Về tác dụng sinh học của dịch chiết các phân đoạn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần hóa học và một số tác dụng sinh học của cây bù dẻ tía uvaria grandiflora roxb ex hornem annnonaceae (Trang 58)

Trong quá trình nghiên cứu, hi xác định hoạt tính gây độc tế bào của 5 phân đoạn dịch chiết H, C, E, B và N trên 2 dòng tế bào MDA-BA-321 và MKN7 đã nhận thấy một điều đáng lưu ý là giá trị IC50 của dịch chiết các phân đoạn trên 2 dòng tế bào thử nghiệm là xấp xỉ như nhau. Điều này gợi lên một giả thuyết tác dụng của dịch chiết các phân đoạn trên các dòng tế bào ung thư có sự tương đồng. Do đó trong thời gian tiếp theo, các phân đoạn có hoạt tính tốt nên được thử hoạt tính gây độc tế bào trên nhiều dòng khác nữa để có một cái nhìn toàn diện và đầy đủ hơn về tác dụng sinh học của các phân đoạn đó.

Việc tìm ra phân đoạn chloroform có tác dụng tốt nhất không những có ý nghĩa trong việc định hướng cho quá trình chiết tách và phân lập mà điều này còn hướng đến sử dụng dịch chiết phân đoạn trong quá trình phát triển thành

thuốc. Việc sử dụng cao chiết có một số thành phần xác định s thuận lợi cho công tác tiêu chu n hóa cao dược liệu. Điều quan trọng hơn nữa là cao chiết chloroform có tác dụng gần như tương đương với cao toàn phần trong khi khối lượng chỉ bằng khoảng 1/6 so với khối lượng của cao toàn phần. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình nghiên cứu thuốc từ dược liệu. Vì như chúng ta biết, hó hăn trong việc phát triển thuốc dân tộc cổ truyền lâu nay là chúng ta thường dùng dịch chiết tổng (dịch chiết toàn phần) mà không tìm ra, không chứng minh được phân đoạn có tác dụng. Cao chiết toàn phần với khối lượng lớn rất khó đưa vào các dạng bào chế phân liều hiện đại. Việc giảm khối lượng cao chiết mà không làm giảm tác dụng sinh học đã góp phần giải quyết được vấn đề hó hăn nêu trên.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần hóa học và một số tác dụng sinh học của cây bù dẻ tía uvaria grandiflora roxb ex hornem annnonaceae (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)