Cọ là nguồn cảm hứng trong thi ca

Một phần của tài liệu CỌ TRONG ĐỜI SỐNG NHÂN DÂN PHÚ THỌ HIỆN NAY (Trang 27)

Cọ còn là nguồn cảm hứng của thi ca.

Ta vẫn từng biết đến những câu ca quen thuộc của nhà thơ Tố Hữu : “…Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi!

Rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát Chuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca…".

Bấy nhiêu ngôn từ mộc thôi đã đủ thảo nên bức tranh miền trung du ngát hương thơm từ cội nguồn dân tộc. Những câu từ thật mộc mạc và tha thiết làm sao, bên cạnh hình ảnh quen thuộc là những đồi chè bát ngát, những câu thơ của Tố Hữu đã cho ta thấy được ý nghĩa và vai trò to lớn của hình tượng cây cọ. Cọ được song hành với những nương chè để vẽ nên bức tranh bình dị và nên thơ của đất nước Việt Nam, từ đây cọ được ví là biểu tượng, là hình ảnh của con người Việt Nam cần cù, lam lũ chịu thương chịu khó không chịu khuất phục trước bất kì khó khăn thử thách nào.

Đến với bài thơ “ về Phú Thọ ” của tác giả Đức Chính: “Phú Thọ cảnh say mê

Sông Thao chuối dọc đê Trập trùng cao dẫy cọ Bát ngát xanh đồi chè . . .”

Quả thật những hình ảnh cây chuối, rừng cọ, đồi chè đã làm nên thương hiệu mảnh đất nơi đây và đi vào thơ văn như một gam màu nồng ấm “Rừng cọ, đồi chè, đồng xanh ngào ngạt” như nhà thơ Tố Hữu đã nói. Ta bắt gặp sông thao uốn lượn dưới những rừng cọ, đồi chè trập trùng như nét phác họa mềm mạu tạo nên bức tranh sơn thủy. Như vậy khi viết về mảnh đất Phú thọ những rừng cọ vẫn là nguồn cảm hứng chính của các thi sĩ, nhà văn, nhà thơ.

Hay trong bài ca đi học của tác giả Bùi Đình Thảo trong bài ca “Đi học” có viết :

“Hương rừng thơm đồi vắng Nước suối trong thầm thì

Cọ xòe ô che nắng Râm mát đường em đi . . .”

Với những lời ca rất là đơn sơ tác giả Bùi Đình Thảo đã tái hiện lên hình ảnh cây cọ vô cùng gần gũi với lứa tuổi học trò. Những tán lá cọ xòe đã trở thành những chiếc ô để che chở cho tuổi thơ biết bao thế hệ. Để rồi khi lớn lên hình ảnh cọ vẫn luôn được họ lưu giữ trong kí ức tuổi thơ của mình, vẫn luôn theo họ trên suốt chặng đường về sau.

Trong bài ca “Hát về rừng cọ, đồi chè” của tác giả An Chung cũng có viết : “. . . Nơi đây quanh năm bóng cọ điệp trùng

Ven những con sông mênh mông

Nương chè bãi sắn xanh tươi màu đất mới . . .”

Mặc dù hình ảnh của cọ chỉ xuất hiện một lần trong bài ca, nhưng nó đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng thính giả.

Bên cạnh những lời thơ, lời ca đi cùng năm tháng chúng ta còn biết đến những vai trò tinh thần khác của cây cọ.

Theo một số tài liệu, chúng ta biết đến cây cọ bên cạnh lợi ích làm thuốc chống rụng tóc, phong thủy, cây cọ còn có tác dụng sinh tài, giữ của. Bên cạnh đó cây cọ còn có tính năng loại bỏ các chất gây ô nhiễm, vì nó là một trong những cây trồng có tác dụng cải thiện tốt chất lượng không khí trong nhà. Vì vậy các chuyên gia khuyên, gia đình có thể trồng cọ trong sân vườn hoặc chậu, nhằm cải thiện chất lượng không khí trong nhà.

Đã có tài liệu viết rằng cọ là tượng trưng cho sự thành công. Hình ảnh cây cọ xuất hiện trong giấc mơ mang ý nghĩa hạnh phúc, sung túc. Mơ thấy mình leo lên cây cọ, có nghĩa sau khi khắc phục bao khó khăn, ta sẽ gặt hái thành công. Mơ thấy mình đang từ trên cây cọ leo xuống, đò là một điềm báo thất bại. khi mơ thấy đốn chặt than cọ tức cấp trên sẽ cáu giận với ta. Mơ thấy tay cầm lá cọ có nghĩa sự nghiệp sẽ thắng lợi huy hoàng. Trong hôn nhân, phụ nữ đã kết hôn mơ thấy quả cọ kết chi chít, dự báo hôn nhân thành công, vợ chồng tôn trọng nhau, sống đến đầu bạc răng long. Phụ nữ chưa kết hôn mơ thấy giấc mơ này, dự báo sẽ được gả cho một gia đình danh tiếng .

Một phần của tài liệu CỌ TRONG ĐỜI SỐNG NHÂN DÂN PHÚ THỌ HIỆN NAY (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w