Các thuốc khác

Một phần của tài liệu Phân tích việc sử dụng thuốc trong điều trị đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại bệnh viện giao thông vận tải (Trang 67)

Ứ đọng đờm nhớt gây hẹp hoặc tắc nghẽn đường hô hấp dẫn đến khó thở, xẹp phổi, nhiễm trùng. Cần các biện pháp long đờm khi đờm dày, dai, khó khạc. Ngoài các biện pháp như điều trị ho, bệnh nhân còn được khuyên uống đủ nước, làm ẩm không khí trong phòng, vật lý trị liệu lồng ngực. Việc dùng thuốc tan đờm để làm loãng chất tiết và thúc đẩy quá trình thanh thải còn đang bàn cãi. Tuy nhiên trong nghiên cứu, 61,76% bệnh nhân được dùng thêm thuốc long đờm, loại thường được dùng là N-acetylcysteine với biệt dược MUCOMYST dạng uống.

Trong nghiên cứu, 29,41 % bệnh nhân được dùng thuốc nhuận tràng. Có thể do đa phần bệnh nhân là những người lớn tuổi. Ở người lớn tuổi có thể

có thói quen ăn ít chất xơ, nhai không kỹ (do bệnh lý răng miệng), uống không đủ nước vì vậy gây táo bón. Mặt khác, các bệnh nhân trong đợt cấp COPD phải nhập viện điều trị đều lớn tuổi và/ hoặc bệnh nặng cần có sự hỗ

trợ của người khác trong các sinh hoạt hằng ngày có thể có tâm lý "ngại" đi tiêu. Mỗi khi có cảm giác đi tiêu lại cố gắng chịu đựng làm phân ứ lại trong

đại tràng bị cô đặc lại và đại tràng bị căng lâu ngày làm giảm đáp ứng của các thụ thể kích thích gây táo bón. Bên cạnh đó, bệnh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có thể mất nước nhiều hơn qua hơi thở và mồ hôi (do khó thở). Mặt

58

khác, tình trạng ăn uống kém (do bệnh) và tâm lý ngại ăn uống nhiều làm căng dạ dày gây khó thở dẫn đến thiếu nước làm phân bị cô đặc gây ra táo bón. Các bệnh nhân nằm viện có thể bị ảnh hưởng bởi thay đổi môi trường sinh hoạt hằng ngày (nằm điều trị chung với những người không quen, sử

dụng chung nhà vệ sinh) gây thay đổi thói quen ăn uống và vệ sinh nên táo bón. Một số yếu tố khác có thể góp phần táo bón: sốt, thuốc. Các bệnh nhân này cần được điều trị táo bón do hiện tượng này có thể ảnh hưởng tới mức độ

của đợt cấp COPD.Táo bón có thể gây đau bụng, cảm giác chướng bụng, cản trở hô hấp vì vậy gây khó thở nhiều hơn. Tuy táo bón và sử dụng các thuốc chống táo bón có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu của một số thuốc điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Nhưng động tác gắng sức khi đi tiêu do táo bón có thể gây khó thở và suy hô hấp.Vì đi tiêu gây khó thở nên bệnh nhân có thể có tâm lý giảm số lần ăn uống và đi tiêu. Từ đó tạo vòng xoắn bệnh lý. Do đó, cần phải giảm triệu chứng táo bón ở các bệnh nhân này.

Có 44,12% bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu được dùng thuốc chống huyết khối. Điều này phù hợp với phân tích gộp các nghiên cứu đăng tải trên Medline từ năm 1960-2003 Ambrosetti M và cộng sựđưa ra tỉ lệ là 10% bệnh nhân suy hô hấp do đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có nguy cơ mắc huyết khối tĩnh mạch sâu [15]. Nghiên cứu của tác giả Schaenhofer B và Kaehler D nguy cơ mắc huyết khối tĩnh mạch sâu trên bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là 10,7% [42]. Trong nghiên cứu thực hiện ở

Institut Mutualiste Montsouris nước Pháp trên 1041 bệnh nhân bị thuyên tắc phổi thì tỉ lệ huyết khối tĩnh mạch sâu được xác định là 60,1% [26].

Một phần của tài liệu Phân tích việc sử dụng thuốc trong điều trị đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại bệnh viện giao thông vận tải (Trang 67)