Lập kế hoạch mua hàng của công ty

Một phần của tài liệu luận văn quản trị marketing Giải pháp nhằm đầy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm máy móc, phụ tùng nông công nghiệp của Công ty TNHH VT và TM Nhật Thiên Hương (Trang 28)

- Những ý kiến đề xuất của khách hàng:

2.2.3Lập kế hoạch mua hàng của công ty

Kế hoạch mua sắm của doanh nghiệp thực chất là sự tổng hợp những tài liệu tính toán kế hoạch. Nó là một hệ thống các biểu tổng hợp nhu cầu hàng hóa và một hệ thống các biểu cân đối. Nhiệm vụ chủ yếu của nó là bảo đảm hàng hóa cho kế hoạch bán hàng. Muốn vậy kế hoạch mua sắm phải xác định cho được lượng hàng cần thiết phải có trong kỳ kế hoạch cả về số lượng, chất lượng và thời gian.

Kế hoạch mua sắm của doanh nghiệp rất phức tạp. Tính chất phức tạp thể hiện ở trong kế hoạch có rất nhiều lọai hàng hóa với quy cách và chất lượng, chủng loại rất khác nhau với khối lượng mua sắm rất khác nhau.

Bên cạnh việc xác đinh lượng hàng hóa cần mua, còn phải xác định rõ nguồn hàng để thỏa mãn các nhu cầu của doanh nghiệp. nguồn hàng mà Công ty TNHH Vận tải và Thương mại Nhật Thiên Hương chủ yếu từ nhập khẩu từ nước ngoài, chủ yếu từ Trung Quốc, Mỹ, Nhật, Malayxia……Kế hoạch mua hàng phản anh được hai nội dung cơ bản :

Một là: phản ánh toàn bộ nhu cầu của doanh nghiệp trong kỳ kế hoạch như nhu cầu cho kế hoạch bán hàng, đáp ứng nhu cầu khách hàng, nhu cầu cho sữa chữa, cho dự trữ, đảm bảo cơ sở vật chất trong công ty….

Hai là: phản ánh các nguồn hàng hóa để thỏa mãn nhu cầu nói trên bao gồm tồn kho đầu kỳ, nguồn động viên tiền lực nội bộ, và nguồn mua ngoài.

* Trình tự lập kế hoạch mua sắm hàng hóa của công ty

Trình tự lập kế hoạch là những bước công việc phải làm để có được kế hoạch. Việc lập kế hoạch mua sắm này chủ yếu do phòng kinh doanh của công ty lập thực tế thì cũng có sự tham gia của nhiều bọ phạn trong bộ máy điều hành của doanh nghiệp. Các giai đoạn lập kế hoạch gồm có:

Bước 1: Chuẩn bị kế hoạch mua sắm

Đây là giai đoạn quan trong quyết định đến chất lượng và nội dung của kế hoạch mua sắm hàng hóa. Cán bộ thực hiện các giai đoạn sau: nghiên cứu và thu thập thông tin về thị trường, các yếu tố kinh doanh, chuẩn bị các tài liệu và phương án bán hàng,

Bước 2: Tình toán các nhu cầu của doanh nghiệp

Đây là căn cứ quan trọng để xác định lượng vật tư cần mua về cho doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, với cơ chế tự trang trải va có lợi nhuận để tồn tại và phát triển, việc xác định đúng đắn các loại nhu cầu có ỹ nghĩa kinh tế to lớn.

Bước 3: Xác định lượng hàng còn tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ của doanh nghiệp. Số lượng này thường được xác định theo phương pháp “ước tình” và phương pháp định mức

Bước 4: Giai đoạn kết thúc của việc lập kế hoạch mua hàng.

Là giai đoạn xác định số lượng hàng hóa cần phải mua về cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp đã xác định theo phương pháp cân đối

∑ij N= ∑ij P Trong đó:

∑ij N: Tổng nhu cầu về loại vật tư i dùng cho mục đích j ∑ij P : Tổng nguồn về loại vật tư i được đáp ứng bằng nguồn j

Trong nền kinh tế thị trương, yêu cầu của hiệu qủa kinh doanh thương mại, đòi hỏi các doanh nghiệp phải hết sức quan tâm đến việc mua hàng hóa. Nhu cầu mua sắm phải được tính toán khoa học, cân nhắc mọi tiềm năng của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu luận văn quản trị marketing Giải pháp nhằm đầy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm máy móc, phụ tùng nông công nghiệp của Công ty TNHH VT và TM Nhật Thiên Hương (Trang 28)