới đem lại cho thơ ca Việt Nam và sự phát triển của nền Văn học Việt Nam. Với việc vận dụng các phƣơng pháp nghiên cứu cũng nhƣ tiếp nhận từ các kết quả nghiên cứu trƣớc đó, chúng tôi chỉ ra sự ra đời và phát triển của phong trào Thơ Mới gắn liền với sự nhận thức về ý thức cá nhân, tự do cá nhân. Từ những nhận thức này kéo theo những khát vọng, mong muốn đổi thay của ngƣời nghệ sĩ, không chỉ trong nội tại mỗi nghệ sĩ, trong nội dung sáng tạo mà cả trong hình thức biểu hiện. Đây là yếu tố quan trọng nhất để phát huy cá tính sáng tạo của các nhà thơ, tạo nên một sự bùng nổ về cá tính sáng tạo của cả một thời đại thi ca. Và đây cũng chính là cơ sở tạo nên một sự đa dạng trong phong cách sáng tạo của các nhà thơ trong phong trào Thơ Mới. Những kết quả từ sự vận động, biến đổi này góp phần quan trọng trong tiến trình hiện đại hóa thi ca dân tộc.

Thơ Mới đã tạo nguồn cảm hứng sâu xa trong lòng ngƣời đọc vì đã chạm đến miền đất sâu kín, tâm linh của ngƣời Việt; là sản phẩm tinh thần của con ngƣời. Cảm hứng vƣợt thoát thực tại với những phƣơng thức biểu hiện của nó trong Thơ Mới, đã góp phần hình thành nên hệ thống chủ đề, đề tài, làm phong phú thêm các phƣơng tiện diễn đạt, đƣa dấu ấn cá nhân nhà thơ vào thơ, cũng nhƣ làm tăng thêm sự hấp dẫn trong mỗi cá tính sáng tạo. Thơ Mới đã phá vỡ tính quy phạm, ƣớc lệ, tính phi ngã trong lĩnh vực sáng tạo văn

Phương thức vượt thoát thực tại trong Thơ Mới Việt Nam 1932 - 1945

học vốn là những nguyên lí khắc nghiệt trong thơ ca trung đại, vƣợt thoát khỏi nó và hƣớng đến những vấn đề đời thƣờng, những khát vọng tự do, đa dạng trong cuộc sống.

Phƣơng thức vƣợt thoát thực tại ở đây đƣợc tìm hiểu dƣới góc độ của sự vận động của cái tôi trữ tình và sự vận động của hình thức biểu hiện nhƣ là phƣơng tiện nghệ sĩ lựa chọn để biểu hiện các phƣơng thức vƣợt thoát thực tại. Tiến trình nào cũng có sự khởi đầu và kết thúc. Sự khởi đầu của Thơ Mới là do hoàn cảnh lịch sử, thì sự kết thúc của Thơ Mới cũng do hoàn cảnh lịch sử. Thời thế thay đổi thì cái tôi cũng phải thay đổi cho phù hợp với thời thế. Sự chuyển biến từ Văn học dân gian (văn học truyền miệng) tới Văn học Trung đại (văn học viết), và tới phong trào Thơ Mới (văn học của cái tôi) tƣơng đƣơng với - cộng đồng - cái ta - cái tôi, là sự chuyển biến tất yếu và tạo đƣợc dấu ấn trong nền Văn học. Thơ Mới đã tạo dựng đƣợc các tinh tú: Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Bích Khê, … với sự khẳng định cái tôi cá nhân, cái tôi làm chủ cảm xúc mà từ trƣớc chƣa hề có. Sự vận động

Một phần của tài liệu Phương thức vượt thoát thực tại trong thơ mới Việt Nam 1932-1945 (Trang 103)