Đối với từng bệnh nhân thì việc xác định yếu tố nguy cơ là một bước quan trọng để đề ra chiến lược phòng ngừa và điều trị bệnh. Trong bệnh
41
COPD, thuốc lá vẫn tiếp tục là nguyên nhân chính của COPD cũng như nhiều bệnh khác nên trong nghiên cứu này chúng tôi chỉ tìm hiểu về tiền sử hút thuốc lá của bệnh nhân. Về mặt sinh bệnh học, COPD có đặc điểm là sự tắc nghẽn dần dần, và không hồi phục cũng như sự tái tạo quá mức của đường dẫn khí. Hiện tượng này có liên quan chính yếu đến tác động trực tiếp độc tính của khói thuốc lá. Giảm hút thuốc lá trên toàn thế giới sẽ đưa đến lợi ích sức khỏe đáng kể và làm giảm tần suất của COPD và các bệnh khác có liên quan đến thuốc lá. Tần suất COPD ở người đang hút thuốc lá và đã ngưng thuốc lá cao hơn đáng kể so với người không hút thuốc lá. Trong nghiên cứu của chúng tôi, số bệnh nhân vẫn đang hút thuốc lá chiếm 14,70%, số bệnh nhân đã bỏ thuốc lá chiếm 20,60%. Kết quả của nghiên cứu tương đương với một nghiên cứu tiến hành ở Việt Nam ở người hút thuốc trên 40 tuổi, tần suất COPD là 13,5% [24]. Kết quả này cho thấy, thuốc lá không phải là nguyên nhân duy nhất của COPD và thậm chí, thuốc lá không phải là nguyên nhân chính của COPD trong mẫu bệnh nhân nghiên cứu vì 64,7% BN trong mẫu nghiên cứu không hút thuốc. Ngoài ra, không phải tất cả những người hút thuốc lá đều có biểu hiện COPD trên lâm sàng, điều này gợi ý là một số yếu tố đi kèm có thể liên quan đến việc xác định mức độ nhạy cảm của từng cá thể. Vì vậy, tầm soát các yếu tố nguy cơ của COPD, những biện pháp làm giảm phơi nhiễm với các yếu tố nguy cơ này, cơ chế phân tử và tế bào liên quan đến bệnh sinh COPD tiếp tục là những khía cạnh quan trọng cần được nghiên cứu để tìm ra các phương pháp điều trị hiệu quả hơn giúp làm chậm hoặc ngưng tiến triển của bệnh. Kết quả cho thấy thuốc lá là yếu tố nguy cơ
thường gặp nhất của COPD và việc loại bỏ yếu tố nguy cơ này là một bước quan trọng để phòng ngừa và kiểm soát COPD. Bên cạnh đó, khói thuốc lá là yếu tố nguy cơ thường gặp nhất hiện nay của COPD. Những người hút thuốc lá có các triệu chứng hô hấp và bất thường chức năng phổi với tỷ lệ cao hơn, tốc độ giảm FEV1 hàng năm nhiều hơn và tỷ lệ tử vong do COPD cao hơn
42
người không hút thuốc lá. Tuy nhiên, các yếu tố khác như phơi nhiễm thụ động với khói thuốc lá, khói bụi từ môi trường ô nhiễm cũng có thể góp phần gây ra các triệu chứng hô hấp [48] và COPD [25] thông qua việc làm tăng gánh nặng toàn bộ của phổi với các phần tử và các chất khí đường hít [32]. Vì vậy, số bệnh nhân không hút thuốc lá mà vẫn mắc bệnh trong mẫu nghiên cứu chiếm tỷ lệ cao nhất.