Hiện trạng phát triển cây cọPhú Thọ trong thời kì hiện nay

Một phần của tài liệu CỌ TRONG ĐỜI SỐNG NHÂN DÂN PHÚ THỌ HIỆN NAY (Trang 37)

Phát triển và đi lên là quy luật “ bất biến ” của thế giới này, cái mới xuất hiện thì đi kèm với nó là cái cũ bị lãng quên hoặc mất dần đi. Đó là một thực tế không thể phủ nhận được. Nhưng cũng cần khẳng định rằng không có cái cũ , cái gốc thì làm sao có cái mới. Vậy phải làm sao để không phủ định “sạch trơn ” cái cũ mà thay vào đó là sự nhìn nhận, biết sử dụng cái cũ làm sao cho phù hợp với từng khía cạnh, từng nội dung cũng như đối tượng cụ thể để nó có thể phát huy tác dụng, công dụng và hiệu quả của mình.

Tại sao chúng tôi lại muốn nói tới điều này? đây chắc hẳn đang là câu hỏi đặt ra với rất nhiều người, trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu về cọ chúng tôi đã phát hiện ra nhiều vấn đề bức thiết hiện nay đặt ra với cây cọ Phú Thọ, nó liên quan trực tiếp tới sự “sống còn” của cọ Phú thọ. Qua thực tế tìm hiểu chúng tôi không tránh khỏi cảm xúc vô cùng ngỡ ngàng và một chút buồn khó diễn tả, thấy mình trở nên quá nhỏ bé nhưng lại kèm theo một tham vọng là mình cần phải làm được một điều gì đó, đúng hơn là càng nhiều càng tốt cho mảnh đất Cẩm Khê – Phú Thọ này và cho cọ ở đây nữa .

Cẩm Khê nổi tiếng là xứ sở cọ ở Việt Nam điều này chắc hẳn đã được nhiều người biết đến chính vì vậy chúng tôi đã tìm đến mảnh đất này để tìm hiểu rõ hơn về thực trạng phát triển cọ ở nơi đây và với hi vọng sẽ thu thập được những thông tin hữu ích, thú vị mang về.

Trong chuyến đi của chúng tôi khi tìm đến mảnh đất Cẩm Khê không phải là điều gì quá khó khăn, đặt chân tới mảnh đất này là một cảm giác hoàn toàn lạ, nhất là khi về tới vùng quê nơi đây. Nơi hình ảnh nông dân cần cù lam lũ nhưng cũng vô cùng hiếu khách , điểm đặc biệt hơn là khi chúng tôi nhìn thấy thấp thoáng từ xa xăm bóng cọ rung rinh trước gió trên những mảnh đồi nhấp nhô, quả thực cọ nơi đây nhiều thật cọ đứng sừng sững hiên ngang xòe những tán lá rộng như những cánh tay ôm trọn lấy mảnh đất này, còn rễ thì bám sâu vào lòng đất mẹ . muốn được đến gần hơn với cây cọ nơi đây nên chúng tôi quyết định tiến tới một nhà dân gần đó và xin phép để có thể lên thăm vườn cọ và cũng để quan sát tỉ mỉ hơn. Nhìn tận mắt mới thấy cọ cao lắm, có nhiều cây thân vô cùng nhỏ nếu nhìn từ xa thì như chiếc đũa mà chúng ta có thể bẻ được vậy,khác hẳn cọ ở Yên Bái hay một số tỉnh lân cận khác thân to hơn cọ ở đây nhiều. Thân cọ ở đây như tuy nhỏ như vậy nhưng sức kiên cường bám trụ sinh tồn của nó vô cùnng lớn, có những cây bị gió bão du đổ xiêu vẹo nhưng cọ không hề khuất phục cọ vẫn gồng mình lên để chống chọi với thiên nhiên . Cọ ở đây thật xứng đáng khi được ví như những cây Xà Nu ở mảnh đất Tây Nguyên vậy, người ta nói mỗi một tháng cọ chỉ ra một tàu lá mà thôi tương ứng với 1 năm 12 tháng cọ sẽ ra đúng 12 tàu lá, và muốn biết tuổi của cọ thì chỉ cần đếm số bi cọ ở trên thân cọ là sẽ biết, cây cọ ở đây cao như vậy thì chắc chắn tuổi của nó vô cùng lớn, ít nhất cũng phải 70 – 80 tuổi rồi, có cây còn hơn trăm tuổi rồi ý chứ.Ngồi

tâm sự một chút với bác chủ nhà chúng tôi được biết bác tên là Nguyễn Thiết Kế sống tại khu 6 xã Phú Khê, bác chia sẻ : “ cọ ở đây có rất nhiều loại nào là cọ sẻ, cọ mỡ gà,cọ tía . . .ở đây trước kia nhiều cọ hơn thế này nhiều, chỉ riêng mảnh đất Cẩm Khê đã có 7000 mẫu cọ, mỗi hộ phải có tầm mấy trăm cây cọ,bây giờ người ta chặt hết cọ đi rồi để chồng những cây cho thu nhập cao hơn, một số nhà còn giữ lại cọ cũng chỉ để lợp nhà, chuồng lợn chuồng gà thôi rồi sau này họ cũng chặt hết ý mà, giờ chẳng mấy nhà còn hơn 2 trăm cây với diện tích hơn 1 ha như nhà tôi hiện nay nữa. Mỗi hộ gia đình hiện nay chỉ còn từ 4-10 cây thôi”. Khi được chúng tôi hỏi về dự định sắp tới của bác đối với đồi cọ nhà mình bác không tránh khỏi những băn khoăn khó nói: “Bây giờ còn ai lợp nhà bằng lá cọ nữa đâu gạch ngói , xi măng thay thế hết rồi . Cọ bây giờ chỉ để chặt búp về để bán cho những người làm nón thôi, nhưng giờ cọ đâu còn nhiều như trước đâu nên giờ chắc cũng chẳng có ai đến đây mua về nữa, sau này chắc bác cũng phải chặt đi để chồng cây khác thôi”. Nghe đến đây chúng tôi không tránh khỏi cảm xúc ngỡ ngàng, chút thất vọng và một chút buồn khó diễn tả. Câu hỏi cuối cùng mà chúng tôi giành cho bác trước khi ra về là: “bác có bao giờ nghĩ rằng những đồi cọ xanh mướt nơi đây sau này có thể phát triển du lịch sinh thái hay nghỉ dưỡng không? bởi cháu thấy nơi đây không khí rất trong lành và dễ chịu”. Bác đáp lại chúng tôi bằng một nụ cười rất tươi và câu nói : “ bác cũng đã từng nghĩ đến nhưng khó lắm cháu ạ vì càng ngày mảnh đất Cẩm Khê này càng vắng bóng cọ rồi”.

Ra về trong những băn khoăn chăn trở chúng tôi quyết định tìm đến với những làng nghề nổi tiếng nơi đây để được giải đáp một số câu hỏi và cũng để xem sự phát triển của những làng nghề đó có gì thay đổi.

Ở đây nổi tiếng với rất nhiều làng nghề truyền như: làng nón, làng mành ở Sai Nga, làng làm chổi. . . Đi dọc theo ven đường cuối cùng chúng tôi đã quyết định rẽ vào một ngôi nhà ven đường bởi thấy hình ảnh của một người phụ nữ đang cặm cụi đưa những đường chỉ khéo léo trên chiếc nón của mình và xung quanh chị là những chiếc nón lá đã hoàn thành xong. Vào nhà và được ngồi tâm sự với chị chúng tôi đã biết thêm nhiều điều, khi được hỏi về nghề làm nón chị nói: “ trước đây nhà nào cũng làm thành làng luôn ý nhưng giờ họ bỏ nghề hết rồi , vì thu nhập thấp quan trọng hơn là thiếu nguyên liệu liệu nên sản phẩm làm

ra ngày càng ít và dẫn đến là không có thị trường ổn định”. Và khi hỏi về công việc mà chị đang làm thì chị nói, chị vẫn sẽ làm công việc này vì chị yêu nó hơn nữa đây là nghề truyền thống của gia đình chị, con gái chị năn nay mới 6 tuổi đã biết phụ giúp mẹ làm nón rồi. Nghe đến đây chúng tôi cũng thấy nhẹ lòng hơn rất nhiều, ít ra vẫn có những con người tha thiết với nghề vẫn muốn những làng nghề nơi đây phát triển hơn. Những chiếc nón của chị bán ra thị trường có giá thành từ 50 – 60 nghìn đồng, giá cả vừa hợp lí và chất lượng của nón thì không chê vào đâu được , nhìn từ bên ngoài đã thâý được nét đẹp duyên dáng của nó. Lúc ra về chúng tôi đã quyết định lấy 5 chiếc nón mang về làm quà cho người thân bởi vì nón nơi có một nét rất riêng so với nón ở những nơi khác, và cũng chứng tỏ chúng tôi đã đến mảnh đất nổi tiếng làm nón ở Sai Nga này .

Tiếp tục cho cuộc hành trình giải đáp những câu hỏi của mình chúng tôi tìm đến một gia đình làm mành nổi tiếng tại nơi đây, đó là gia đình chị Dung . Những chia sẻ của chị đã được chúng tôi ghi nhận như sau. Chị chia sẻ : “ Nghề làm mành có từ năm 1985 thời bao cấp , trước kia làm thủ công chủ yếu là làm bằng tay thôi một ngày nhanh lắm cũng chỉ được một cái mành hoàn chỉnh, công sức bỏ ra thì nhiều mà sản phẩm làm ra chẳng được bao nhiêu”. Mọi thứ thay đổi khi khoa học kĩ thuật phát triển, một số công đoạn làm đã được thay thế bằng máy móc vừa rút ngắn được thời gian, công sức bỏ ra ít mà sản phẩm làm ra thì ngày càng nhiều.Bây giờ 2 tiếng đã có thể làm được một chiếc mành hoàn chỉnh. Khi mọi thứ phát triển sản phẩm làm ra không chỉ nhiều và đẹp mà còn đa dạng về mẫu mã và chất lượng. Điều này đã góp phần làm cho làng mành nơi đây ngày càng phát triển và được nhiều người biết đến. Chính vì những thay đổi đó mà sản phẩm mành ở làng Sai Nga còn được xuất khẩu sang tận Liên Xô với thương hiệu mành của Việt Nam. Chị cũng chia sẻ cái nghề này đã giúp cho bao gia đình có tiền nuôi con ăn học, cuộc sống gia đình khấm khá hơn , biết bao hộ đã vươn lên làm giàu nhanh chóng nhưng giờ nhiều thứ đã thay đổi quá, chị nghẹn ngào nói : Trước đây nguyên vật liệu là lấy luôn tại đây, nhưng giờ càng ngày càng ít cọ đi dẫn đến nguyên vật liệu không còn phong phú đa dạng và chất lượng như trước nữa. Nguyên vật liệu bây giờ phải nhập từ Thái Nguyên về vừa xa xôi mà chi phí mua vật liệu lại đắt hơn trước rất nhiều, hoặc mua của những vùng dân tộc thiểu số họ chẻ sẵn ra rồi mình chỉ mua về để làm thôi. Còn chỉ để

máy ở xung quanh viền của chiếc mành thì phải lấy ở Hà Đông. chính vì những nguyên nhân này mà giờ một số nhà giờ đã không còn mặn mà gì với nghề nữa , mành bây giờ cũng không còn được xuất khẩu sang liên sô như trước do sản phẩm làm ra ngày cành ít, không đáp ứng được nhu cầu về khối lượng lớn của các thị trường trên thế giới. Tất cả những thay đổi này đều là do cây cọ nơi đây ngày càng hiếm hoi, cọ đã bị chặt đi ngày càng nhiều còn đâu những đồi cọ hàng chè đồng xanh ngào ngạt nữa. Chị chia sẻ thêm, hơn thế bây giờ người ta toàn mua chiếu trúc về nằm vừa mát mẻ vừa sang, giờ còn ít người muốn dùng mành lắm, khó khăn lại chồng chất khó khăn. Hiện nay sản phẩm mành mà nhà chị làm ra cũng chỉ cung cấp cho những một số cửa hàng vừa và nhỏ, hoặc là để bán cho những hộ dân quanh huyện hay những du khách thập phương mỗi khi đến đây tìm hiểu về nghề làm mành tại mảnh đất này.

Khi được hỏi : “sau này chị vẫn sẽ gắn bó với nghề chứ ?”. Chị trả lời đương nhiên rồi đây là nghề tổ tiên mình để lại mà, cái nghề này đã nuôi sống biết bao thế hệ trong gia đình chị và chị cũng không có ý định làm nghề khác, mà có làm nghề khác thì cũng biết làm gì đây ngoài làm ruộng. Chỉ cần còn có người mua mành chị vẫn sẽ tiếp tục làm để tạo ra những sản phẩm mành một thời nổi tiếng ở mảnh đất Cẩm Khê này, chị không muốn thương hiệu mành ở Cẩm Khê lại bị lãng quên đi như vậy.

Sau khi được tìm hiểu thực tế và phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình đang tiếp tục theo đuổi nghề truyền thống của tổ tiên mình để lại, chúng tôi đã hiểu được phần nào nguyên nhân dẫn đến những thay đổi nhanh chóng tại mảnh đất Cẩm Khê này, hiểu được vì sao cọ lại bị lãng quên như vậy và đây cũng chính là nguyên nhân khiến những làng nghề nổi tiếng bao lâu nay tại mảnh đất Cẩm Khê đang bị mất dần, người dân thì không còn tha thiết với nghề như trước nữa. Để một lần nữa khẳng định lại thực hư những vấn đề đang diễn ra với cọ nơi đây chúng tôi quyết định điểm dừng chân cuối cùng của chuyến đi là tại nhà chủ tịch xã Phú khê ,để có thể có những trao đổi rõ ràng vá có được những thông tin chính xác nhất.

Tại đây chúng tôi đã tìm đến nhà ông … là chủ tịch xã của xã Phú Khê thuộc huyện Cẩm Khê tỉnh Phú Thọ, khi được hỏi về tổng diện tích cọ của xã ông cũng không nắm bắt được rõ cho lắm, do hiện nay diện tích trồng cọ ngày

càng bị thu hẹp ,người dân nơi đây chặt phá gần hết rồi do cây cọ không đem lại hiệu quả kinh tế cao như một số cây công nghiệp khác, nhà ông trước đây cũng có tầm 200 cây nhưng bây giờ cũng chặt phá gần hết rồi để thay bằng việc trồng các cây khác như : quế , ca keo ,bạch đàn . .cho thu nhập cao hơn nhiều. Ông chia sẻ từ năm 1991 hợp tác xã đã chuyển giao cho dân sử dụng, người dân sử dụng được một thờ gian thấy không có hiệu quả nên kể từ năm 2000 trở đi đã thay thế bằng các cây khác ,số cọ được giữ lại cũng chỉ để lợp nhà, không thì bán lá. Còn các bộ phận khác của cọ như tay cọ, thân cọ, búp cọ... hầu như không sử dụng .

Khi hỏi về các chính sách của xã để có thể bảo vệ đồi cọ nơi đây làm sao để ngăn chặn thực trạng chặt phá cọ hiện nay, chủ tịch xã cho biết đây là vấn đề rất khó khăn , vẫn chưa tìm ra được hướng giải quyết đúng đắn sao cho có hiệu quả, do đất trồng cọ là do dân quản lí họ muốn chặt bỏ đi thì mình cũng không thể ngăn cản được, bây giờ chỉ có các cấp chính quyền và nhà nước lên tiếng, tuyên truyền cho người dân biết về những công dụng và ý nghĩa to lớn của cọ tới mảnh đất Cẩm Khê này thì may ra người dân mới hiểu.

Một thực trạng khác mà chúng tôi tìm hiểu được tại mảnh đất Hạ Hòa một trong những nơi cũng có khá nhiều cọ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Theo một số tài liệu cho biếtthực trạng đất trồng cọ và việc xác định chủ thể quản lý, sử dụng đất liên quan đến công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện Hạ Hoà năm 2008.

Đất trồng cọ được phân loại là đất trồng cây lâu năm (LNK) thuộc nhóm đất nông nghiệp. Nguồn gốc đất cọ: Đất trồng cây cọ tập trung trên địa bàn các xã Văn Lang, Minh Côi, Vô Tranh, Xuân áng, Bằng Giã và một số xã khác thuộc huyện Hạ Hoà, đất cọ có nguồn gốc của các Hợp tác xã nông nghiệp quản lý và sử dụng từ những năm 1960 cho đến năm 1990.

Sau năm 1990 hầu hết các HTX nông nghiệp làm ăn kém hiệu quả và có chủ trương bán thanh lý cây cọ trên đất cho các hộ gia đình cá nhân tại địa phương quản lý, hàng năm các hộ thực hiện nộp thuế cọ theo quy định của từng địa phương bằng phương thức thu sản phẩm/gốc cây cọ, bằng thóc quy ra thành tiền hoặc thu thuế sử dụng đất cọ…Trên thực tế, các hộ gia đình, cá nhân mua thanh lý cây cọ trên đất tại từng thời điểm khác nhau, các hộ tiếp tục chăm sóc

và sử dụng liên tục diện tích đất cho đến thời điểm Nhà nước thu hồi đất năm 2008. Vì vậy khi xác định chủ thể quản lý, sử dụng đất cọ theo quy định của Luật Đất đai cần phải có đầy đủ hồ sơ, tài liệu có căn cứ pháp lý về việc quản lý và sử dụng đất của chủ thể quản lý, sử dụng đất, ngoài các căn cứ pháp lý còn phải xác định rõ thời điểm sử dụng đất của chủ thể quản lý, sử dụng đất để được xem xét và xác lập quyền quản lý, sử dụng đất cho chủ thể sử dụng đất.

Liên quan đến việc xác lập chủ quản lý, sử dụng đất cọ trong việc xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện Hạ Hoà có một số hộ dân mua thanh lý cây cọ của HTX nông nghiệp

Một phần của tài liệu CỌ TRONG ĐỜI SỐNG NHÂN DÂN PHÚ THỌ HIỆN NAY (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w