Các triệu chứng cơ năng

Một phần của tài liệu Phân tích việc sử dụng thuốc trong điều trị đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại bệnh viện giao thông vận tải (Trang 52)

Tăng tiết nhầy dẫn đến ho, khạc đờm mạn tính là nét đặc trưng của viêm phế quản mạn và không nhất thiết là có liên quan tới giới hạn luồng khí. Ngược lại, không phải tất cả bệnh nhân COPD có triệu chứng khạc đờm. Khi hiện diện đờm là do di sản và tăng số lượng tế bào đài tiết nhầy, phình to các tuyến dưới niêm mạc để đáp ứng với các kích thích đường dẫn khí như khói thuốc lá và các tác nhân gây độc khác [7]. Một số hóa chất trung gian và protease kích thích tăng tiết nhầy và phần lớn các tác nhân này có tác dụng trên việc hoạt hóa thụ thể của yếu tố tăng trưởng biểu mô [21]. Bệnh nhân COPD thường có tăng khạc lượng đờm nhỏ nhầy sau những cơn ho. Sự hiện diện của đờm mủ phản ánh sự gia tăng của các chất trung gian gây viêm báo hiệu khởi phát một đợt kịch phát [7]. Do đó, trong nghiên cứu chỉ có 18 BN có xuất hiện đờm mủ chiếm 52,94% số BN nghiên cứu, trong đó chỉ có 16 BN là có tăng lượng đờm chiếm 47,06% số BN nghiên cứu. Đặc điểm đờm trong COPD thường là đờm nhầy trắng, không có mủ, không có máu và lượng

đờm thường ít. Khi đờm thay đổi màu sắc là dấu hiệu báo trước bệnh nhân đã bị nhiễm trùng hô hấp và là một trong những dấu hiệu của đợt cấp COPD. Trong 18 bệnh nhân có xuất hiện đờm mủ, 61,11% BN có đờm đục, 27,78% BN có đờm màu vàng, 11,11% BN có đờm màu trắng và không có BN nào có

đờm màu xanh.

Khó thở là triệu chứng chính của COPD, là lý do buộc bệnh nhân đến khám và là nguyên nhân chính của tàn phế và lo lắng vì bệnh. Bệnh nhân

43

COPD điển hình mô tả khó thở là một cảm giác cần phải gắng sức để thở, thở

nặng, hụt hơi hoặc thở hổn hển. Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu là

đa phần BN đều bị khó thở, chiếm 82,35% tổng số BN nghiên cứu. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu thấp hơn so với nghiên cứu của Vũ Duy Thướng 2008 [12] là 100% các BN đều có triệu chứng khó thở. Một cách đơn giản để định lượng ảnh hưởng của khó thở lên tình trạng sức khỏe bệnh nhân là sử dụng thang đo MRC (British Medical Research Council). Thang đo này có liên quan tốt với các biện pháp đo lường tình trạng sức khỏe khác và giúp tiên

đoán nguy cơ tử vong trong tương lai. Khó thở trong COPD có đặc trưng là tiến triển dai dẳng. Thậm chí, vào những ngày thấy khỏe, bệnh nhân vẫn có cảm giác khó thở khi gắng sức nhẹ so với người cùng tuổi khoẻ mạnh. Lúc

đầu khó thở khi làm những việc không thường xuyên (như leo cầu thang) và bệnh nhân có thể ráng bằng cách thay đổi lối sống (dùng thang máy). Khi chức năng phổi giảm, khó thở làm bệnh nhân khó chịu hơn và bệnh nhân có thể nhận ra rằng họ không thể đi bộ cùng với một tốc độ như những người cùng tuổi khoẻ mạnh hoặc không thể thực hiện các hoạt động cần vận động cơ

hô hấp phụ (như mang vác túi hàng). Cuối cùng, khó thở hiện diện cả trong các hoạt động hàng ngày (như mặc quần áo, giặt giũ) hoặc ngay cả khi nghỉ

ngơi làm bệnh nhân cứ quanh quẩn trong nhà [7]. Trong nghiên cứu, có đến 32,14% số BN bị khó thởđộ 5, còn lại là khó thởđộ 1.

Một phần của tài liệu Phân tích việc sử dụng thuốc trong điều trị đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại bệnh viện giao thông vận tải (Trang 52)