Hình tượng Nguyễn Du

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP-THI PHÁP HỌC HIỆN ĐẠI (Trang 33)

III – THI PHÁP LỜI VĂN TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM

1. Hình tượng Nguyễn Du

Đây là một đề tài khó xác định. Nhìn chung khó tìm ra rõ nét một hình tượng tác

giả trong tác phẩm Truyện Kiều.

Nguyễn Du đã nhìn con người ở một khoảng cách thật gần gũi, nhìn thấu rõ gan ruột tâm tư nhân vật. Từ đó chúng ta thấy chỗ đứng và lập trường tư tưởng của nhà

thơ.

Cái nhìn của Nguyễn Du luôn luôn vận động, uyển chuyển để theo sát hiện tượng, do đó hiện thực nổi lên rõ hơn. Một cái nhìn biện chứng không cứng nhắc

Chẳng hạn, khi Kim Trọng khuyên Kiều đừng nên gảy những bản nhạc sầu thảm thì Kiều đáp rằng:

Lời vàng vâng lĩnh ý cao

Hoạ dần dần bớt chút nào được chăng.

Nhà thơ biết rằng sự chuyển hoá tính cách con người là một quá trình, không thể đột biến, muốn là được ngay.

Khi Kiều thắp nhang khấn vái Đạm Tiên, nàng nói:

Gọi là gặp gỡ giữa đường

Hoạ là người dưới suối vàng biết cho.

Nhà thơ biết rằng từ “ý muốn” đến “kết quả”còn có khoảng cách. Kiều làm việc

từ thiện nhưng không chắc rằng người hàm ơn “biết cho”. Nàng chưa tin hẳn vào luật

nhân quả nhưng vẫn làm việc thiện.

Kiều nói với Kim Trọng ở hồi đoàn tụ:

Đã đem mình bỏ am mây

Tuổi này gửi với cỏ cây cũng vừa

Mùi thiền đã bén muối dưa

Màu thiền ăn mặc đã ưa nâu sồng

Sự đời đã tắt lửa lòng Còn chen vào chốn bui hồng làm chi

Dở dang nào có hay gì

Đã tu tu trót, qua thì thì thôi.

Qua một tiếng “bỏ”, nhà thơ bộc lộ quan niệm về Phật giáo: đi tu là “vất bỏ cuộc đời” tránh xa cõi thế. Nhân vật vẫn còn tiếc nuối cái hạnh phúc sống trong đời. Đó là

quan điểm nhân văn sâu sắc của nhà thơ, hạnh phúc là “sống và yêu” chứ không phải đi tu ! Và sau bao nhiêu lựa chọn, gửi gắm thì “sống với cái gia đình sinh ra mình” là lựa chọn cuối cùng của nhà thơ, của nhân vật Thúy Kiều !

Hình tượng Nguyễn Du có cái nhìn nhiều chiều đã là sự tiến bộ lớn lao so với nhà

thơ trung cổ chỉ có một cách nhìn Nho giáo (trung hiếu tiết nghĩa). Mỗi nhân vật trong

Truyện Kiều đều nhìn theo ít nhất hai cách.Từ Hải- có người gọi là giặc, có người gọi là anh hùng…

Có 4 cách nhìn Hồ Tôn Hiến. Có nhiều cách nhìn nhận chữ “trinh” của Thuý Kiều.

Do vậy có người bảo Nguyễn Du tự mâu thuẫn và phức tạp trong nhân sinh quan, thế

giới quan.

Thực ra tác giả không muốn để lộ mình mà đưa ra nhiều cách nhìn để cho bạn đọc đánh giá. Cái nhìn phong kiến chính thống bị co hẹp lại nhường chỗ cho những quan điểm của nhân dân mà nhà thơ đưa ra trong truyện.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP-THI PHÁP HỌC HIỆN ĐẠI (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)