Bản chất của hoạt động tín dụng là ứng tiền trước cho người vay, do vậy rủi ro là thuộc tính vốn có của tín dụng, rủi ro tín dụng xảy ra nghĩa là khả năng thu hồi nợ gốc hoặc/và lãi thấp. Công cụ đo lường trực tiếp, chủ yếu và phổ biến tình hình rủi ro tín dụng là chỉ tiêu nợ quá hạn. Ở Việt Nam, phần lớn các NHTM trong đó có Maritime Bank đều thực hiện phân loại nợ bằng phương pháp định lượng (Phân loại nợ theo Điều 6, Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 về “phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng”). Dư nợ cho vay được chia thành 5 nhóm, xác định như sau:
Nợ nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn), bao gồm:
Các khoản nợ trong hạn được tổ chức tín dụng đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn;
Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại;
Các khoản nợ quá hạn, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ đủ điều kiện được tổ chức tín dụng phân loại lại vào nhóm 1.
Nợ nhóm 2 (Nợ cần chú ý), bao gồm:
Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;
Các khoản nợ (kể cả các khoản nợ trong hạn và các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn) có đủ cơ sở để đánh giá là khả năng trả nợ của khách hàng bị suy giảm thì tổ chức tín dụng chủ động tự quyết định phân loại các khoản nợ đó vào các nhóm nợ rủi ro cao hơn.
Nợ nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn), gồm:
Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2;
Các khoản được miễn, giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;
Các khoản nợ (kể cả các khoản nợ trong hạn và các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn) có đủ cơ sở để đánh giá là khả năng trả nợ của khách hàng bị suy giảm thì tổ chức tín dụng chủ động tự quyết định phân loại các khoản nợ đó vào các nhóm nợ rủi ro cao hơn.
Nợ nhóm 4 (Nợ nghi ngờ), gồm:
Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày;
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;
Các khoản nợ (kể cả các khoản nợ trong hạn và các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn) có đủ cơ sở để đánh giá là khả năng trả nợ của khách hàng bị suy giảm thì tổ chức tín dụng chủ động tự quyết định phân loại các khoản nợ đó vào các nhóm nợ rủi ro cao hơn.
Nợ nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn), gồm:
Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;
39
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn;
Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý;
Các khoản nợ (kể cả các khoản nợ trong hạn và các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn) có đủ cơ sở để đánh giá là khả năng trả nợ của khách hàng bị suy giảm thì tổ chức tín dụng chủ động tự quyết định phân loại các khoản nợ đó vào các nhóm nợ rủi ro cao hơn.
Theo chỉ tiêu phản ánh nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn = Số dư nợ quá hạn/Tổng dư nợ*100%
Tỷ lệ nợ quá hạn phản ánh số dư nợ gốc và lãi đã quá hạn mà chưa thu hồi được
Bảng 2.4. Dư nợ tín dụng theo nhóm tại MSB-HN (2011-2013)
Đv: Triệu đồng Dư nợ 2011 Tỷ trọng 2012 Tỷ trọng 2013 Tỷ trọng Nhóm 1 2.622.732 90,81% 6.357.316 97,39% 10.524.957 93,89% Nhóm 2 157.673 5,46% 34.657 0,53% 517.925 4,62% Nhóm 3 34.042 1,18% 60.455 0,93% 46.933 0,42% Nhóm 4 48.302 1,67% 29.698 0,45% 64.192 0,57% Nhóm 5 25.287 0,88% 45.874 0,70% 55.933 0,50% (Nguồn: Phòng kế toán)
Nợ quá hạn là nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5. Nợ quá hạn năm 2011 chiếm 9,19%; năm 2012 chiếm 2,61%; năm 2013 chiếm 6,11%. Tổng nợ quá hạn năm 2012 thấp nhất trong 3 năm và tổng nợ quá hạn năm 2013 là cao nhất trong 3 năm. Năm 2013, nợ quá hạn là 685.043 triệu đồng chiếm 6,11%, cao gấp 4 lần năm 2012. Tỷ lệ quá hạn năm 2013 cao là do cơ cấu của nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý) trong tổng nợ quá hạn năm 2013 lớn (517.925 triệu đồng), chiếm 4,62%. Nợ quá hạn nhóm 2 phần lớn là do quá thời hạn trả lãi của khoản vay. Ngoài ra, nguyên nhân nợ quá hạn nhóm 2 năm 2013 cao là do tính cẩn trọng trong hoạt động cho vay của Maritime Bank chi nhánh Hà Nội, để đảm bảo an toàn và cảnh báo cho các Chi nhánh khác các món vay cần chú ý, theo dõi, ngay khi món vay bị quá hạn lãi từ trên 7 ngày sẽ được MSB-HN xếp vào nợ nhóm 2 (theo Quy định 493 về
phân loại nợ và trích lập dự phòng thì quá hạn lãi trên 10 ngày mới phải xếp vào nợ nhóm 2).
Theo chỉ tiêu phản ánh nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu = Nợ xấu/Tổng dư nợ*100%
Nợ xấu hay nợ khó đòi là các khoản nợ dưới chuẩn (từ nhóm 3 tới nhóm 5) và bị nghi ngờ về khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn.
Biểu đồ 2.5. Tỷ lệ nợ xấu tại MSB-HN (2011-2013)
(Nguồn: Phòng quản lý rủi ro)
Tỷ lệ nợ xấu của Maritime Bank chi nhánh Hà Nội giảm dần từ năm 2011 là 3,76%, xuống 2,08% năm 2012 và giảm còn 1,49% cuối năm 2013. Năm 2012, dư nợ quá hạn thấp nhất trong 3 năm (Bảng 2.3) do vậy mà tỷ lệ trích lập dự phòng cũng thấp nhất chỉ chiếm 0,53% so với tổng dư nợ, trong khi năm 2011 là 36.641 triệu đồng, tương ứng với 1,27%; năm 2013 là 85.618 triệu đồng tương ứng với 0,76%. Số tuyệt đối của trích lập dự phòng năm 2013 cao nhất, trong khi số tương đối lại khá thấp là do sự tăng trưởng dư nợ trong năm 2013 tương đối cao làm cho cơ cấu tỷ trọng nợ quá hạn/Tổng dư nợ và số trích lập dự phòng/Nợ quá hạn thấp. Một số chỉ tiêu khác 3,76% 2,08% 1,49% 0.00% 0.50% 1.00% 1.50% 2.00% 2.50% 3.00% 3.50% 4.00%
41
Bảng 2.5. Một số chỉ tiêu đánh giá RRTD tại MSB-HN (2011-2013)
STT Chỉ tiêu 2011 2012 2013 1 Dư nợ bình quân/Khách hàng vay (triệu VND) 920 1.291 1.037 2 Tỷ lệ quay vòng vốn tín dụng 47,52% 81,93% 56,81% 3 Hiệu suất sử dụng vốn 19,5% 23,8% 35,7% 4 Tỷ lệ lợi nhuận từ tín dụng 7,4% 9,02% 12,26% 5 Tỷ lệ xóa nợ 4,27% 3,16% 1,88% 6 Tỷ lệ dự phòng 1,27% 0,53% 0,76%
(Nguồn: phòng quản lý rủi ro tín dụng)
Dư nợ bình quân cho vay trên một khách hàng thể hiện số tiền cho vay/một khách hàng năm 2012 đạt mức cao nhất là 1.291 triệu đồng trong khi hệ thống xếp hạng khách hàng và kiểm soát rủi ro tín dụng của MSB-HN trong năm 2012 chưa được hoàn thiện, điều này sẽ làm tăng rủi ro cho vay, vì chỉ cần một khách hàng không tốt sẽ làm nợ xấu tăng nhiều hơn. Tuy nhiên, vòng quay vốn tín dụng trong năm 2012 đạt tỷ lệ 81,93%, cao nhất trong 3 năm chứng tỏ việc quay vòng vốn tín dụng nhanh, thu hồi nợ nhanh chóng và đúng hạn. Điều này phù hợp với quy mô tín dụng theo thời hạn của MSB-HN trong năm 2012, dư nợ cho vay ngắn hạn năm 2012 chiếm tỷ trọng khá lớn 66,44% do phần lớn các khách hàng vay theo hạn mức ngắn hạn, nguồn vốn được luân chuyển liên tục để trả nợ Ngân hàng. Đến năm 2013, MSB-HN hoàn thiện hơn về hệ thống kiểm soát rủi ro tín dụng, công tác thẩm định cho vay diễn ra chặt chẽ hơn trong môi trường kinh tế nhiều biến động do vậy mà dư nợ bình quân/khách hàng giảm so với năm 2012, còn 1.037 triệu đồng, tỷ lệ vòng quay vốn tín dụng cũng giảm còn 56,81%.
Tỷ lệ xóa nợ là tổng nợ quá hạn được xóa trên dư nợ bình quân. Tỷ lệ này được giảm dần từ năm 2011 đến 2013 trong khi dư nợ bình quân tăng trưởng đều qua các năm (dư nợ bình quân năm 2011 là 2.578 tỷ đồng, năm 2012 là 4.128 tỷ đồng, năm 2013 là 8.680 tỷ đồng). Điều này chứng tỏ nợ quá hạn được xóa giảm dần, hoạt động thu hồi nợ xấu tốt hơn qua các năm. Tỷ lệ dự phòng thể hiện là % dư nợ được dự đoán là không có
khả năng thu hồi. Tỷ lệ này trong 2 năm 2012 và 2013 giảm đáng kể so với năm 2011, từ 1,27% năm 2011xuống 0,53% năm 2012 và 0,76% năm 2013. Cũng như các ngân hàng khác, MSB-HN thực hiện trích lập dự phòng theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 về “phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng”, tỷ lệ trích lập dự phòng tăng dần từ nhóm 2 đến nhóm 5. Do đó, tỷ lệ dự phòng giảm thể hiện nợ xấu không có khả năng thu hồi giảm, chất lượng tín dụng tốt hơn trong các năm 2012, 2013. Năm 2013 tỷ lệ dự phòng cao hơn năm 2012 không đáng kể vì một phần do nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý) trong năm 2013 tương đối cao, gấp 4 lần nợ nhóm 2 năm 2012. Tóm lại, tổng dư nợ tín dụng vẫn giữ mức tăng trưởng đều, cơ cấu nợ quá hạn theo nhóm có sự thay đổi không đồng nhất qua các năm, tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ, tỷ lệ xóa nợ và tỷ lệ dự phòng giảm dần. Điều đó thể hiện phần nào sự thành công của MSB-HN trong việc hoàn thiện hệ thống quản trị tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng của các khoản vay, đặc biệt năm 2013, năm khó khăn của thị trường tiền tệ nói chung, thị trường tài chính ngân hàng nói riêng của Việt Nam và thế giới.