LƯỢNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN CỦA NHTM.
4.1.Khái niệm.
Hoạt động tín dụng của ngân hàng không chỉ ảnh hưởng đến bản thân ngân hàng mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến trạng thái của nền kinh tế. Bởi vì ngân hàng giống như một doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, đó là một lĩnh vực rất nhạy cảm và
rủi ro rất cao. Trong các nghiệp vụ của ngân hàng thì có lẽ tín dụng là một nghiệp mang lại phần lớn doanh lợi cho ngân hàng nhưng cũng là nơi ẩn chứa nhiều rủi ro nhất. Ngay cả khi khoản vay có tài sản thế chấp, cầm cố thì rủi ro vẫn xảy ra với tỷ lệ cao khoảng 50%(theo uỷ ban Bale quốc tế). Sẽ là sai lầm nếu quan niệm cho vay có tài cầm cố thế chấp, nhưng không quá tỷ lệ quy định là an toàn nhất, trong khi đó kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và khả năng tài chính của khách hàng mới là quan trọng nhất đảm bảo khả năng trả nợ của khách hàng.
Chất lượng tín dụng được nhìn nhận từ các giác độ:
Chất lượng tín dụng được xét dưới giác độ doanh nghiệp: Do nhu cầu vốn vay được đáp ứng để doanh nghiệp thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh bù đắp được chi phí sản xuất, trả nợ ngân hàng và có lãi nên chất lượng tín dụng ngân hàng đứng trên góc độ doanh nghiệp chỉ đơn giản là thoả mãn nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp và làm cho đồng vốn sử dụng có hiệu quả.
Xét dưới giác độ ngân hàng: Chất lượng tín dụng thể hiện ở phạm vi, mức độ, giới hạn tín dụng phải phù hợp với khả năng, thực lực theo hướng tích cực của bản thân ngân hàng và đảm bảo khả năng cạnh tranh trên thị trường đảm bảo nguyên tắc hoàn trả đúng hạn và có lãi. Khi cho vay ngân hàng phải thực hiện theo pháp lệnh ngân hàng và các văn bản chế độ hiện hành của nghành. Xác định đối tượng cho vay và them định kỹ khách hàng trước khi cho vay, nắm bắt thông tin và hiểu được tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính và mục đích sử dụng vốn vay, cơ sở hoàn trả vốn vay để đảm bảo món vay được hoàn trả cả gốc và lãi đúng kỳ hạn, hạn chế mức thấp nhất khả năng rủi ro có thể xảy ra, đây là nguyên tắc cơ bản nhất đối với ngân hàng.
Chất lượng tín dụng xét từ giác độ nền kinh tế -xã hội: Tín dụng ngân hàng trong những năm gần đây phản ánh rỏ rệt sự năng động của nền kinh tế khi chuyển sang nền kinh tế thị trường. Tín dụng ngân hàng phải huy động mức tối đa vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế xã hội để cung ứng cho các doanh nghiệp, hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển. Tín dụng đầu tư cho nền kinh tế tạo ra sản phẩm chất lượng cao, giá thành hạ làm tăng thêm sản phẩm cho xã hội, tạo thêm việc làm cho người cho người lao động, góp phần tăng trưởng kinh tế và khai thác mọi khả năng tiềm tàng, tích tụ vốn nhàn rỗi trong nước, tranh thủ vốn vay nước ngoài có lợi cho kinh tế phát triển.
Chất lượng tín dụng thể hiện ở tính an toàn cao của hệ thống ngân hàng. Tín dụng ngân hàng đảm bảo được chất lượng thì khả năng thanh toán chi trả cao, tránh được rủi ro hệ thống. Nâng cao chất lượng tín dụng làm cho hệ thống ngân hàng lớn mạnh, đáp ứng yêu cầu quản lý vĩ mô, thúc đẩy nền kinh tế phát triển hoà nhập với thế giới.
Qua đó ta có thể rút ra rằng:
• Chất lượng tín dụng là một khái niệm vừa cụ thể(thể hiện qua các chỉ tiêu tính toán được), vừa trìu tượng(thể hiện qua khả năng thu hút khách hàng, tác động đến nền kinh tế..). Chất lượng tín dụng chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố chủ quan(khả năng quản lý, trình độ cán bộ, sự tuân thủ quy trình nghiệp vụ..)và khách quan(sự thay đổi của môi trường kinh tế, do chủ quan của khách hàng..)
• Chất lượng tín dụng là một chỉ tiêu tổng hợp, nó phản ánh mức độ thích nghi của NHTM với sự thay đổi của môi trường bên ngoài, nó thể hiện sức cạnh tranh của một ngân hàng trong môi trường hoạt động.
• Chất lượng tín dụng được xác định qua nhiều yếu tố như: Thu hút được nhiều khách hàng tốt, cho vay được nhiều, thủ tục đơn giản, mức độ an toàn của vốn tín dụng..
• Chất lượng tín dụng không phải tự nhiên mà có, nó là kết quả của một quy trình kết hợp giữa các con người trong một tổ chức; giữa các tổ chức với nhau vì một mục đích chung: An toàn, hiệu quả và khả năng cạnh tranh với các khoản tín dụng.
Như vậy, chất lượng tín được hình thành và bảo đảm từ hai phía là ngân hàng và yếu tố bên ngoài. Để tránh rủi ro và thu được lợi nhuận trong hoạt động tín dụng, không có cách nào khác là ngân hàng phải nâng cao chất lượng tín dụng của mình.
4.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng.
Xu hướng cho vay cho thấy rằng cơ hội cho vay của các ngân hàng đối với các khách hàng có rủi ro thấp đã giảm. Các giấy tờ thương mại, chứng khoán và cạnh tranh phi ngân hàng đã đẩy ngân hàng sang các loại khách hàng có độ rủi ro cao hơn thay thế những khách hàng truyền thống. Ví dụ: những người vay là doanh nghiệp lớn và ổn định đã từng có quan hệ trong danh mục cho vay của ngân hàng đã chuyển sang các
nguồn thị trường mở như thị trường như thị giấy tờ thương mại và trái phiếu nhằm giảm chi phí giao dịch của họ. Các ngân hàng đã tìm cách thay thế đối tượng khách hàng này bằng những khách hàng vay nhỏ và kém ổn định hơn. Như vậy, do các khoản mục cho vay ngày càng ngày càng có độ rủi ro cao hơn và không ổn định do tính chất cạnh cao và không ổn định của nền kinh tế. Do vậy việc đánh giá chất lượng tín dụng đối với một ngân hàng là hết sức quan trọng. Bởi chất lượng tín dụng biểu hiện khả năng hoạt động của ngân hàng tốt hay xấu, làm cơ sở để để đánh giá ngân hàng. Mặt khác, việc đánh giá chất lượng tín dụng cũng giúp cho ngân hàng có những thay đổi hợp lý, điều chỉnh hoạt động để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Việc nâng cao chất lượng tín dụng không những làm cho ngân hàng tăng thu nhập mà còn giúp ngân hàng được an toàn. Phương pháp đánh giá chất lượng tín dụng mang tính khoa học, nó vừa cụ thể vừa trừu tượng nên để đánh giá chất lượng tín dụng người ta dựa vào 2 hệ thống chỉ tiêu: Chỉ tiêu định lượng và chỉ tiêu định tính.
4.2.1. Nhóm chỉ tiêu định lượng
- Chỉ tiêu nợ quá hạn: Nợ quá hạn là những khoản cho vay đến hạn mà khách hàng không trả được số tiền trong hợp đồng tín dụng và tiền lãi của số tiền đó và không được ngân hàng gia hạn. Số tiền này ngân hàng chuyển thành nợ quá hạn và áp dụng lãi suất quá hạn đối với những khoản nợ này(cao hơn lãi suất thông thường). Đây là những khoản những khoản nợ có độ rủi ro cao và ngân hàng có khả mất vốn. Để đánh giá chất lượng tín dụng trên cơ sở nợ quá hạn, người ta người ta thường thông qua tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ đầu tư rủi ro:
Tỷ lệ nợ quá hạn
ngắn hạn =
Tổng dư nợ quá hạn ngắn hạn