Quan niệm triết học kể trên chi phối cách dùng ngôn ngữ - trước hết là lời văn nghệ
thuật
1. Lời thơ trữ tình ngâm vịnh
Thiên nhiên tự biểu hiện thông qua tâm hồn nhà thơ. Hai bên tương thông với nhau,
chẳng hạn: gió nhẹ tâm hồn nhà thơ xao động, gió yên tâm hồn nhà thơ cũng
bình lặng. Gió ào ạt tâm trạng nổi sóng.
Nhà thơ Nho giáo coi mình như cây trúc, cành trúc phát tiếng động khi có gió thổi qua.
Nếu không tất cả là hư không.
2. Lời thơ kí thác
Nhận thức của thi nhân tiến thêm bước nữa: họ có thể gởi gắm tâm sự vào thiên nhiên mà không cần nói thẳng cảm xúc, ý nghĩ của mình. Do đó lời thơ vô nhân xưng. Họ coi
tâm sự mình là của thời đại, chẳng phải của riêng mình. Nói cách khác, họ gán tâm sự
mình cho cả thời đại – cũng khoa trương. Gửi thơ cho bạn là để thử tìm bạn tri âm.
Bốn câu thơ đầu bài “Cảnh chiều hôm” của Bà Huyện Thanh Quan chỉ tả cảnh chứ
không nói gì về mình (trời chiều bảng lảng…), chỉ một câu nói về “khách” (thực ra là chính mình)
Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi
Dặm liễu sương sa khách bước dồn
Cứ để cho tiếng thơ lắng xuống chúng ta sẽ nghe ra được tâm sự thi nhân. Thơ quốc âm của Nguyễn Trãi và Bà Huyện Thanh Quan kín đáo nhưng vẫn khác
nhau, cảm hứng Nguyễn Trãi hăng say còn Bà Huyện thì uể oải. Hồ Xuân Hương và
Nguyễn Du nồng nàn mạnh mẽ hơn vì cần nói trực tiếp ý mình.
3 – Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật của thơ cổ điển
1. Thời gian nghệ thuật
Khái niệm thời gian vũ trụ lấn át thời gian lịch sử. Họ khọng thấy sự vận động
của lịch sử dù sao vẫn tiến lên phía tương lai dù có phải thăng trầm.
Họ tính thời gian bằng “nghìn thu/ kim cổ” hoặc chu kì “cơn bĩ cực/ kì thái lai”
đi cùng với một triều đại, một dòng họ. Đời người tính gọn là “cuộc trăm năm, cuộc
vuông tròn” hoặc cuộc bể dâu”. Họ lo sợ thời gian làm mòn mỏi, kéo lê thê đời người.
Họ cũng sợ thời gian kéo dài làm mòn mỏi cả giá trị cổ xưa đẹp đẽ. Tâm trạng hoài cổ
tích cực khi một thời tốt đẹp đã qua. Họ trách thời gian vô tình, thật ra thời gian tích
cực, xoa dịu nỗi đau, hướng về tương lai tốt đẹp hơn. Từ đó có lối thơ “tức cảnh/ tức
sự” mạn hứng, nghĩa là có sự xung đột giữa tâm trang, ý thức thời gian của nhà thơ với
cảnh vật (không gian xung quanh). Khi nhà thơ tìm ra cách giải quyết xung đột tạm
thời thì hoàn thành bài thơ (Nguyễn Khuyến viết: Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái
- vận dụng câu thơ của Thôi Hiệu và Nguyễn Du: Đào hoa y cựu tiếu đông phong, Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông – các thi nhân đều nhận lầm hoa đào năm nay thành năm ngoái).
2. Không gian nghệ thuật
Không gian cũng như thời gian là hình thức tồn tại của thế giới và cuộc đời.
Trong ca dao, không gian chủ yếu là cảnh làng quê, bến nước, gốc đa, hàng dâm bụt,
cảnh sinh hoạt gần gũi thân thiết giản dị.
Trong thơ ca bác học, không gian trở nên trừu tượng hoặc ước lệ. Đó là không gian vũ trụ vô tận mà cõi trần chỉ là nhỏ bé chật hẹp. Thiếu vắng không gian xã hội
cộng đồng và không gian lịch sử. Họ đi tìm núi cao, đám mây trôi, một con hạc cô đơn,
một tiếng chim hót báo hiệu vũ trụ (không nói rõ chim gì), một bông hoa ( ? ), một mái
cần câu… Không gian tùy thuộc cảm hứng (Nho, Phật, Đạo- xem lại Giáo trình Văn
học Trung Quốc- phần Đường Thi)
Càng về sau, nhất là đến cuối thế kỉ 19 đầu 20, không gian thơ mở rộng dần,
cho nhập cư thêm vợ, con, trâu bò gà vịt, và đủ mọi loại người bình thường, tầm thường lẫn sang trọng trong xã hội, chẳng hạn thơ Nguyện Khuyến, Tú Xương.
Xét về kích thước không gian trong thơ cổ điển ta có thể phân loại như sau:
4. Không gian lên cao: Nơi thi nhân đến cho tâm hồn phóng khoáng, ý chí cao xa,
lánh cõi tục nhất thời để được tự do tư tưởng.
5. Không gian lữ thứ: Quán trọ, đường xa, cũng lánh đời, tự thử thách trui rèn bản
thân.
6. Không gian nhỏ hẹp: Phòng văn, con thuyền cô độc, tấm rèm, song mai, song trúc. Thi nhân sống một mình nhưng vẫn ngỏ cửa nghe ngóng, liên lạc với cuộc đời.
7. Không gian cộng hưởng: đôi khi thi nhân gặp nơi nào đó một sự đồng điệu với
mình: Long lanh đáy nước in trời/ thành xây khói biếc non phơi bóng vàng. Cảnh
trời nước ấy thật đẹp đẽ huy hoàng như tâm hồn chàng Thúc Sinh sắp được gặp lại
Kiều. Chàng nhìn thấy không gian tĩnh mà thấy nó động theo mình. Trái lại, Bà Huyện Thanh Quan lại biến một không gian động thành tĩnh lặng cùng với mình (bờ Hồ Hoàn Kiếm trong bài Thăng Long thành hoài cổ). Họ đều thoả mãn.
Trên đây chúng tôi nêu ra một số không gian tiêu biểu của Thơ cổ điển. Mặc dù quan niệm thơ cổ điển khá cứng nhắc về không gian nhưng thực tế không gian nghệ
thuật của họ cũng khá phong phú, điều đó tuỳ thuộc óc quan sát nhạy bén của thi nhân.
1. Sáng tạo nghệ thuật, hiện thực, con người. Khravchenko. Nxb Tác phẩm mới
H. 1984-1985
2. Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học. Tác giả
Khravchenko Nxb Tác phẩm mới . H 1978
3. Số phận của tiểu thuyết . Nhiều tác giả, TPM – 1983
4. Lí luận văn học tập 3 . Phương Lựu, Nguyễn Xuân Nam… NxbGiáo
dục,1988
5. Văn học phương Tây I – II – III . Nxb GIÁO DỤC. 1986 -90 – 92 6. Thuật ngữ văn học . Lê Bá Hán, Trần Đình Sử. GD 1992 6. Thuật ngữ văn học . Lê Bá Hán, Trần Đình Sử. GD 1992
7. Một số vấn đề thi pháp học hiện đại. Trần Đình Sử. Chuyên đề Cao học, ĐHSP Hà Nội 1, năm 1986 ĐHSP Hà Nội 1, năm 1986
8. Lí luận và thi pháp tiểu thuyết. M. Bakhtin. Phạm Vĩnh Cư dịch.
Trường viết văn Nguyễn Du xuất bản . 1992
9. Mấy vấn đề thi pháp Lỗ Tấn. Gs Lương Duy Thứ, ĐHSP Huế. 1992
10.Nghĩ tiếp về Nam Cao (Viện văn học)
11.Thi pháp Thơ Mới (Đỗ Lai Thúy)
12.Thi pháp thơ Tố Hữu. Trần Đình Sử. TPM. 1987
13.Thi pháp tiểu thuyết L. Tolstoi . Nguyễn Hải Hà. NxbGiáo dục. 1991
14.Thơ cổ điển Việt Nam, hình thức và thể loại. Lê Hoài Nam.Nxb Giáo dục. 1993 1993
15.Báo Văn Nghệ, "Khai bút về Thi pháp và Thi pháp học, GS Trần Thanh Đạm. 1995 Đạm. 1995
16.Một số bài viết thực hành thi pháp học. Phùng Hoài Ngọc, Chuyên san Sở
Giáo dục An Giang, Tạp chí Thất Sơn, An Giang từ 1992 – 1995
17.“Không gian nghệ thuật, một hướng tiếp cận Thơ Đường”. Đề tài nghiên cứu
của Phùng Hoài Ngọc. GS Lương Duy Thứ nhận xét phản biện, Trường Cao Đẳng Sư phạm An Giang nghiệm thu 1993 – 1995 Đẳng Sư phạm An Giang nghiệm thu 1993 – 1995
18. Và nhiều tài liệu khác.
Phùng Hoài NgọcĐại học An Giang 2006 Đại học An Giang 2006