Thăng Long hoài cổ của Bà Huyện Thanh Quan

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP-THI PHÁP HỌC HIỆN ĐẠI (Trang 30)

III – THI PHÁP LỜI VĂN TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM

1. Thăng Long hoài cổ của Bà Huyện Thanh Quan

Bài thơ chuẩn mực về thi luật “thất ngôn bát cú”. Khởi đầu có vần (nhập vận) Cân đối: 28 thanh bằng và 28 trắc

Mỗi câu có từ 3, 4 hoặc 5 âm bằng làm cho câu thơ êm ái du dương

Mỗi câu đều có từ Hán - Việt làm cho thơ có vẻ cổ kính, xa xưa đài các.

Mỗi câu thơ có khả năng độc lập, danh ngữ hoá - hạn chế dùng động từ. Cả bài thơ dường như chỉ có một động từ “gây” ở đầu câu. Những động từ khác yếu ớt (trơ gan,

cau mặt, soi kim cổ) biểu hiện tình trạng ngưng đọng, suy tàn của cảnh vật Thăng Long. Các câu đôi nhau theo lối song hành, không theo lối tương phản, làm cho khí thơ

yếu trầm, hợp với động từ yếu kể trên.

Tám câu thơ đầy ắp cảm giác thời gian và sự thay đổi buồn bã, nhớ thương xưa,

hãnh diện về ngày xưa, nhà thơ bâu giờ chỉ còn cô đơn lạc lõng.

Cái tôi thi sĩ chỉ đề lộ trong 5 tiếng “người đây luống đoạn trường”. Luống nghĩa là uổng công, suông, đau lòng nhưng bất lực, thôi thì chỉ biết đau suông, chẳng làm gì

được. (Thi pháp cổ thông thường chỉ nhận thấy các nhãn tự “hồ, bóng, trơ, cau” là đặc

sắc).

Tạo hoá gây chi cuộc hí trường Đến nay thấm thoắt mấy tinh sương

Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo

Nền cũ lâu đài bóng tịch dương Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt Nước còn cau mặt với tang thương

Ngàn năm gương cũ soi kim cổ

Cảnh đấy người đây luống đoạn trường

Cảnh chiều hôm

Trời chiều bảng lảng bóng hoàng hôn Tiếng ốc xa đưa vẳng trống dồn

Gác mái ngư ông về viễn phố

Gõ sừng mục tử lại cô thôn

Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi

Dặm liễu sương sa khách bước dồn

Kẻ chốn Chương Đài người lữ thứ

Lấy ai mà kể chuyện hàn ôn.

Chùa Trấn Bắc

Trấn Bắc hành cung cỏ dãi dầu Khách qua đường dễ chạnh niềm đau

Mấy giò sen rớt hơi hương ngự Năm thức mây phong nếp áo chầu

Sóng lớp phế hưng coi đã rộn

Chuông hồi kim cổ lắng càng mau

Người xưa cảnh cũ nào đâu tá

Khéo ngẩn ngơ thay lũ trọc đầu

Qua Đèo Ngang

Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà Cỏ cây chen đá lá chen hoa Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà Nhớ nước đau lòng con quốc quốc Thương nhà mỏi miệng cái gia gia

Dừng chân đứng lại trời non nước

Một mảnh tình riêng ta với ta.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP-THI PHÁP HỌC HIỆN ĐẠI (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)