THỰC HÀNH LUYỆN TẬP NHỮNG LƯU Ý CẦN THIẾT KHI TÌM HI ỂU THI PHÁP

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP-THI PHÁP HỌC HIỆN ĐẠI (Trang 37)

III – THI PHÁP LỜI VĂN TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM

THỰC HÀNH LUYỆN TẬP NHỮNG LƯU Ý CẦN THIẾT KHI TÌM HI ỂU THI PHÁP

1.Một tác phẩm, tác giả có thể sáng tạo vận dụng một hay nhiều thi pháp.

2. Những tác giả, tác phẩm cỡ lớn mới hội đủ các dạng thi pháp, chẳng hạn

Truyện Kiều của Ngyễn Du, tác phẩm của Tolstoi, Sholokhov, Hồng Lâu

Mộng.

3. Một tác phẩm thành công ít nhất phải có một thi pháp.

4. Chỉ nghiên cứu thấu đáo một thi pháp cũng đủ hiểu nội dung của tác phẩm và cảm xúc, tư tưởng của nhà văn. Chúng ta hãy coi mỗi thi pháp như một lát cắt

ngang/ dọc qua tác phẩm. Lát cắt sẽ bộc lộ nội dung tác phẩm. Vấn đề là chọn

lát cắt nào thể hiện nhiều nhất, rõ nhất tác phẩm, tác giả, trào lưu, giai đoạn đó. Người nghiên cứu cần phải chọn đúng hướng tiếp cận đối tượng thì mới đảm

bảo thành công.

NHỮNG ĐỐI TƯỢNG SAU ĐÂY CHỨA ĐỰNG THI PHÁP VĂN HỌC

1. Một tác phẩm

2. Một nhóm/ chùm tác phẩm của một tác giả

3. Toàn bộ tác phẩm của một tác giả/ thi pháp tác giả

4. Một trào lưu văn học gồm những tác giả tiêu biểu

5. Một thời đại/ thời kì/ giai đoạn văn học, gồm từ một tới nhiều trào lưu, trường phái, giai đoạn nhỏ.

6. Một thể loại văn học (xuyên suốt một thời kì hoặc toàn bộ lịch sử văn học dân tộc).

BÀI 1 – Thi pháp thơ Bà huyện Thanh Quan

Nghiên cứu 4 bài thơ của bà, chúng ta xác định được Thi pháp tác giả. Chúng ta

hãy xem yếu tố nào được lặp đi lặp lại trong suốt mọi tác phẩm của tác giả. Sau đó tìm hiểu quan niệm triết học của tác giả chi phối việc sử dụng yếu tố nào đó, cũng có thể là triết lí dân gian hoặc “triết lí không ý thức”. Đó là thi pháp tác giả.

Qua bốn bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan, ta thấy không gian, thời gian từ ngữ

Hán - Việt (lời văn) là những yếu tố gây ấn tượng đậm nét với người đọc.

KHÔNG GIAN

“Bãi vắng bên sông, đèo Ngang hoang vắng tiêu điều, chùa Trấn Bắc vắng vẻ,

ngay cả Hồ Gươm tuy đông người qua lại nhưng bà vẫn miêu tả là vắng vẻ (mục hạ vô

nhân)”...

Vậy chúng ta nhận xét: Không gian nghệ thuật ”cảnh vắng vẻ” là nơi bà ưa thích để

trầm tư một mình, vui với cảnh cô đơn.

Hãy tìm hiểu ý nghĩa của những cảnh khác:

5. Một ngư ông lặng lẽ đi về cuối phố

6. Một thằng bé chăn trâu gõ sừng đi về xóm xa

7. Lom khom dưới núi tiều vài chú

8. Dặm liễu sương sa, một người khách bước dồn, gấp gáp cho kịp trước khi tối

9. Lũ trọc đầu ngẩn ngơ ở chùa Trấn Bắc

THỜI GIAN

1. Bóng tịch dương

2. Bóng xế tà

3. Bảng lảng bóng hoàng hôn

Cảnh vật và thời gian hoà quyện mật thiết với nhau. Cảnh vắng vẻ là nơi bà lựa

chọn, bà thích cô đơn vì chẳng có bạn tri âm. Nếu có người trong cảnh ấy thì mờ nhạt,

câm lặng, không đáng chú ý (lũ sư trọc đầu, ông lão, thằng bé, mấy chú tiều phu…). Đặc biệt có một không gian tâm tưởng ở bờ hồ Hoàn Kiếm – nơi trung tâm náo nhiệt

của kinh đô – nhưng bà coi như không có gì trong mắt - chỉ còn “lối xưa xe ngựa hồn

thu thảo, nền cũ lâu đài bóng tịch dương”. Và bà chợt tìm thấy kẻ tri âm tri kỉ, ấy là

“đá vẫn trơ gan, nước còn cau mặt” – cảnh vật cũng biết tỏ thái độ đồng tình với bà. Chỉ có nữ sĩ với đá và nước “trơ gan” không thể hoà nhập vào dòng đời - thời nhà Nguyễn (còn có con quốc quốc và cái gia gia biết kêu thương nữa).

Cảnh tượng suy tàn, mòn mỏi, uể oải, ngưng đọng như bị tách ra khỏi dòng chảy

của đời sống. Nhà thơ tìm chỗ ẩn ở đó, chối từ dòng đời cuộn chảy . Vậy là bà phủ định hiện thực hiện tại, bà chỉ tìm ở đó chút gì của qúa khứ. Do vậy chúng ta bảo thơ

bà chỉ có một niềm hoài cổ.

Bà chỉ một niềm nhớ thương, tiếc nuối một cái đẹp cũ - thời quá khứ vàng son của nhà Lê thịnh trị ngày xưa. Không còn hy vọng gì nữa bởi bà là người thức thời, bà chỉ biết đau mà kêu kên bằng tiếng thơ trầm lắng, kín đáo, thế thôi !

Thơ hoài cổ của bà không hề có ý nghĩa tiêu cực. Thực ra nó mang cảm hứng

tích cực - tỏ thái độ bất mãn với thời Trịnh -Nguyễn đảo điên mục nát. Thơ bà nhớ thoương những cái đẹp cũ chứ không phảo bất cứ cái gì của quá khứ.

Thơ bà Huyện Thanh Quan là một tấn bi kịch.

BÀI 2 – Thi pháp thơ cổ điển Việt nam

(Mấy đặc trưng thẩm mĩ của thơ cổ điển Việt Nam) Ở đây thi pháp thể loại trùng với thi pháp thời kì cổ điển

2.1 - Một số quan niệm triết học cổ

1. Con người và giới tự nhiên gắn bó với nhau theo các quy luật Âm - Dương, Tam tài

và Ngũ hành tương sinh tương khắc, kể cả Bát quái. Thiên nhiên vẫn giữ vai trò quyết định, con người chịu phụ thuộc:

- Sao băng (rơi xuống)  vua chết

- Sao chổi  loạn lạc

- Gió thổi gãy cờ (suý)  thua trận

- Mả táng hàm rống  dòng họ phát đạt

- Tiếng cú, quạ kêu  điềm gở sắp xảy ra

2. Thiên nhiên được coi là bạn tri âm tri kỉ của con người, có thể chia sẻ tâm sự, nương

nhờ vào thiên nhiên, giao hoà với cảnh vật.

3. Con người lo sợ rơn ngợp trước không gian lớn lao, xa cách, thích sống yên tĩnh với

ruộng vườn (đặc trưng văn hoá nông nghiệp lúa nước – xem giáo trình Cơ sở văn hoá

Việt Nam )

4. Con người chưa nhận thức được sự vận động tiến lên không ngừng của thế giới, họ

chỉ thấy chu kì tuần hoàn của thời gian (Lịch âm dương, một chu kì 60 năm gọi là một

Hội – tương ứng với một triều đại).

5. Tin tưởng vào những giá trị cũ được thử thách cần được bảo tồn như mẫu mực. Tính

kế thừa được đề cao. Thủ pháp ước lệ chính là dựa vào những chi tiết đã được gọi là chuẩn mực. (Ví dụ anh hùng thì phải cao lơn, giai nhân thì yểu điệu thục nữ… )

6. Cái đẹp cân đối hài hoà, hoàn chỉnh, trong đó đạo đức là trung tâm, quan trọng nhất: “văn dĩ tải đạo, văn dĩ minh đạo”, Câu văn cũng phải cân đối mới hay: thơ luật, văn

biền mẫu, lục bát. Đặc biệt nhiều cảnh tế nhị được miêu tả dồn nén, lược qua, không

muốn tả tỉ mỉ.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP-THI PHÁP HỌC HIỆN ĐẠI (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)