III – THI PHÁP LỜI VĂN TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM
5. Thi pháp lời văn Lão Hạc, Chí Phèo
Lời văn trần thuật đa thanh, phức điệu. Ngôn ngữ nhân vật đã được cá tính hoá. Lời
trần thuật của Nam Cao xũng thay đổi đa dạng tuỳ theo tình huống và tâm trạng quan
niệm của mình. Lời văn nghệ thuật Nam Cao đạt tới đỉnh cao lời văn hiện đại còn nhờ độ chân thực rất cao.
CHƯƠNG VIII. HÌNH TƯỢNG TÁC GIẢ
(Một dạng thi pháp đặc biệt)
Tiếp xúc với tác phẩm văn học, ngoài việc cảm nhận nội dung khách quan chúng ta còn giao tiếp với tác giả của nó, đồng cảm với tác giả, hiểu được tác giả. Có hai khái
Tác giả nghệ sĩ cũng gọi là “hình tượng tác giả” do tác giả tiểu sử sáng tạo ra, có vai trò như một hình tượng nhân vật khác mặc dù tác giả có ý thức sáng tạo ra hay
không.
Hình tượng tác giả đã đứng ra nói chuyện, giao tiếp với độc giả. Vậy chúng ta không nên đồng nhất hai tác giả đó. Hình tượng tác giả có chân dung, hành động, ngôn
ngữ chứa đựng trong tác phẩm.
Đặc biệt có khi tác giả tự miêu tả mình, như một số truyện ngắn của Maxim
Gorki, hoặc những tác phẩm tự thuật khác...
Nhìn chung, hình tượng tác giả thể hiện trên ba mặt:
Cái nhìn Giọng điệu
Lập trường lựa chọn, phân tích, đánh giá
Hình tượng tác giả có vẻ như tồn tại vô hình. Tuy vây khi đọc văn, người đọc
vẫn nhìn theo hướng của tác giả, đọc thầm hoặc đọc thành tiếng theo giọng điệu của
tác giả. Cái nhìn và giọng điệu này vô hình nhưng có thực, luôn luôn tồn tại, ổn định
suốt theo tác phẩm. Đó là một yếu tố thi pháp quan trong có thể xác định được cho dù nó vô hình dạng. Rõ rệt nhất là khi con mắt tác giả đặt vào các chi tiết (giống như xem
phim khi ta thấy rõ cảnh nào tức là tác giả/ ống kính máy quay đang chiếu vào cảnh đó).