Hình tượng Tố Hữu trong thơ ông

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP-THI PHÁP HỌC HIỆN ĐẠI (Trang 34)

III – THI PHÁP LỜI VĂN TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM

2. Hình tượng Tố Hữu trong thơ ông

Thưở ban đầu “Từ ấy” nhà thơ viết “Ta đã là con của vạn nhà/ Là em của vạn kiếp

phôi pha/ là anh của vạn đầu em nhỏ/ không áo cơm, cù bất cù bơ”.

Nhà thơ chọn chỗ đứng giữa mọi người nên tiếng thơ thân thiết gần gũi, chan hoà với mọi người.

Đôi khi cần thiết, giọng thơ mang đầy quyền uy của cách mạng. Một người cách

mạng chân chính, thật sự mới dám cất tiếng nói quyền uy như thế. Tiếng nói nhất quán trước sau, kêu gọi, hứa hẹn, an ủi, phê phán, thúc giục. . . với nội lực mạnh mẽ.

Tiếng nói ấy rất cần thiết cho cách mạng. Một tiếng hô muôn lời ứng. Tác giả nhân

danh cách mạng mà lên tiếng, không phải cá nhân Tố Hữu có quyền uy ấy.

Giọng quyền uy ẩn chứa cả trong lời tâm tình bạn bè nhẹ nhàng tha thiết:

Sài gòn ơi, Huế ơi xin đợi

Tái hợp huy hoàng cả nước non.

Khi tâm tình bạn bè, thơ Tố Hữu tràn đầy tự tin nhiệt tình chứ không phải cao ngạo

hách dịch, không phải lệnh trên ban xuống.

Hình tượng tác giả Tố Hữu còn có cái nhìn nhiều chiều của cái Tôi cách mạng: cái

tôi cá nhân, cái tôi cộng đồng (cái Ta), cái tôi dân tộc, cái tôi lương tri nhân loại, cái tôi

thời đại. Tố Hữu đã mở rộng cái tôi trữ tình.

Và sức hấp dẫn của thơ ông là “cái tôi nhiều vai” ấy. Khi nhà thơ thu hẹp lại trong

cái tôi cá thể thì ông lúng túng và bối rối, chẳng hạn trong bài thơ “Bài ca Xuân 61: ” Ba con tôi đã ngủ lâu rồi/ còn bao nhiêu chưa được ngủ trong nôi ?”. Tập thơ cuối

cùng “Một tiếng đàn” của ông là tiếng đàn cá thể, cô đơn, rất ít tiếng vang trong lòng bạn đọc..

LƯU Ý

Cần phân biệt hình tượng tác giả với “người dẫn chuyện/ người kể chuyện”. Thật

ra, hình tượng tác giả lớn hơn, bao trùm cả người dẫn/ kể chuyện. Đôi khi họ trùng lên nhau.

Trong thơ trữ tình, nhân vật trữ tình có thể không đồng nhất với hình tượng tác giả

mặc dù xưng “tôi” hay không.

Thơ trữ tình cổ điển không thấy cái “tôi” nhưng vẫn có hình tượng tác giả, bởi vì vẫn có ý thức trữ tình (có người nói thơ cổ điển phi ngã - thực ra chỉ là phi ngã về mặt

hình thức).

Mỗi thời đại có một kiểu hình tượng tác giả. Mỗi kiểu vẫn gồm nhiều phong cách

tác giả khác nhau.

Văn học cận hiện đại: tác giả không giấu sự thiên vị, có trường phái, tự bộc lộ mình

hơn.

Trong Thơ Mới 1930 -1945, cái “tôi” đại diện cho một lớp người mới kêu gọi đòi giải phóng cá nhân.

Mỗi thể loại, thể tài văn học có những kiểu hình tượng tác giả khác nhau. Thi nhân khi làm thơ chữ Hán có phong cách khác khi làm thơ Nôm (khi trang trọng tao nhã, lúc nôm na bình dân: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến…). Chẳng hạn, hai hình

tượng tác giả có phong cách rõ nét khác nhau là Hồ Xuân Hương và Bà Huyện Thanh

Quan.

Lịch sử văn học có thể xây dựng bằng lịch sử các kiểu hình tượng tác giả.

KẾT LUẬN

Trong lịch sử nghiên cứu, giảng dạy văn học, đối tượng Văn được tách ra hai

nhánh: ngữ học và văn học. Những tác phẩm truyền miệng và văn bản gọi là Văn chương. Hai cặp tương ứng: ngôn ngữ và văn chương là đối tượng của ngữ học và văn

Có ý kiến cho rằng nên gọi thi pháp học là “Thi học” với định nghĩa thi học là khoa học về thơ (nghĩa rộng là văn chương). Theo đó, Thi học cũng là văn học như một

khoa học nghiên cứu văn chương.

Quan niệm khác, gọi VĂN HỌC là khoa học của mọi thứ văn bản của con người. Nhưng đã có một ngành khoa học gọi là “Văn bản học” hoặc “Phong cách ngôn ngữ

học” làm việc đó .

Trước đây người ta chỉ quen đưa ra câu hỏi khi nghiên cứu văn học: cái tác phẩm ấy chuyển tải nội dung tư tưởng gì. Bên cạnh đó, người ta “chiếu cố” tìm ra vài hình thức nghệ thuật của nhà văn như một phần phụ thêm. Chúng ta gọi đó là kiểu “xã hội

học”, “chủ nghĩa sơ lược” chứ không phải “nghệ thuật vị nhân sinh” (thử hỏi: nghệ

thuật nào không vị nhân sinh, nghệ thuật nằm ngoài nhân sinh hay sao ?).

Thực ra, ngôn ngữ là vật chất. Nhà thơ siêu thực Pháp Paul Valery nhận xét: “bản

chất của văn xuôi là để mất đi”. Khi đọc xong một bản văn xuôi (truyện, kí) người đọc đã lĩnh hội được “ý” của nó rồi thì không còn nhớ “lời” của nó nữa. Ngoại trừ thơ!

Nhớ thơ là phải nhớ Lời - tức là hình thức gắn chặt với nội dung, với ý. Quên lời là quên tất cả. Ví dụ hai câu thơ sau:

Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo

Nền cũ lâu đài bóng tịch dương

Nếu không chú ý đến hình thức thì chẳng có nội dung gì hết nữa. (Nội dung thường

biểu đạt ở động từ, mà hai câu thơ trên không có động từ!)

Vậy là chúng ta phải đi tìm từ hình thức đến nội dung, rồi lại trở về hình thức thì mới hiểu trọn vẹn hai câu thơ.

Chất thơ chính là cội nguồn và thực chất của văn chương, dù là truyện, kí, kịch hay thơ, dân ca, ca dao, thần thoại, cổ tích cũng vậy. Cái còn đọng lại là “chất thơ” - chất thơ của Mị Châu Trọng Thuỷ, Trương Chi, chất thơ của truyện ngắn Nam Cao, kịch Lưu Quang Vũ .v.v.. thậm chí chất thơ trong cả Tuyên ngôn độc lập.

Aristote đã gọi chung nguyên tắc sáng tạo của văn học cổ đại là Poetika ( tiếng

Anh là Poetics) tạm dịch là “Thi pháp”. Khái niệm đó cũng được chấp nhận trong thời

hiện đại. Tuy nhiên, người ta vẫn ghi rõ: Thi pháp tiểu thuyết, Thi pháp kịch, Thi pháp thơ…

Cần phân biệt khuynh hướng chỉ say mê đi tìm hình thức nghệ thuật của văn chương mà không quan tâm đầy đủ đến nội dung tư tưởng. Khuynh hướng này thực

chất là “chủ nghĩa hình thức”, đã từng bị phê phán chỉ trích là “nghệ thuật học tầm thường” hoặc “chủ nghĩa nghệ thuật vị nghệ thuật”. Thi pháp học hiện đại hoàn chỉnh

và khoa học hơn hẳn lối nghiên cứu nói trên.

Qua chuyên đề này, cần nắm vững hai khái niệm: Thi pháp và Thi pháp học. Thi

pháp thuộc về sáng tạo của tác giả, còn Thi pháp học là công việc nghiên cứu văn học

của chúng ta.

Khi nghiên cứu “Thi pháp thời kì văn học”, cần nhớ rằng Thi pháp thời kì (hoặc giai đoạn) đều có tính ước lệ, quy phạm. Bên cạnh đó vẫn có vai trò cá tính sáng tạo

(thi pháp tác giả) vừa nhập vào cái chung (thi pháp thời kì) vừa có vai trò đóng góp

mới, riêng.

Các bài mẫu phân tích thi pháp trong chuyên đề này đã được sắp xếp theo trình tự

của lịch sử văn học dân tộc Việt Nam. Đó cũng là một phác thảo công trình Thi pháp học lịch sử - một chuyên ngành củaThi pháp học hiện đại.

Thi pháp trong văn chương thế giới cực kì phong phú, đa dạng. Chúng ta có thể áp

dụng lý thuyết Thi pháp học hiện đại để tiếp tục nghiên cứu.

THỰC HÀNH - LUYỆN TẬP NHỮNG LƯU Ý CẦN THIẾT KHI TÌM HIỂU THI PHÁP

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP-THI PHÁP HỌC HIỆN ĐẠI (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)