lập đƣợc
Đề tài đã phân lập và xác định cấu trúc của 4 hợp chất từ Bù dẻ tía, đó là Uvarilactam, ()-3-O-debenzoylzeylenon, Zeylenon và Pipoxid. Trong đó hợp chất Uvarilactam trước đó đã được phân lập từ loài U. microcapa Champ. ex Benth. [29]. Tuy nhiên, Uvarilactam có trong thành phần hóa học của U.
grandiflora chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình nào. Như vậy đây là
thông báo đầu tiên về Uvarilactam được phân lập từ U. grandiflora.
Uvarilactam là một alcaloid thuộc nhóm Aristolactam. Đây là nhóm chất có hoạt tính sinh học mạnh đã được tìm thấy trong nhiều họ thực vật như Aristolochiaceae, Annonaceae, Minispermaceae, Pipreraceae, Saururaceae... [59]. Bên cạnh một số hoạt tính như diệt nấm, chống ngưng ết tiểu cầu, chống oxy hóa [57], các hợp chất thuộc nhóm này còn thể hiện hoạt tính gây độc tế bào ung thư. Theo một nhóm nghiên cứu người Anh, Aristolochic acid I từ loài Aristolochia cucurbitifolia có tác dụng gây độc dòng tế bào ung thư biểu mô biểu bì (9-KB , ung thư biểu mô phổi A549 , ung thư ruột kết (HT-
29 và ung thư máu HL-60) với giá trị IC50 thấp. Aristolactam AIIIa từ loài
Aristolochia argentina có khả năng gây độc chọn lọc trên các dòng tế bào ung thư biểu mô biểu bì (9-KB , ung thư biểu mô phổi (A549) [25]. Ngoài ra, hai hợp chất 3,5-dihydroxy-2,4-demethoxyaristolactam, Goniopectaline từ loài
Dasymaschalon blumei có khả năng ức chế tế bào ung thư máu dòng lympho ở chuột (P-388 , ung thư biểu mô ở người KB . Aristolactam BI cũng từ loài
Dasymaschalon blumei có hoạt tính trên dòng tế bào ung thư vú MCF-7). Đáng chú ý là các hợp chất này có tác dụng chọn lọc trên tế bào khối u mà không ảnh hưởng đến các tế bào thường. Đây là một đặc tính an toàn trong việc ứng dụng điều trị ung thư cho người [59]. Trong những năm gần đây, đã có một số nghiên cứu về tổng hợp và bán tổng hợp khung Aristolactam và dẫn xuất. Điều này cho thấy đây là một cấu trúc quý, có nhiều hoạt tính sinh học có giá trị, đặc biệt là tiềm năng ứng dụng trong lĩnh vực điều trị ung thư [25].
Zeylenon, ()-3-O-debenzoylzeylenon và Pipoxid là 3 hợp chất thuộc nhóm dẫn xuất Polyoxygenated cyclohexen. Zeylenon đã được một nhóm nghiên cứu người Trung Quốc phân lập từ U. grandiflora năm 2002 [56],
ngoài ra hợp chất này còn được biết có trong U. tonkinensis (họ Annonaceae)
[60] và Plumbago zeylanica L. (họ Plumbaginaceae) [16]. Hợp chất Pipoxid cũng đã được biết có trong U. grandiflora được thu hái ở Thái Lan [22]. Bên
cạnh đó hợp chất này còn được tìm thấy ở các loài hác như Uvaria purpurea,
Piper hookeri và Piper polysyphorum [45], [62].
Hiện nay, nhóm chất này đang được quan tâm nghiên cứu với các hoạt tính như háng hu n, kháng viêm và nổi bật là tác dụng ức chế nhiều dòng tế bào ung thư. Một số dẫn chất Polyoxygenated cyclohexen phân lập từ chi
Uvaria có tác dụng gây độc các dòng tế bào khối u ở người như tế bào KB ung thư biểu mô miệng), HCT-8 ung thư ruột kết , Bel 7402 ung thư gan và A 2780 (ung thư buồng trứng) [47]. Hai dẫn chất Polyoxygenated cyclohexen phân lập từ U. kweichowensis là Kweichowenol C và
Kweichowenol D cũng cho thấy hiệu lực kháng khối u tốt [51]. Zeylenon đã được chứng minh là một chất ức chế vận chuyển nucleosid nhân thymidin và uridin trong các tế bào ung thư cổ trướng Ehrlich với các giá trị IC50 rất thấp lần lượt là 8,2 µM và 10,1 µM [37]. Hợp chất này còn thể hiện tác dụng gây độc nhiều dòng tế bào khối u ở người như tế bào HCT-8 ung thư ruột kết), BGC-823 ung thư dạ dày , Bel 7402 ung thư gan [64] và các dòng tế bào nhạy cảm và đa háng thuốc như tế bào ung thư vú MCF-7 và MCF-7/ADM, tế bào ung thư biểu mô miệng KB và KB/VCR với các giá trị IC50 thấp [37].
Những hoạt tính trên cho thấy nhóm chất Polyoxygenated cyclohexen có ở chi Uvaria là nhóm chất có hoạt tính sinh học tốt, có triển vọng trong định hướng sử dụng, đặc biệt là trong điều trị các bệnh liên quan đến khối u.
Cho đến nay, chưa tìm được một thông báo nào về tác dụng sinh học của ()-3-O-debenzoylzeylenon và Pipoxid. Tuy nhiên hiện nay hợp chất ()-3-O- debenzoylzeylenon đã được một nhóm nghiên cứu ở Mỹ bán tổng hợp thành công từ Zeylenol [39 . Điều này cho thấy nó đang thu hút được sự chú ý của các nhà khoa học trong việc hướng đến tạo ra một nguồn nguyên liệu lớn hơn cho việc nghiên cứu và phát triển các hợp chất có nguồn gốc từ thiên nhiên có tác dụng ức chế sự phát triển các tế bào ung thư.
Như vậy theo các tài liệu nghiên cứu thu thập được, 4 hợp chất phân lập được có cấu trúc thuộc hai nhóm Aristolactam và dẫn chất Polyoxygenated cyclohexen là những nhóm chất có tác dụng ức chế nhiều dòng tế bào ung thư ở các mức độ hác nhau, trong đó có một số chất có hoạt tính mạnh với giá trị IC50 thấp. Trong hi đó, ết quả nghiên cứu của đề tài cũng cho thấy sự tương đồng với các nghiên cứu trên thế giới, đó là cả 4 hợp chất này đều có hoạt tính gây độc tế bào ung thư thử nghiệm. Trong đó hợp chất ()-3-O- debenzoylzeylenon thể hiện hoạt tính mạnh nhất trong 4 hợp chất phân lập được, với giá trị IC50 thấp nhất trên dòng tế bào LU-1 là 1,30 µg/ml, gần tương đương với chất chu n Ellipticine. Đây được xác định là hợp chất có tác
dụng ức chế mạnh sự phát triển của tế bào ung thư dòng LU-1. Kết quả này đã mở ra triển vọng cho việc nghiên cứu bán tổng hợp thuốc có tác dụng chống khối u từ ()-3-O-debenzoylzeylenon, cũng như việc xác định hàm lượng của hợp chất này trong dược liệu để định hướng tách chiết nguyên liệu tinh khiết cho thử nghiệm gây độc tế bào ung thư invivo.
Trong 3 hợp chất còn lại, Uvarilactam có hoạt tính mạnh hơn, tiếp đến là Pipoxid và cuối cùng là Zeylenon, với các giá trị IC50 tương ứng là 16,66 µg/ml, 26,19µg/ml và 37,63 µg/ml.Mặc dù các hợp chất này thể hiện hoạt tính gây độc tế bào ung thư ở mức độ vừa phải, nhưng đây là thông báo đầu tiên về tác dụng ức chế tế bào ung thư dòng LU-1 của chúng. Kết quả này cũng góp phần làm phong phú thêm về tác dụng sinh học của các hợp chất này.
Trên cơ sở những tài liệu tham khảo về khả năng gây độc tế bào ung thư của Zeylenon, của nhóm dẫn chất Polyoxygenated cyclohexen và Aristolactam cũng như ết quả nghiên cứu của đề tài thì cả 4 hợp chất phân lập cần được xác định hoạt tính trên nhiều dòng tế bào ung thư hác, cũng như trên tế bào
thường để có kết luận đầy đủ hơn về hoạt tính sinh học của chúng.
Như vậy, trong quá trình thực hiện, đề tài đã đi từ công đoạn đầu tiên là thử nghiệm tác dụng ức chế tế bào ung thư của dịch chiết toàn phần. Tiếp đến là chiết xuất 5 phân đoạn để đưa vào thử nghiệm nhằm chọn ra phân đoạn có hoạt tính mạnh nhất để tiếp tục nghiên cứu về thành phần hóa học. Và kết quả cuối cùng đã phân lập được 4 hợp chất có tác dụng ức chế dòng tế bào ung thư ở các mức độ khác nhau. Trong khuôn khổ thời gian và kinh phí thực hiện, kết quả đạt được của đề tài còn là khiêm tốn. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã góp phần giải thích kinh nghiệm dùng thuốc quý giá của đồng bào dân tộc và cho thấy dược liệu này có triển vọng cần được nghiên cứu ở diện rộng hơn và mức độ sâu hơn về thành phần hoá học và hoạt tính sinh học để có thể tìm ra các hoạt chất có tác dụng diệt tế bào ung thư tốt.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
* Về thành phần hóa học
- Đã xác định trong Bù dẻ tía có: alcaloid, flavonoid, anthranoid, acid amin, acid hữu cơ, chất béo, đường khử và steroid.
- Đã chiết xuất, phân lập và xác định cấu trúc hóa học 4 hợp chất từ Bù dẻ tía: Uvarilactam, 3-O-debenzoylzeylenon, Zeylenon, Pipoxid. Trong đó lần đầu tiên công bố phân lập hợp chất Uvarilactam từ Bù dẻ tía.
* Về tác dụng sinh học
- Đã xác định dịch chiết toàn phần cây bù dẻ tía không thể hiện độc tính cấp ở tất cả các liều nghiên cứu và chưa xác định được giá trị LD50.
- Đã xác định dịch chiết hai phân đoạn chloroform và phân đoạn n-hexan có hoạt tính gây độc tế bào ung thư mạnh trên 2 dòng tế bào MDA-BA-321 và MKN7, trong đó phân đoạn chloroform có hoạt tính mạnh nhất với giá trị IC50 tương ứng là 0,971µg/ml và 1,305µg/ml.
- Đã xác định hợp chất 3-O-debenzoylzeylenon có hoạt tính ức chế sự phát triển dòng tế bào ung thư phổi LU-1 mạnh nhất trong 4 hợp chất phân lập được với giá trị IC50 1,30 µg/ml.
2. KIẾN NGHỊ
- Tiếp tục nghiên cứu các thành phần hoá học hác trong phân đoạn chloroform.
- Tiếp tục thử hoạt tính gây độc tế bào của các hợp chất phân lập được trên các dòng tế bào ung thư hác.
CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN
1. Hồ Việt Đức, Lê Thị Bích Hiền, Phan Văn Kiệm, Đỗ Thị Thảo, Nguyễn Thị Hoài 2013 , “Tác dụng gây độc tế bào ung thư của dịch chiết phân đoạn và các hợp chất Polyoxygenated cyclohexen từ Bù dẻ tía (Uvaria grandiflora ”, Tạp chí dược học, 446, tr. 7-12.
2. Lê Thị Bích Hiền, Lê Thị Hồng Oanh, Hồ Việt Đức, Võ Quốc Hùng, Nguyễn Thị Hoài 2013 , “Nghiên cứu thành phần hóa học phân đoạn n-hexan của cây Bù dẻ tía (Uvaria grandiflora) thu hái tại Quảng Trị”, Tạp chí Y Dược học trường Đại học Y Dược Huế, 14, tr. 81-86.
3. Nguyễn Thị Hoài, Trịnh Thị Điệp, Đỗ Thị Thảo, Nguyễn Khánh Thuỳ Linh, Nguyễn Bích Hiền, Hoàng Thị Diệu Hương (2012), “Sàng lọc hoạt tính diệt tế bào ung thư một số cây thuốc của đồng bào Pa o, Vân Kiều ở Quảng Trị”, Tạp chí Dược liệu, 17(2), tr. 95-100.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Nguyễn Tiến Bân 2000 , Thực vật chí Việt Nam, Tập 1, Nxb Khoa học và
Kỹ thuật, Hà Nội, tr. 5-8, 45-59.
2. Bộ môn Dược liệu (2006), Thực tập dược liệu – Phần hóa học, Trường Đại
học Dược Hà Nội, tr. 19.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường 2010 , Báo cáo hiện trạng môi trường quốc
gia - Chuyên đề Đa dạng sinh học, tr. 9.
4. Bộ Y tế 2007 , Thực vật dược, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr. 186-187.
5. Bộ Y tế 2009 , Dược điển Việt Nam -Lần xuất bản thứ tư, Nxb Y học, Hà
Nội.
6. Đỗ Ngọc Đài, Trần Đình Thắng, Trần Minh Hợi và Nguyễn Xuân Dũng
(2010), “Thành phần hóa học của tinh dầu lá chuối con chồng Uvaria
grandiflora Roxb. ex Hornem thu hái ở Hà Tĩnh”, Tạp chí sinh học, 32(3),
tr. 62-64.
7. Nguyễn Văn Đàn, Nguyễn Viết Tựu 1985 , Phương pháp nghiên cứu hóa
học cây thuốc, Nxb Y học, Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 19-23, 43-52, 58-
74, 243-283.
8. Nguyễn Hữu Đỉnh, Trần Thị Đà 1999 , Ứng dụng một số phương phổ
nghiên cứu cấu trúc phân tử, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
9. Nguyễn Thị Hoài, Trịnh Thị Điệp, Đỗ Thị Thảo, Nguyễn Khánh Thuỳ Linh,
Nguyễn Bích Hiền, Hoàng Thị Diệu Hương (2012), “Sàng lọc hoạt tính diệt tế bào ung thư một số cây thuốc của đồng bào Pa o, Vân Kiều ở Quảng
Trị”, Tạp chí Dược liệu, 17(2), tr. 95-100.
11.Phùng Hướng, Nguyễn Văn Cầu, Nguyễn Trần Thúc Huân 2009 , Đại
cương về ung thư, Trường Đại học Y Dược Huế, tr. 22-23.
12.Lã Đình Mỡi, Trần Minh Hợi, Trần Huy Thái, Ninh Khắc Bản, Nguyễn Thị
Hiền, Nguyễn Thị Thu Hường, Châu Văn Minh, Phan Văn Kiệm 2007 , “Họ Na Annonaceae ở Việt Nam, nguồn hoạt chất sinh học phong phú và
đầy tiềm năng”, Hội nghị khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh
vật lần thứ 2, tr. 78-83.
13.Nguyễn Kim Phi Phụng 2007 , Phương pháp cô lập hợp chất hữu cơ, Nxb
Ðại học Quốc Gia, Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 8.
14.Đỗ Thị Phương 2005 , “Khảo sát inh nghiệm sử dụng thuốc nam của
người dân tộc Vân Kiều, huyện Da rong, tỉnh Quảng Trị”, Y Học Thực
Hành, 12, tr. 33-36.
15.Nguyễn Duy Thuần 2006 , Chiết xuất dược liệu - Nghiên cứu thuốc từ thảo
dược (Giáo trình sau Đại học), Nxb Khoa học và Kỹ Thuật, Hà Nội, tr. 199-
222.
16.Viện Dược liệu 2004 , Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập I,
Nxb Khoa học và ỹ thuật, tr. 148-150.
17.Viện Dược liệu 2006 , Nghiên cứu thuốc từ thảo dược, Nxb Khoa học và
Kỹ thuật, Hà Nội, tr. 67- 69.
TÀI LIỆU TIẾNG ANH
18.Abrham W.B. (1978 , “Techniques of animal and clinical toxicology”,
Med Pud Chicago, pp. 55 – 68.
19.Alireza Nematollahi, Noushin Aminimoghadamfarouj, Tracey D.
Bradshaw, Christophe Wiart (2012), “In vitro cytotoxic activity of two
Malaysian rainforest plants on Colon carcinoma cell line”, Asian Journal
20.Allan Patrick G. Macabeo, Florie A. Tudla, Karsten Krohn, Scott G. Franzblau (2012), “Antitubercular activity of the semi-polar extractives
of Uvaria rufa”, Asian Pacific Journal of Tropical Medicine, 5(10), pp.
777-780.
21.Aneela S. , Somnath de, Lakshmi kanta Kanthal, Choudhury N.S.K.,
Lohi das B., Vidya Sagar K. (2011), “Acute oral toxicity studies of
Pongamia pinnata and Annona squamosa on Albino Wister rats”,
International journal of research in pharmacy and chemistry, 1(4), pp.
820-824.
22.Angchuan Supattra (2004), “Minor Constituentsfrom Uvaria purpurea
Blume. Synthesis of Pipoxide Derivatives and Studies of Their Biological
Activities”, Master of Science Thesis in Organic Chemistry, Prince of
Songkla University, Thai Lan, 1, pp. 4-20.
23.Chen Y., Yu D.Q. (1996), “Ton inelin: a novel annonaceous acetogenin
from Uvaria tonkinensis”, Planta Medica, 62(6), pp. 512- 514.
24.Chiranthanut, Natthankarn (2012), “Biological activities of crude extracts
and zeylenol from Uvaria grandiflora”, The 38th Congress on Science
and Technology of Thailand.
25.Christophe Wiart (2012), “Lead compounds from medicinal plants for the
treatment of cancer”, Academic Press, pp. 40.
26.Chuan Rui Zhang, Sheng Ping Yang, Shang Gao Liao, Yan Wu, Jian Min
Yue 2006 , “Polyoxygenated Cyclohexene Derivatives from Uvaria
rufa”, Helvetica Chimica Acta, 89(7), pp. 1408-1416.
27.Fall D., Duval R.A. (2004), “Chamuvarinin, an acetogenin bearing a
tetrahydropyran ring from the roots of Uvaria chamae”, Journal of
28.Fall D., Pimentel L., Champy P., Gleye C., Laurens A. (2006),“A new adjacent bis-tetrahydrofuran annonaceous acetogenin from the seeds of
Uvaria chamae”. Planta Med., 72(10), pp. 938-940.
29.Guo Zhi Jun, Su Xiao Jian, Xu Qing (2010), “Study on Anti-Tumor
Effects and the Chemical Constituents of the Extracts from the Stems and
Leaves of Uvaria microcarpa Champ. ex. Benth.”, China Papers, 6(3),
pp. 13-15.
30.Hisham A., Pieters L.A.C., Claeys M., Esmans E., Dommisse R.,
Vlietinck A.J. (1991), “Squamocin-28-one and panalicin, two
acetogenins from Uvaria narum”, Phytochemistry, 30(2), pp. 545–548.
31.Hufford C.D., Oguntimein B.O. (1982), “New dihydrochalcones and
flavanones from Uvaria angolensis”, Journal of Natural Products, 45(3),
pp. 337-342.
32.Istatkova R., Philipov S., Ivanovska N., Istatkova R., Velikova M., Tuleva
P. (2000), “Phytochemical study and cytotoxic activity of al aloids from
Uvaria chamae”, Pharmazie., 55(9), pp. 688-689.
33.Jolad S.D., Hoffmann J.J., Cole J.R., Tempestaa M.S., Batesa R.B.
(1981), “1-Epizeylenol from Uvaria zeylanica roots”, Phytochemistry,
23(4), pp. 935-936.
34.Kamrun Nahar Asha, Rasheduzzaman Chowdhury, Choudhury M.
Hasan, Mohammad A. Rashid (2004), “Steroids and poly etides from
Uvaria hamiltonii stem bar ”, Acta Pharm., 54(1), pp. 57-63.
35.Khanittha Deepralard, Masataka Moriyasu (2009), “Flavonoid glycosides
from the leaves of Uvaria rufa with advanced glycation end-products
inhibitory activity”, Thai J. Pharm. Sci., 33, pp. 84-90.
36.Kodpinid M., Sadavongvivad C., Thebtaranonth C., Thebtaranonth Y.
Phytochemitry, 23(1), pp. 199-200.
37.Liao Yong Hong, Xu Li Zhen, Yang Shi Lin, Dai Jie, Zhen Yong Su, Zhu
Min, and Sun Nan Jun (1997), “Three cyclohexene oxides from Uvaria