Cơ sở thiết kế bài thuốc Vĩ Ngân

Một phần của tài liệu Xây dựng dự thảo tiêu chuẩn chất lượng và đánh giá một số tác dụng sinh học của cao lỏng từ bài thuốc vĩ ngân (Trang 26)

Bài thuốc Vĩ Ngân được thiết kế công thức dựa trên cơ sở như sau:

- Dựa trên sự hiểu biết về tính năng, công dụng của các vị thuốc, liên hệ giữa y học cổ truyền và y học hiện đại, theo hướng kết hợp các vị thuốc, nhằm giải quyết các triệu chứng của bệnh viêm họng như: tác dụng kháng khuẩn (bạc hà, húng chanh, kim ngân hoa, xạ can, thiên môn, mạch môn, cát cánh), chống viêm (kim ngân hoa, xạ can, cam thảo), chống dị ứng, tăng sức đề kháng (kim ngân hoa, núc nác), giảm ho, long đờm, sinh tân dịch (cát cánh, cam thảo, mạch môn, thiên môn)…

- Dựa trên phương pháp biện chứng luận trị của đông y: Viêm họng (chứng hầu tý) với biểu hiện sưng, nóng, đỏ, đau là tình trạng do khí nhiệt, đờm kết ở phế vị, hoặc do ngoại tà xâm nhập, nhiễm khí độc dịch lệ, nhiệt độc phế vị xông lên. Nên trong cách chữa bệnh cần sử dụng thuốc thanh nhiệt giải độc, sát khuẩn, như xạ can, kim ngân hoa, núc nác, cam thảo, ngoài ra có bàng đại hải, huyền sâm…Kết hợp với các vị thuốc có tác dụng thanh phế, hóa đàm, chỉ khái để hỗ trợ thêm tác dụng như cát cánh, thiên môn, mạch môn, cam thảo...

Trong cách kê đơn thuốc theo y học cổ truyền cũng có sự liên hệ mật thiết với y học hiện đại: Chứng viêm là triệu chứng chính trong viêm họng. Nên khi kê đơn thuốc, lựa chọn vị thuốc có dược tính chống viêm mạnh như xạ can làm vị thuốc chính (vị Quân). Tăng tác dụng của vị Quân, có các vị Thần hỗ trợ như kim ngân hoa, núc nác. Tiếp đó, là các vị tá nhằm giải quyết được đồng thời nhiều triệu chứng khác nhau của bệnh như giảm ho, hóa đờm, kháng khuẩn, sinh tân dịch…Vị sứ là Cam thảo có tác dụng điều hòa vị thuốc và tăng dẫn thuốc vào các cơ quan tạng phủ…

Viêm họng với biểu hiện sưng nóng đỏ đau là tình trạng viêm cấp tính (theo tây y), hay thực chứng (đông y). Khi điều trị, cần ưu tiên giải quyết ngay các triệu chứng chính của bệnh, theo quan điểm “thực thì tả”, “cấp trị tiêu” (bệnh cấp thì chữa phần ngọn) của y học cổ truyền. Do vậy, kết hợp các vị thuốc có tác dụng sát trùng, tiêu viêm, giải độc, kèm theo giảm ho, hóa đờm. Bên cạnh đó, kết hợp các vị thuốc sinh tân dịch để bù phần tân dịch bị hao tổn. Trong phương thuốc Vĩ Ngân, vừa có các vị thuốc trị bệnh như xạ can, kim ngân hoa, núc nác, cam thảo, cát cánh,

19

thiên môn, mạch môn, bạc hà, húng chanh; lại vừa có các vị thuốc như sinh địa, huyền sâm, thiên môn, mạch môn giúp nhuận phế, dưỡng âm, sinh tân dịch…

- Việc xây dựng phương thuốc Vĩ Ngân cũng được tham khảo từ một số bài thuốc đông y trị viêm họng cấp tính:

+ Bài thuốc 1: Kim ngân (12-80g), Xạ can (3-12g), Vòi voi (8-12g), Bồ công anh (8-12g), sài đất (20-60g), bồ cu rẽ (8-12g), cây rấp cá (8-12g).

+ Bài thuốc 2: Kim ngân 12g, Xạ can 4g, Bạc hà 8g, Huyền sâm 12g, Sinh địa 12g, Kinh giới 16g, Cỏ nhọ nồi 8g, Tang bạch bì 8g.

+ Bài thuốc 3 (Ngân kiều tán gia giảm): Kim ngân 20g, Cát cánh 4g, Cam thảo 4g, Bạc hà 6g, Sinh địa 12g, Huyền sâm 12g, Kinh giới 12g, Liên kiều 12g, Ngưu bàng tử 12g, Cương tằm 12g [10].

Một phần của tài liệu Xây dựng dự thảo tiêu chuẩn chất lượng và đánh giá một số tác dụng sinh học của cao lỏng từ bài thuốc vĩ ngân (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)