Cọ được xem là biểu tượng của tỉnh Phú Thọ.

Một phần của tài liệu CỌ TRONG ĐỜI SỐNG NHÂN DÂN PHÚ THỌ HIỆN NAY (Trang 25)

Trước tiên cần hiểu biểu tượng là gì?

Biểu tượng là cái gì đó đại diện cho một ý tưởng, thực thể vật chất hoặc một quá trình. Mục đích của một biểu tượng là để truyền thông điệp ý nghĩa.Vậy nói : “Cọ là biểu tượng của mảnh Đất Tổ-Phú Thọ” có ý nghĩa như thế nào?

Có thể nói rằng : khi nhắc đến cọ, nghĩ đến những rừng cọ, đồi chè xanh ngào ngạt biết bao đời nay là người ta sẽ nghĩ ngay đến Phú Thọ. Đây là hình ảnh rất đỗi thân quen, không chỉ với những người dân nơi đây, mà còn cả những người đã một lần đặt chân đến mảnh đất Phú Thọ.

Trước hết biểu tượng đó được thể hiện rất rõ ràng. Sở dĩ nói như vậy là bởi:

Lâu nay người ta biết đến mảnh đất Phú Thọ như cái nôi, cội nguồn của dân tộc, nơi có Đền Hùng luôn thổn thức trong tâm trí con dân đất Việt. Và nói đến Đất Tổ Phú Thọ cũng là nói đến vùng đất của loài cây cọ. Đi dọc theo quốc lộ 32 đã thấy thấp thoáng dáng cọ trong gió thổi bên đồi. Chúng ta sẽ không khỏi ngạc nhiên và thích thú vì lần đầu tiên nhìn thấy nhiều cọ đến thế. Những hàng cọ thẳng tắp của nhà ai đó trồng ven đường như chào đón du khách đến với Phú Thọ. Cây cọ duyên dáng vươn mình trong sương sớm, thân cao vút giữa đất trời, tán lá xòe rộng như che chở cho đất và người.

Có dịp đến với quê cọ Cẩm Khê, mới biết được lũ trẻ con Phú Khê hầu như đứa nào cũng biết trèo cọ, ăn quả cọ, quét nhà bằng chổi cọ, thậm chí cả đan nón bằng lá cọ. Trên con đường quê, ngày ngày bọn trẻ đi học qua cánh đồng xanh ngào ngạt đan xen với những đồi cọ điệp trùng. Hình ảnh cây cọ đã ăn sâu bám rễ vào tâm thức bao người con Phú Thọ.

Cây cọ Phú Thọ cũng bình dị giống như bao người dân nơi đây. Luôn cần cù và không bao giờ chịu khuất phục. Có những trận mưa giông tưởng chừng có thể quật ngã những rừng cọ, nhưng sau những trận mưa giông đó, người ta vẫn thấy những cây cọ già nhất vẫn kiên cường bám lấy mảnh đất này.

Cọ đơn giản là thế nhưng nó luôn góp mặt mọi lúc, mọi nơi trong đời sống của người dân nơi đây. Cọ che bóng mát, che mưa cho bao thế hệ, thậm chí

những cánh rừng cọ là nơi ngụy trang và ẩn nấp khá an toàn của bộ đội ta thời kháng chiến. Hay người ta vẫn dùng những lá cọ để lợp nhà, làm nón, thân cọ làm cầu,…

Vùng đồi trung du san sát như bát úp của Phú Thọ với diện tích hàng chục ngàn ha được phủ xanh bởi rừng cọ tạo nên một cảnh quan dẹp và hấp dẫn du khách. Những buổi trưa hè nằm trong rừng cọ thưởng thức những làn gió thơm của vùng đồi trung du thật sảng khoái, dễ chịu bao nhiêu mệt nhọc đều tan biến. Thật ấn tượng ngắm nhìn mỗi buổi bình minh lên hay chiều tà rừng cọ cao vút “xòe tay” vẫy gọi “khua gươm” như một đại đoàn quân dũng mãnh đang xung trận bảo vệ tổ quốc. Cây cọ cũng như cây tre đã bao đời gắn bó với cuộc sống của cộng đồng dân cư nông nghiệp người Việt suốt từ thủa bình minh dựng nước cho đến ngày nay.Mái nhà lá cọ, nón lá, áo tơi…đã che chở nắng, mưa, sương, gió qua ngàn đời cho con người tồn tại và phát triển. Ngày nay rừng cọ Phú Thọ vẫn là nơi cung cấp nguyên liệu để sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ và hơn thế nữa nó là một cảnh quan rất hấp dẫn cho các chuyến du lịch sinh thái, nghỉ ngơi, thư giãn lý tưởng.

Tháng ba này chảy hội Đền Hùng, xin đừng quên thưởng thức một thứ đặc sản có một không hai của quê hương Phú Thọ: rừng cọ, đồi chè.

Tuổi thơ mỗi người hầu hết đều đã đùa nghịch giữa những vườn chè xanh bát ngát, với những căn nhà lợp bằng lá cọ đi qua bao mùa mưa nắng. Chè và cọ, hai thứ cây thân quen và gần gũi như một phần cuộc sống đối với mỗi người con miền đất trung du khô cằn sỏi đá.

Cọ xanh mướp mải bên sườn đồi. Cọ lặng lẽ bên những nếp nhà lợp lá cọ màu thời gian nâu trầm. Giữa đồi cọ, những chú bò nhởn nha gặp cỏ, một chú trâu nằm ngủ im lìm giữa hàng trăm lính cọ “canh gác”. Lang thang trong rừng cọ và lắng chìm trong vẻ quyến rũ của miền trung du bạt ngàn cọ, du khách như tìm thấy một thoáng bình yên, được chở che bởi những tán lá cọ “cọ xòe ô che nắng/râm mát đường em đi”.

Những rừng cọ rộng miên man, người đi trong rừng cọ, giữa trời mưa không ướt áo, trời nắng không tới đầu. Thân cây rêu mốc cao vút lên trời, tít trên ngọn là hàng chục tầu lá tua tủa như hàng trăm mũi tên chĩa lên trời xanh. Có lẽ khó có ở đâu mà cây cọ lại già nua, tuổi tác như những cây cọ miền trung

du Phú Thọ. Có người đã ước tính những cây cọ cao hàng chục mét phải có tuổi đến cả trăm năm. Cọ có mặt góp thêm vẻ đẹp cho khắp mọi miền của Phú Thọ: Thanh Ba, Cẩm Khê, Đoan Hùng…Cây cọ là hình ảnh gắn liền với người dân nới đây như hơi thở, cọ xuất hiện trong bữa ăn, hay những vật dụng quên thuộc hàng ngày …

Chính bởi vậy, thời đi học chúng ta không quên được hình ảnh cây cọ với những dòng thơ : “Chẳng có nơi nào như miền sông Thao, rừng cọ trập trùng... thân cọ cao hàng hai ba chục thước”, hay “Cọ xoè ô che nắng /Râm mát đường em đi”, với hình ảnh rừng cọ râm mát hay những cảnh đi trong rừng cọ ngày mưa không ướt áo, và cả những quả cọ vàng váng mỡ được om trong nước đồi lăn tăn sôi mắt cua, ăn vừa bùi vừa thơm.

Cọ Phú Thọ không đâu nhiều như huyện Cẩm Khê. Đây được xem là nơi nhiều cọ nhất Việt Nam.Với những rừng cọ Cẩm Khê, có khoảng 7.000 mẫu, chỉ mình xã Phú Khê có tới 800 mẫu. Hình ảnh cây cọ xuấ hiện không biết từ khi nào từ khi con người sinh ra nó đã có và đến bày giờ vẫn gẵn bó, những rừng cọ nguyên sinh ấy đã đánh dấu một thời huyền diệu của cây cọ nói chung.Thân cọ già cứ tưởng như sắp chết nhưng mắt có nó luôn nhú mầm đợi tới ngày ra tán. Đúng như chu kỳ của thời gian 12 tháng cũng chính là 12 tán lá được tạo nên không kể năm nào tháng thuần hay tháng thiếu.Thân cây cọ nhìn khắc khổ nhưng mang cho mình sức mạnh không bao giờ khuất phục với thiên nhiên, để tồn tại và hiện diện tới bây giờ. Những rừng cọ kê đã trải qua những năn tháng oai hùng của dân tộc với những mua bọn nhưng nó vẫn đúng hiên ngang cũng giống như hình ảnh của người dân Việt Nam kiên cường bất khuất.

Tự bao giờ, cây cọ đã hóa thân vào cuộc sống, chứng kiến biết bao tình yêu lứa đôi của trai gái. Món ăn về cọ đã làm nên nét ẩm thực dân dã và đặc trưng của vùng đất trung du. Nếu như xôi cọ là món ẩm thực ngạt ngào hương đồi, hương rừng thì món tằm cọ lại hấp dẫn người thưởng thức bởi chất men say đậm đà trong sự giao hoà tinh tế của đất, của rừng.

Hiện nay khi lướt qua những trang web của tỉnh Phú Thọ, chúng ta thường nhìn thấy hình ảnh những rừng cọ đồi chè xanh mướt trong nắng như đang dang những cánh tay che chở bao người con đất Tổ.

Một phần của tài liệu CỌ TRONG ĐỜI SỐNG NHÂN DÂN PHÚ THỌ HIỆN NAY (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w